Trong 73 năm kể từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người ta đã chứng kiến rất nhiều khẩu hiệu trong các thời đại khác nhau. Trong đó có sự thể hiện đường lối, chính sách của cấp lãnh đạo cao nhất và giải thích các chỉ thị từ cấp trên của chính quyền địa phương ở tất cả các cấp.
10 khẩu hiệu chính trị sau đây ghi lại các sự kiện ĐCSTQ đã sử dụng các khẩu hiệu khác nhau để lừa dối và bức hại người dân trong những thời điểm khác nhau. Đây cũng là lời giải thích tốt nhất, rằng cuộc sống của hầu hết người dân Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi nền chính trị của ĐCSTQ.
Ngày 1/10/1949, tại Tháp Cổng Thiên An Môn, Mao Trạch Đông tuyên bố “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã được thành lập”, đánh dấu sự khởi đầu của lịch sử 73 năm thành lập ĐCSTQ.
Trong 10 năm đầu, rất nhiều khẩu hiệu “muôn năm” xuất hiện trên khắp Trung Quốc. Trong số đó, “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muôn năm! Đại đoàn kết Nhân dân Trung Hoa muôn năm!” là đặc biệt nhất.
Nhiều khẩu hiệu mang đậm dấu ấn lịch sử đã biến mất, nhưng 2 khẩu hiệu “muôn năm” này đã kéo dài nhiều thập kỷ và vẫn được treo trên bức tường thành phố Thiên An Môn, biểu tượng cho trung tâm quyền lực của ĐCSTQ.
Sau khi thành lập nhà nước ĐCSTQ, họ bắt đầu tiến hành “công tư hợp doanh” ở các thành phố và “Cải cách Ruộng đất” ở nông thôn.
Khẩu hiệu “Dân cày có ruộng” thực sự đã được cổ xúy ở một số nơi từ rất lâu trước khi ĐCSTQ thiết lập quyền lực chính trị vào ngày 1/10/1949.
“Cải cách ruộng đất” sau năm 1949 cũng là phong trào toàn quốc đầu tiên sau khi ĐCSTQ thành lập. Phong trào “giàu nghèo bình đẳng” này được trả giá bằng cách tiêu diệt hoàn toàn giai cấp tư sản, cho phép người nghèo có được đất đai và tài sản.
Mặc dù chính quyền ĐCSTQ luôn thiếu một lời giải thích chính thức về số địa chủ thiệt mạng trong cuộc “Cải cách Ruộng đất”. Nhưng người ta tin rằng có tới 2 triệu địa chủ đã bị giết, và số thành viên trong gia đình của các địa chủ bị liên đới còn nhiều hơn.
Tháng 7/1950, Trung Quốc mới thành lập đã tham gia vào cuộc chiến kháng Mỹ viện Triều kéo dài 3 năm, lựa chọn sát cánh cùng quân đội Bắc Triều Tiên, chống lại quân đội Liên Hợp Quốc do Hoa Kỳ chỉ huy.
Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, ĐCSTQ đã đầu tư 1,35 triệu quân cho cuộc chiến này, và số người chết là hơn 180.000 người.
Theo thống kê của Hoa Kỳ, hơn 400.000 quân tình nguyện Trung Quốc đã thiệt mạng trên chiến trường Triều Tiên, gần 700.000 người bị Quân đội Liên Hợp Quốc giết chết và khoảng 480.000 người khác không rõ tung tích.
Trong cuộc chiến, hai bên đã ký “Hiệp định đình chiến Triều Tiên” vào tháng 7/1953. Đến nay, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành 2 quốc gia, vẫn chưa có hiệp ước hòa bình nào được ký kết, và về lý thuyết vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Tháng 4/1956, lãnh đạo của ĐCSTQ Mao Trạch Đông đã đưa ra “Chính sách trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, nhằm phát triển khoa học, thịnh vượng văn hóa và văn học nghệ thuật.
Vào tháng Năm, ông Lục Định Nhất (Lu Dingyi), Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương lúc bấy giờ, khuyến khích trí thức “có quyền tự do suy nghĩ độc lập, tự do tranh luận, sáng tạo và phê bình, tự do bày tỏ, kiên trì và bảo lưu ý kiến của riêng mình trong công tác văn học, nghệ thuật và nghiên cứu khoa học.”
Tháng 6/1957, khi phong trào chống cực hữu bắt đầu, nhiều trí thức được chính sách “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” khuyến khích tự do phát biểu, đã bị “dương mưu” (trái với âm mưu) của Mao Trạch Đông dẫn dắt, bị gán là phe cánh hữu và bị tiêu diệt.
Khoảng năm 1958, Mao Trạch Đông đề xuất rằng sản lượng thép của Trung Quốc phải đuổi kịp Anh trong 15 năm và đuổi kịp Hoa Kỳ trong 50 năm.
Năm 1958, luyện thép đã trở thành một cuộc vận động toàn quốc ở Trung Quốc và là sự mở đầu cho phong trào “Đại nhảy vọt”.
Cùng với khẩu hiệu “Vượt Anh, bắt kịp Hoa Kỳ”, còn có các khẩu hiệu khác như “Gan người lớn đến đâu, đất sinh sản lượng lớn đến đó”; “Một ngày bằng 20 năm, chạy theo chủ nghĩa cộng sản” và các khẩu hiệu khác phản ánh không khí phóng đại năm đó. Với việc thành lập các “công xã của nhân dân” và tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, Trung Quốc đã rơi vào nạn đói toàn quốc được giới chức gọi là “3 năm khó khăn”.
Số liệu thống kê về số người chết bất thường ở Trung Quốc trong thời kỳ “Đại nhảy vọt” dao động từ 18 triệu đến 45 triệu người. Con số được giới học thuật trích dẫn nhiều nhất là 20 triệu đến 30 triệu người.
Từ năm 1966 -1976 là một “thập kỷ thảm họa”, được gọi là “Cách mạng Văn hóa”.
Ngày 1/6/1966, tờ Nhân dân Nhật báo đăng bài xã luận “Quét sạch quỷ thần”, nói rằng “một cao trào của cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản đang nổi lên ở Trung Quốc xã hội chủ nghĩa, nơi chiếm 1/4 dân số thế giới.”
Trong 10 năm “Cách mạng Văn hóa“, hàng ngàn Hồng vệ binh đã tham gia vào các cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tố, lục soát và tố giác tràn lan trên khắp đất nước. Hầu hết mọi hộ gia đình đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi phong trào chính trị này.
Chủ tịch nước lúc bấy giờ là ông Lưu Thiếu Kỳ cũng bị bức hại đến chết, Đặng Tiểu Bình bị lật đổ. Cha của nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân đã bị bỏ tù. Cảnh ngộ của các chính trị gia cấp cao cũng phản ánh cảnh ngộ của hàng trăm triệu dân thường.
Tháng 12/1968, nhằm giảm bớt áp lực việc làm, Mao Trạch Đông chỉ thị: “Thanh niên trí thức phải về nông thôn, để được nông dân nghèo và trung lưu cải tạo lại.”
Trong cuộc “Cách mạng Văn hóa“, 14 triệu thanh niên có trình độ văn hóa sống ở thành thị Trung Quốc đã phải về nông thôn. Tháng 1/1969, ông Tập Cận Bình khi đó chưa đầy 16 tuổi, cũng trở thành một trong hàng ngàn thanh niên tri thức ghi danh chuyển từ Bắc Kinh đến Thiểm Tây.
Nhiều năm sau, khi nhớ lại cảnh ra đi, ông Tập Cận Bình kể trên cả đoàn tàu không ai là không khóc, nhưng tôi thì cười. Lúc đó người nhà bên dưới hỏi sao lại cười, ông Tập Cận Bình nói: “Không đi thì mới phải khóc. Không đi thì không biết ở lại đây cái mạng này còn hay mất, đi chẳng phải là chuyện tốt sao?”
Năm 1982, kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con và thuyết ưu sinh (cải tạo gen), nhằm kiểm soát dân số một cách có kế hoạch, đã trở thành chính sách quốc gia cơ bản của Trung Quốc. Trước đó, chính sách khuyến khích sinh ít con đã được thực hiện trong nhiều năm.
Quan chức của ĐCSTQ nói rằng trong hơn 30 năm thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch hóa gia đình, tổng cộng đã sinh ít hơn 400 triệu người. Tuy nhiên, một chính sách như vậy cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nhân khẩu học, với tình trạng già hóa nghiêm trọng và mất cân đối giữa nam và nữ.
Năm 2015, Trung Quốc công bố chính sách phổ cập hai con, bãi bỏ chính sách một con đã có hơn 3 thập kỷ. Ngày 31/5/2021, tại cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ về vấn đề già hóa dân số, đã thông báo rằng chính sách ba con hay chính sách ba thai đã ra đời trong bối cảnh này.
Phải mất 32 năm, chính sách hai con mới thay thế chính sách một con của Trung Quốc. Nhưng chỉ mất 5 năm, chính sách hai con đã được thay thế bằng chính sách ba con.
Năm 2004, Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XVI của ĐCSTQ đã đề xuất xây dựng một xã hội hài hòa.
Trước khi khẩu hiệu này được đưa ra, hơn 10 năm kể từ năm 1979, khi cải cách và mở cửa, xã hội Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều sự kiện bất hòa lớn, như Phong trào Dân chủ ngày 4/6/1989 (Sự kiện Thảm sát Thiên An Môn) do giới chức hủ bại tràn lan gây ra; sa thải những người lao động trên quy mô lớn do các doanh nghiệp nhà nước phá sản trong những năm 1990, Hà Nam vạch trần sự kiện nông dân bán máu bị nhiễm HIV trong khi số người nhiễm HIV tăng vọt, và dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) – sự cố năm 2002; cũng như việc môi trường bị tàn phá nghiêm trọng do phát triển kinh tế gây ra cho tài nguyên nước, tài nguyên đất và các vấn đề ô nhiễm không khí, v.v.
Như “Bán Nguyệt Đàm”, một tạp chí đảng trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương ĐCSTQ, trong những năm đó đã thừa nhận: Cải cách và mở cửa hơn 10 năm của Trung Quốc là “thời kỳ kinh tế phát triển nhanh nhất, nhưng không phải là thời kỳ quần chúng có ít ý kiến ít nhất.”
Ngày 17/3/2013, Chủ tịch Trung Quốc mới đắc cử, ông Tập Cận Bình, đã 9 lần đề cập đến “Trung Quốc mộng” trong bài phát biểu của mình. Ông nói rằng giấc mộng Trung Hoa là hiện thực hóa sự thịnh vượng của đất nước, sự chấn hưng của dân tộc và hạnh phúc của người dân; để thực hiện Trung Quốc mộng, cần phải đi theo con đường của Trung Quốc, hồng dương tinh thần Trung Quốc và tập hợp sức mạnh của Trung Quốc.
“Trung Quốc mộng” đã trở thành một khẩu hiệu chính trị có ảnh hưởng đến hàng triệu người.
Cuốn “Giải thể văn hóa ĐCSTQ” giải thích: “Lý do của điều này không gì khác ngoài 2 điểm. Thứ nhất, biểu ngữ và khẩu hiệu ngắn gọn, dễ đọc, sinh động, dễ nhớ, có tác dụng trực tiếp và hiệu quả lâu dài. Thứ hai, vì biểu ngữ và khẩu hiệu thường rất ngắn gọn và không thể chứa đựng các quy trình tranh luận phức tạp. Vì vậy những sai sót vô lý của các chính sách, lý luận mà họ tuyên truyền đều bị che giấu và khó phát hiện.”
ĐCSTQ đã sử dụng các khẩu hiệu khác nhau vào các thời điểm và giai đoạn khác nhau để lừa dối và bức hại người dân.
Tuy nhiên, “có một nhóm khẩu hiệu đã trải qua hàng thập kỷ lịch sử chuyên chế của ĐCSTQ. Nhóm khẩu hiệu này là hình ảnh thu nhỏ của các mục tiêu nhóm của ĐCSTQ. ĐCSTQ từng nỗ lực tẩy não nhiều lần, và sử dụng các hình thức văn học và nghệ thuật khác nhau để cảm nhiễm.”
Mặc dù tình hình trong nước và quốc tế đã thay đổi, nhưng nhóm khẩu hiệu này đôi khi cũng thay đổi diện mạo và xuất hiện dưới dạng hoặc hình thức khác. Nhưng tinh thần của chúng vẫn không đổi, mục đích là củng cố sự phụ thuộc và phục tùng của người dân với ĐCSTQ và duy trì chế độ độc đảng của ĐCSTQ.
Nhóm khẩu hiệu này là: “Không có ĐCSTQ, sẽ không có Trung Quốc mới”, “Thân với cha, thân với mẹ, không bằng thân với đảng”, “Nghe lời Đảng, đi theo lời Đảng”, “Đảng bảo làm gì thì làm nấy.”
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…