Bộ Y tế đang đề xuất danh mục 130 bệnh hiểm nghèo để các tổ chức, cá nhân kêu gọi từ thiện, hỗ trợ cho bệnh nhân, với các loại bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim lần đầu, phẫu thuật động mạch vành, phẫu thuật thay van tim, đột quỵ…
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư “Ban hành Danh mục bệnh hiểm nghèo để các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân”.
Tại dự thảo, Bộ Y tế đã đề xuất 130 bệnh hiểm nghèo để các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân. Trong đó có các bệnh: Ung thư, Nhồi máu cơ tim lần đầu, phẫu thuật động mạch vành, phẫu thuật thay van tim, viêm màng não do vi khuẩn, đột quỵ, suy thận, suy gan, lupus ban đỏ, tâm thần phân liệt…
Xem danh mục 130 bệnh hiểm nghèo đang đề xuất tại đây.
Nếu được thông qua, Bộ Y tế dự kiến áp dụng thông tư trên ngay trong năm 2022. Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trường thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện.
Quy định về việc kêu gọi và tiếp nhận, sử dụng các nguồn từ thiện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được đưa ra tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 27/10/2021.
Trong đó, các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo gồm: Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế; các quỹ từ thiện; các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân; cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự; các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện;
Các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện; các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
Nguyên tắc kêu gọi từ thiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 93 nói trên, trong đó, việc vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể; đảm bảo kịp thời và tự nguyện.
Các tổ chức, cá nhân không được đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.
Việc tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải “đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan”.
Kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định 93.
Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền đóng góp tự nguyện do các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế, quỹ từ thiện và tổ chức có tư cách pháp nhân mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận và hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Các cơ quan trên phải công khai số tiền huy động được, số tiền đã hỗ trợ các bệnh nhân, số tiền còn lại chưa sử dụng (nếu có) trên các phương tiện truyền thông, hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và có văn bản thông báo cho UBND cấp xã (nơi bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cư trú) biết.
Đối với cá nhân, người tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện và sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải tổng hợp đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và thực hiện công khai trên các phương tiện truyền thông.
Các khoản đóng góp tự nguyện do tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận và sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sẽ không tổng hợp vào ngân sách nhà nước.
Minh Sơn
Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…
CEO của TikTok gần đây đã liên hệ với chủ sở hữu của nền tảng…
Ngay cả những người được coi là anh hùng trong mắt thiên hạ, có thành…
Nguyễn Hữu Đạo là bậc danh y kỳ tài. Ông để lại 2 bộ sách…
Mới đây, một bác sĩ của Bệnh viện Trung ương số 3 Thiên Tân đã…
Trải qua nhiều Triều đại, các kỳ thi khoa bảng cũng ghi lại nhiều chuyện…