Luật sư nhân quyền Trung Quốc Chu Thế Phong. (Ảnh: Weiquanwang)
Ngày 20/2, được sự “hộ tống” của nhân viên an ninh quốc gia tại Chi nhánh Xương Bình – Bắc Kinh, luật sư nhân quyền Chu Thế Phong (Zhou Shifeng) đã đến Tòa án Internet Bắc Kinh để đệ trình các tài liệu tố tụng kiện công ty Tencent, vì công ty này vi phạm quyền lợi khi đã cấm vĩnh viễn tài khoản WeChat của ông.
Theo thông tin do bạn bè của Chu Thế Phong cung cấp cho Đài Á châu Tự do (RFA), cảnh sát thuộc Đội An ninh Quốc gia Xương Bình vào khoảng 9h sáng ngày 20/2 đã lái xe đưa luật sư Chu Thế Phong đến Tòa án Internet Bắc Kinh. Ông Chu Thế Phong cho biết đã thông báo trước cho các lãnh đạo có liên quan về hành trình của ông.
Chu Thế Phong đến cổng Tòa án Internet Bắc Kinh khoảng 11h sáng, ông nhờ cảnh sát đi cùng chụp ảnh cho ông. Do thủ tục kiểm tra an ninh tòa án kết thúc lúc 11h, vì ông đến muộn 2 phút nên không thể vào phòng dịch vụ tố tụng ngay được. Sau đó, An ninh Quốc gia Xương Bình mời ông Chu Thế Phong đi ăn trưa và hẹn lúc 1h30 chiều trở lại tòa án.
Đến 1h30 chiều thì ông Chu Thế Phong lại đến tòa án và được Thẩm phán Mã Dịch Hân (Ma Yixin) tiếp đón để thụ lý vụ án. Qua quá trình điều tra, Thẩm phán Mã Dịch Hân xác nhận ngày 8/2, tòa án đã ký nhận các tài liệu tố tụng chống lại Tencent do ông Chu Thế Phong gửi vào ngày 3/2. Bà Mã Dịch Hân đã nhiều lần xác nhận với Chu Thế Phong các giấy tờ liên quan và kiểm tra bản gốc và bản sao thẻ ID của ông, bà cho biết vụ việc “rất nghiêm trọng”, nhưng thẩm phán phụ trách vụ việc này đang có phiên tòa mở và không thể gặp.
Sau đó, Chu Thế Phong đã ký vào các văn bản tố tụng mới và nộp một bộ hồ sơ đầy đủ. Đồng thời ông yêu cầu tòa án cung cấp thông tin liên lạc của thẩm phán phụ trách vụ án của ông. Trong suốt quá trình, Chu Thế Phong đã yêu cầu cảnh sát đi cùng chụp ảnh và ghi lại toàn bộ hoạt động của ông.
Một người bạn của Chu Thế Phong – ông Phương – nói với đài RFA rằng gần đây, nhân viên an ninh luôn theo dõi nhà của luật sư Chu: “Mỗi ngày đều có người canh ở quanh nhà để ngăn bạn bè anh ấy đến thăm, họ cũng bám theo khi anh ấy ra ngoài”.
Trước đó, Đài RFA đã đưa tin về việc luật sư Chu Thế Phong vào đầu tháng này chính thức nộp đơn khiếu nại dân sự lên Tòa án Internet Bắc Kinh – đơn gửi qua đường bưu điện cáo buộc Tencent tại Thâm Quyến lạm dụng vị thế độc quyền đơn phương cấm vĩnh viễn hai tài khoản WeChat của ông mà không cung cấp bằng chứng vi phạm cụ thể hoặc thông báo trước. Hành vi này không chỉ xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản của ông, còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, công tác và hoạt động nghề nghiệp của ông.
Luật sư Chu Thế Phong tin rằng việc Tencent chặn vĩnh viễn tài khoản WeChat của ông là bằng chứng cho thấy công ty này được sử dụng như một công cụ chính trị để trả thù, vì ông đã vạch trần tội ác của băng đảng chính trị gồm các quan chức cấp cao Tôn Lập Quân và Mạnh Kiến Trụ trong cuộc đàn áp 709 (ngày 9/7/2015) nhắm vào giới luật sư nhân quyền Trung Quốc. Ông đã 5 lần đệ đơn kiện lên tòa án, bao gồm: gỡ bỏ lệnh cấm vĩnh viễn đối với 2 tài khoản WeChat của ông và khôi phục mọi chức năng mạng xã hội; công khai xin lỗi và ra thông báo trên nền tảng WeChat để làm rõ ông không có bất kỳ hành vi vi phạm nào; bồi thường thiệt hại kinh tế và tinh thần do lệnh cấm tài khoản gây ra với tổng số tiền là 100.000 RMB và chịu mọi chi phí tố tụng trong vụ kiện này.
Tại Trung Quốc, luật sư Chu Thế Phong là một luật sư nhân quyền nổi tiếng trong bảo vệ quyền tự do ngôn luận và quyền công dân.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) thông báo đã thu…
Sau khi hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ Lao động - Thương binh và…
Trong cuộc sống, người thực sự có phúc không phải là người giàu có hay…
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công tháng 2…
Hai tàu của Hải quân và Cảnh sát biển Ấn Độ cập cảng Cam Ranh…
Để nâng công suất cảng hàng không quốc tế Phú Quốc lên 18 triệu khách/năm…