Trung Quốc: Luật sư mất tích hơn 1000 ngày và hành trình đầy gian nan tìm tung tích chồng
- Tri Đạt
- •
Ngày 16/3, Lý Văn Túc, vợ của luật sư bị bắt trong “vụ 709” Vương Toàn Chương (Wang Quanzhang), lần thứ 26 đến Tòa án tối cao để khiếu kiện cho chồng bị bức hại, tuy nhiên cô đã bị cảnh sát tòa án ngăn cản. Từ năm 2015 đến nay, Vương Toàn Chương là luật sư duy nhất vẫn bặt vô âm tín, không rõ sống chết trong “vụ bắt bớ 709”.
“Vụ án 709” là chỉ vụ việc bắt đầu từ ngày 9/7/2015, Bộ Công an Trung Quốc bắt đầu bắt bớ và triệu tập các luật sư nhân quyền trên phạm vi toàn Trung Quốc. Tính đến ngày 16/12/2016, có ít nhất 319 luật sư, nhân viên Văn phòng luật sư, nhà bảo vệ nhân quyền và người nhà ở 23 tỉnh thành Trung Quốc bị triệu tập, hạn chế xuất cảnh, giám sát tại nơi ở, bắt bớ và bị bức hại mất tích.
Đến nay, luật sư Vương Toàn Chương mất tích đã hơn 1000 ngày, trong hơn 2 năm qua, phía chính quyền không hề tiết lộ chút tin tức nào cho luật sư được người nhà và vợ của Vương Toàn Chương ủy thác, càng không cho gặp mặt anh.
Bắt đầu từ 12/5/2017, mỗi tuần cô Lý Văn Túc đều đến Viện kiểm sát tối cao hoặc Tòa án tối cao để đưa đơn kiện, đến nay là tổng cộng 26 lần, nhưng vẫn không có được bất cứ thông tin nào của chồng mình.
Ngày 7/12/2017, lần đầu tiên Lý Văn Túc gửi tiền và quần áo cho chồng thành công. Trước đó nữa, dù Lý Văn Túc có kiên trì thế nào đi nữa thì trại tạm giam vẫn không nhận đưa quần áo và tiền cho anh Vương.
Luật sư nhân quyền Từ Văn Sinh, người cũng từng bị chính quyền Trung Quốc bắt giam có chia sẻ với The Epoch Times rằng: Vương Toàn Chương là một luật sư vô cùng mạnh mẽ và kiên trì, nhất là trong các vụ án bào chữa cho người tập Pháp Luân Công, “anh ấy là người kiên trì nhất”; dù nhiều lần bị đánh đập phi pháp do đại diện cho người tập Pháp Luân Công, nhưng anh vẫn kiên trì biện hộ cho họ..
Hiện tại, có thông tin cho biết anh vẫn bị giam giữ tại Trại giam số 1, thành phố Thiên Tân. Trước đó có tin từ trong nhà tù truyền ra, Vương Toàn Chương bị cực hình đến nỗi ngất ngay tại chỗ.
Luật sư Vương Toàn Chương thuộc Văn phòng luật sư Phong Nhuệ ở Bắc Kinh bị bắt từ năm 2015 trong “sự kiện bắt bớ 709”, đến nay vẫn biệt vô âm tín. Ngày 5/4 vừa qua là tròn 1000 ngày luật sư Vương mất tích sau vụ bắt giữ. Vợ của anh là Lý Văn Túc cho biết, trong hơn 2 năm qua, cô vẫn luôn bị chính quyền dùng mọi thủ đoạn để gây áp lực, giám sát; con trai nhỏ tuổi vì thế mà cũng bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên cô Lý Văn Túc tin rằng, chồng mình vẫn còn sống, và cô sẽ không từ bỏ việc tìm tung tích chồng mình.
Luật sư Vương Toàn Chương năm nay 43 tuổi, tốt nghiệp Học viện Luật thuộc Đại học Sơn Đông, Trung Quốc. Trong quá trình học tập ở trường đại học, anh đã từng trợ giúp pháp luật cho người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại lục. Sau khi tốt nghiệp, anh từng nhiều lần nhận bào chữa cho người tập Pháp Luân công bị bắt giữ phi pháp tại Trung Quốc.
Năm 2015, sau sự kiện bắt giữ nhiều luật sư và nhà hoạt động nhân quyền (gọi tắt là sự kiện 709), cuộc sống của cả gia đình vợ chồng Vương Toàn Chương – Lý Văn Túc đã bị xáo trộn mạnh. Hơn 2 năm trước, là người phụ nữ chính trong gia đình, cô phải đối mặt với sự giám sát và và tra hỏi suốt 24 giờ, thậm chí bị giam lỏng.
Hành trình gian nan tìm tung tích chồng
Lý Văn Túc kể lại, nhà tôi ở tầng 5, mất hơn 1 năm, công an thuê nhà ở dưới tầng 2, mỗi ngày đều giám sát tôi 24 giờ. Trước của tòa nhà tôi ở, có 2 camera chuyên giám sát tôi. Còn đối diện nhà tôi, trước cửa nhà hàng xóm của tôi, cũng có camera siêu nhỏ. Có khoảng thời gian, mỗi lần tôi mở cửa, thì ở tầng dưới đã nhanh chóng có cảnh sát đứng đợi tôi.
Cô nói, cô không hiểu việc đi tìm chồng rốt cuộc là sai ở đâu mà họ cứ mãi ngăn cản.
Lý Văn Túc: Chồng cô bị họ bắt đi, không có bất cứ lời giải thích nào, sống chết cũng không rõ, khi lo lắng cho an toàn của chồng, lại gặp phải những sự việc như trên, nhiều lúc cô cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Ngày nào tôi cũng lo sợ, lo lắng cho chồng gặp nguy hiểm.
Người nhà và bạn bè đều đồng cảm và giúp đỡ, sát cánh cùng Lý Văn Túc trải qua những khó khă. Tuy nhiên khi nói về con nhỏ Vương Quảng Vi hơn 5 tuổi, nhưng đến nay vẫn không thể đi học được, Lý Văn Túc khó giấu nổi sự nghẹn ngào.
Lý Văn Túc: khi tìm trường mầm non để đăng ký cho con học thì lại có an ninh đi theo. Các thủ tục nhập học đã làm xong xuôi hết, hợp đồng cũng đã ký xong, cũng đã nộp tiền. Trong quá trình tôi cùng con làm thủ tục nhập học, bên ngoài có an ninh tìm đến bảo vệ của trường, dọa nạt họ. Bảo vệ của trường liền nhanh chóng tìm đến hiệu trưởng. Về sau họ nói, trong nhà tôi có một số việc rất đặc thù, có thể gây nguy hiểm cho họ, vì thế họ từ chối không cho con tôi học nữa. Khi đó tôi rất buồn và tức giận, không ngờ, họ lại dùng thủ đoạn thấp kém đến như vậy với trẻ nhỏ.
Cô nói, thời gian dài luôn có an ninh theo sát cô, cho nên sẽ để lại nỗi ám ảnh ở mức độ nào đó đối với con trai Vương Quảng Vi.
Lý Văn Túc: khi tôi bị giam lỏng ở nhà, họ đi đến chửi rủa tôi, và xảy ra xung đột với tôi. Năm ngoái, khi Tổng thống Mỹ Trump thăm Trung Quốc, họ đã vô cùng hung dữ, luôn miệng chửi bới chúng tôi, trải qua sự việc này, mỗi tối con trai Vương Quảng Vi đều gặp ác mộng, cháu nói, mơ thấy mẹ bị ma bắt ở cầu thang. Thực ra chính là vì khi an ninh lục soát nhà tôi, cháu cũng có mặt, nên đã để lại những ám ảnh trong tâm trí cháu.
Mặc dù không biết đến lúc nào cả nhà mới được đoàn tụ, nhưng Lý Văn Túc vẫn tin rằng chồng mình vẫn còn sống.
Lý Văn Túc: mong đợi, chính là luôn cảm thấy anh ấy chắc chắn sẽ trở về bình an, tôi cũng vẫn đang đợi anh ấy. Trong 2 năm này. Tôi cảm thấy tôi thu hoạch được rất nhiều. Lúc mới bắt đầu, giống như vai tôi đang gánh vác cả ngàn cân, tôi cảm thấy tôi không có khả năng gánh vác. Thu hoạch lớn nhất của tôi chính là, trong 2 năm này, tôi nhìn thấy trong hoàn cảnh gian khó này, còn có nhiều người đồng ý đứng ra giúp đỡ chúng tôi.
Trí Đạt
Xem thêm:
Từ khóa luật sư nhân quyền bức hại nhân quyền