Dự án Nhà máy Bột giấy VNT19 đề xuất xả thải ra vịnh Việt Thanh, khiến người dân lo lắng vịnh sẽ trở thành vùng biển chết.
Vịnh Việt Thanh nằm ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Phía Nam vịnh là thôn Phước Thiện, xã Bình Hải có nhiều bãi đá đẹp; Phía bắc là núi Nam Châm, xã Bình Thuận với nhiều vách đá cao, nhiều hình dáng và khu rừng nguyên sinh.
Phía Tây vịnh Việt Thanh là bãi biển Lệ Thủy với bãi cát vàng mịn màng trải dài từ Gò Hồng đến núi Nam Châm, nước biển trong xanh, phẳng lặng.
Theo các bậc cao niên ở xã Bình Trị, bao đời nay, vịnh Việt Thanh không chỉ là một thắng cảnh đẹp của Quảng Ngãi được thiên nhiên ban tặng mà còn là ngư trường mưu sinh ven bờ của hàng trăm ngư dân.
Thế nhưng, người dân địa phương đang hết sức lo lắng vì vẻ đẹp của vùng biển này đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ.
Trong đó, nỗi lo lớn nhất là chất thải, nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp đã và sẽ đi vào hoạt động, nhất là từ dự án Nhà máy Bột giấy VNT19 (Khu kinh tế Dung Quất) khi doanh nghiệp này đề xuất xây dựng đường ống xả thải ra ngay vịnh Việt Thanh.
Mặc dù chủ đầu tư dự án từng khẳng định “việc xả nước thải ra vịnh Việt Thanh đảm bảo an toàn”, tuy nhiên người dân không thể an tâm.
Ông Nguyễn Diên, xã Bình Trị cho rằng, cả nước từng xảy ra nhiều vụ ô nhiễm môi trường và nguy cơ vịnh Việt Thanh sẽ trở thành… vùng biển chết.
Ông Thới Văn Kim, Bí thư Chi bộ thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị (huyện Bình Sơn) cho hay khu vực biển ở Bình Trị có nhiều cá cơm, ruốc… Đây là sinh kế của người dân địa phương, do đó cần tính toán kỹ khoảng cách từ bờ đến vị trí xả thải. Chính vì vậy, việc Nhà máy Bột – Giấy VNT19 trong quá trình xả thải gặp sự cố về môi trường thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của bà con ở đây…
Một lãnh đạo xã Bình Trị cho rằng vùng biển vịnh Việt Thanh nằm trong quy hoạch khu đô thị Vạn Tường. Trong tương lai sẽ phát triển về du lịch, kinh tế biển nên rất quan trọng với địa phương. Vì vậy, việc xả thải của nhà máy Bột giấy VNT19 rất đáng lo ngại, khi đó vịnh Việt Thanh sẽ là “vũng nước thải,” thì du khách có chọn là điểm đến để vui chơi, thưởng thức cảnh đẹp, tắm biển?
Trước mối lo của người dân, đáng chú ý, ông Đỗ Thiết Khiêm – Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ Bình Sơn khẳng định “lãnh đạo huyện cơ bản thống nhất với phương án xả thải nhưng cần phải được kiểm soát, quản lý môi trường chặt chẽ, hệ thống thiết bị cần phải mới 100% như cam kết”.
Dự án Nhà máy Bột giấy VNT19 do Công ty Cổ phần Bột giấy VNT19 làm chủ đầu tư (được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2011), chính thức khởi công xây dựng năm 2015.
Đây là nhà máy bột giấy lớn nhất Việt Nam, với quy mô 350 nghìn tấn bột giấy tẩy trắng/năm, diện tích đất sử dụng (giai đoạn 1) là 117ha, tổng vốn đầu tư gần 9.900 tỷ đồng.
Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nhà máy Bột giấy VNT19 Nguyễn Đức Hữu cho biết, cùng với đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy, chủ đầu tư đã tính toán chuẩn bị nguyên liệu đầu vào, dự kiến số lượng khoảng 550 nghìn tấn dăm gỗ khô/năm, tương đương 1,1 triệu tấn gỗ keo tươi/năm, ước bằng 45% tổng lượng dăm gỗ xuất qua cảng biển Khu kinh tế Dung Quất.
Trong 11 năm qua, Dự án Nhà máy Bột giấy VNT19 được điều chỉnh 3 lần, thay đổi về quy mô và vị trí, cụ thể: Diện tích chiếm đất từ 69ha lên 117 ha; vị trí từ thôn Giao Thủy, xã Bình Thới sang thôn Phú Long, xã Bình Phước; công suất từ 250 nghìn lên 350 nghìn tấn bột giấy tẩy trắng/năm; tiến độ hoàn thành từ quý IV/2019 chuyển sang quý IV/2023.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…