Ngày 21/4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố “Báo cáo Về tình hình thực thi nhân quyền 2017”. Trong buổi họp báo cùng ngày, Quyền Ngoại trưởng Mỹ John Sullivan đã chỉ trích tám quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng “phải bị lên án về mặt đạo đức”. Trong đó, ông đặc biệt lưu ý bốn nước “vi phạm nhân quyền hàng ngày”.
“Báo cáo Về tình hình thực thi nhân quyền 2017” của Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhìn lại điều kiện lao động và nhân quyền của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới trong một năm qua. Trong bài phát biểu, ông Sullivan chỉ trích tám quốc gia vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, bị xếp loại “cần bị lên án về mặt đạo đức”, lần lượt là các nước: Syria, Myanmar, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela và Nga. Báo cáo lưu ý các nước như Trung Quốc, Nga, Iran, Bắc Triều Tiên vi phạm nhân quyền hàng ngày với người dân trong nước, trở thành thế lực đầy bất ổn.
Khi đề cập đến Trung Quốc, ông Sullivan nói: “Trung Quốc tiếp tục mở rộng gieo rắc hệ thống độc tài tồi tệ nhất của họ, bao gồm cản trở các nhà hoạt động, xã hội dân sự, tự do ngôn luận và sử dụng nhiều thủ đoạn kiểm soát dân chúng.”
Sullivan chỉ trích Trung Quốc thiếu một nền tư pháp độc lập, đàn áp các luật sư độc lập, tăng cường kiểm soát thông tin, phá hoại luật pháp. Ông cho biết, Chính phủ Mỹ đặc biệt lo ngại việc nhà cầm quyền Trung Quốc hạn chế bản sắc tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) và người Tây Tạng, và hạn chế người theo đạo chúa Giê-su thực hành đức tin của họ.
Chỉ phần báo cáo đề cập đến Trung Quốc (bao gồm cả Tây Tạng, Hồng Kông và Macao) đã dày trên 100 trang, ghi lại chi tiết tình hình một năm qua, Trung Quốc dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vi phạm tất cả các quyền cơ bản của con người. Những tội ác do nhà cầm quyền Trung Quốc gây ra bao gồm: tùy tiện tước đoạt mạng sống người khác, tùy tiện giam cầm, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và người dân tộc thiểu số, áp dụng biện pháp cư xử và trừng phạt vô nhân đạo.
Báo cáo cho rằng, mặc dù tháng Sáu năm ngoái Chính phủ Trung Quốc đã công bố quy định mới có tên “Công ước về Cư xử hoặc Trừng phạt Nghiêm cấm tra tấn cũng như dùng các biện pháp tàn bạo, vô nhân đạo hoặc nhục mạ nhân cách”, theo đó, Công ước này nói rõ các công tố viên hoặc cảnh sát tìm cách lấy cung bằng biện pháp dùng cực hình, đe dọa hoặc lừa dối là bất hợp pháp. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy cán bộ thực thi pháp luật của nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn dùng cực hình và áp dụng thủ đoạn làm nhục nhân cách khác một cách có hệ thống đối với người dân tộc thiểu số cũng như người Duy Ngô Nhĩ; ngoài ra, tình trạng tra tấn có hệ thống đối với các học viên Pháp Luân Công còn thường xuyên hơn các nhóm người khác.
Chính quyền Trung Quốc sử dụng biện pháp giam giữ hành chính để đe dọa các nhân vật chính trị và tôn giáo, ngăn cản họ thực hiện các cuộc biểu tình công khai. Cách giam giữ hành chính gồm cưỡng ép đến các trung tâm cai nghiện, hoặc cơ sở giáo dục pháp luật, nhiều trường hợp thời gian giam cầm lên đến hai năm.
Bản báo cáo cũng cho biết, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rằng từ 01/1/2015 ngừng sử dụng nội tạng phạm nhân tử hình trong cấy ghép nội tạng, cựu Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu (Huang Jiefu) cho biết Chính phủ “không khoan nhượng” đối với cách làm này, vào năm 2016 đã có hơn 13000 trường hợp tự nguyện hiến tạng. Tuy nhiên, các học viên Pháp Luân Công đã nghi ngờ tính chính xác của số liệu thống kê của Nhà nước Trung Quốc và vấn đề nguồn gốc nội tạng.
>>Vì sao lãnh đạo ĐCSTQ cực kỳ coi trọng chuyên gia cấy ghép tạng?
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng gây sức ép đối với các luật sư bảo vệ nhân quyền, những luật sư tham gia vào các vụ án nhạy cảm (như bảo vệ người bất đồng chính kiến hay nhà hoạt động tôn giáo, những người hay chỉ trích Chính phủ, người tập Pháp Luân Công) bị đình chỉ hoạt động như thu hồi giấy phép hành luật hoặc giấy phép kinh doanh, trong khi Hiệp hội Luật sư hoặc từ chối hoặc trì hoãn việc cấp giấy phép gia hạn cho những người này.
Trong đó báo cáo đặc biệt đề cập đến luật sư nhân quyền Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang), trong sự kiện nhà cầm quyền Trung Quốc đàn áp và bắt giữ hơn 300 người gồm các nhà hoạt động và luật sư nhân quyền vào ngày 9/7/2015, sau đó luật sư Vương Toàn Chương đã bị bắt đi, tính cho đến năm 2017 là tròn một năm ông bị mất tích.
Báo cáo cho rằng, lý do chính khiến luật sư Vương Toàn Chương bị bắt mất tích vì ông là luật sư nổi tiếng biện hộ cho các vụ án tự do tôn giáo và vi phạm nhân quyền, trong đó có vụ bê bối melamine năm 2008, nhà hoạt động nữ quyền Bắc Kinh bị tạm giam trái phép, cảnh sát Hắc Long Giang bắn chết người đi kiện tên Từ Thuần Hợp (Xu Chunhe), cũng như biện hộ vô tội cho các thành viên “Giáo hội gia đình” (nhóm quần chúng tự phát hoạt động tín ngưỡng Cơ Đốc giáo mà không xin phép Chính phủ) và người tập Pháp Luân Công.
>>Trung Quốc: Luật sư mất tích hơn 1000 ngày và hành trình đầy gian nan tìm tung tích chồng
Bản báo cáo cũng chỉ ra, Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa cung cấp báo cáo toàn diện và đáng tin cậy về số người bị thiệt mạng và mất tích trong phong trào dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Theo Tiếng nói nước Mỹ (VOA) đưa tin, luật sư nhân quyền Trung Quốc Đằng Bưu (Teng Biao) sống lưu vong tại Mỹ cho biết, trong năm qua tình hình nhân quyền tại Trung Quốc tiếp tục xấu đi, thụt lùi nghiêm trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt đáng chú ý là nhà cầm quyền Trung Quốc áp dụng công nghệ cao giám sát công dân, xâm phạm quyền tự do thân thể.
Luật sư Đằng Bưu cho biết: “Các biện pháp mà nhà cầm quyền Trung Quốc áp dụng không chính đáng như hệ thống nhận diện khuôn mặt, thu thập mẫu ADN, hệ thống nhận dạng giọng nói (voiceprint), dùng hàng trăm triệu camera trên khắp cả nước để thu gom thành kho dữ liệu khổng lồ. Những biện pháp này toàn thế giới đều cảnh giác, bởi vì những công nghệ cao và mạng internet này không làm cho Trung Quốc trở nên dân chủ và cởi mở như mọi người tưởng tượng, trái lại bị nhà cầm quyền Trung Quốc lợi dụng để làm kiên cố hơn chế độ độc tài”.
Về công bố báo cáo nhân quyền lần này, Quyền Ngoại trưởng Mỹ Sullivan nhấn mạnh, nhân quyền không chỉ là nền tảng xây dựng nước Mỹ, việc quan tâm về nhân quyền cũng là ưu tiên của Chính phủ Mỹ hiện nay. Ông nói: “Thúc đẩy giá trị về nhân quyền và sự tôn nghiêm vốn có của mỗi cá nhân là giá trị cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ khóa này. Mục đích để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên toàn thế giới, cũng giúp củng cố an ninh quốc gia của Mỹ.”
Căn cứ vào pháp luật Mỹ, hàng năm Sở Lao động, Dân chủ và Nhân quyền thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đều công bố “Báo cáo Về tình hình thực thi nhân quyền” để hỗ trợ vấn đề an ninh và phát triển cho Quốc hội và các quan chức hành chính Mỹ khác tham khảo khi giải quyết các vấn đề về thương mại và những vấn đề quan hệ song phương khác, để hiểu đầy đủ về tình hình nhân quyền các nước trên thế giới.
Ông Sullivan nhấn mạnh, “Báo cáo Nhân quyền” thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ là hồ sơ chân thực nhất và toàn diện nhất về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới.
Huệ Anh
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…