Chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc bị quốc tế chỉ trích mạnh mẽ vì xây dựng các trại tập trung tại Tân Cương, giam giữ quy mô lớn người Duy Ngô Nhĩ. Chính quyền Trung Quốc biện hộ cho hành vi của mình là chống khủng bố, tuy nhiên, quan chức chống khủng bố của Mỹ nói rằng, cách làm của ĐCSTQ không có bất cứ quan hệ nào đến chống khủng bố.
Chính quyền ĐCSTQ từ tháng 4/2017 đến nay, đã giam giữ khoảng hơn 1,5 triệu người Duy Ngô Nhĩ và người những người theo đạo Hồi khác trong các trại giam giữ ở Tân Cương, ĐCSTQ nói rằng đang tiến hành bồi dưỡng nghề nghiệp, mục đích là để cứu vãn những người chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng tôn giáo cực đoan mà tham gia vào các hoạt động khủng bố, cũng là một phần trong việc chính phủ ĐCSTQ tấn công chủ nghĩa khủng bố.
Theo Đài Á châu Tự do (RFA), điều phối viên cơ quan chống khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ Nathan Sales mới đây đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Phòng ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ RFA, ông cho biết, cách nói này của ĐCSTQ không thuyết phục, việc giam giữ người trên quy mô lớn này không có bất cứ quan hệ nào tới tấn công chủ nghĩa khủng bố, mục đích thực sự của ĐCSTQ là loại bỏ dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Thời báo Tự do tại Đài Loan đưa tin, cách nói của ông Nathan Sales cũng tình cờ trùng hợp với quan sát của nhiều tổ chức nhân quyền, trước đó từng có chuyên gia quan sát vấn đề nhân quyền Trung Quốc cho biết, chính quyền Bắc Kinh hiện đang “tiêu diệt toàn diện tôn giáo”, Phật giáo, Đạo giáo, Ki-tô giáo hay Hồi giáo, toàn bộ đều bị đàn áp bạo lực.
Ông Nathan Sales cho rằng, với nhiều chứng cứ rõ ràng như thế này, cách nói tân công chủ nghĩa khủng bố tại Tân cương của chính quyền Trung Quốc chính là nói dối.
Chia sẻ với RFA, ông Nathan Sales đặc biệt nhấn mạnh, ĐCSTQ giam giữ người Duy Ngô Nhĩ, trong đó còn có cả trẻ em. Ở đó, trẻ em Duy Ngô Nhĩ chỉ được phép học chữ Hán, tên cũng bị đổi thành tên của người Hán. Ông nói, cách làm này có hiệu quả là cắt đứt mối liên hệ của trẻ nhỏ Duy Ngô Nhĩ với văn hoá và ngôn ngữ truyền thống của dân tộc mình, thể hiện ý đồ cưỡng chế đồng hoá người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và những người đạo Hồi khác ở Tân Cương của chính quyền Trung Quốc.
Ông cho biết, vấn đề này đã được chính phủ Mỹ quan tâm cao độ, Washington sẽ tiếp tục chú ý tới hướng phát triển của sự việc này, đồng thời sẽ tiếp tục gây áp lực với Bắc Kinh, truyền đạt lập trường và lo lắng của phía Mỹ.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hồi tháng trước cũng đưa tin cho biết, trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế” năm 2018 được Mỹ công bố hôm 21/6/2019, có phê bình Bắc Kinh hạn chế tự do tôn giáo, đồng thời dùng cả một chương mục để nói về việc Bắc Kinh đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Đại sứ Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ Sam Brownback kêu gọi, ĐCSTQ cần lập tức chấm dứt bức hại tất cả các tín ngưỡng tôn giáo, và nói rằng Mỹ đang cân nhắc đưa ra biện pháp chế tài tương ứng.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài RFA, ông Nathan Sales cũng thúc giục ĐCSTQ, cần lập tức chấm dứt các chính sách đối với Tân Cương, đóng cửa tất cả các trại tập trung, thả tất cả những người bị giam giữ, dỡ bỏ tất cả các thiết bị giám sát. Đảm bảo quyền dân tộc tự trị theo quy định trong hiến pháp của Trung Quốc, tôn trọng quyền lợi và sự tự do cơ bản của người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác.
RFA cho biết, một vài tuần trước cuộc phỏng vấn đặc biệt với Đại sứ Nathan Sales, Phó Tổng thư ký Văn phòng Chống khủng bố Liên Hiệp Quốc Vladimir Voronkov đã có chuyến thăm chính thức tới Tân Cương. Mỹ phê bình chuyến thăm lần này là để gỡ gạc cho việc Bắc Kinh lấy danh nghĩa chống khủng bố xâm phạm nhân quyền.
Hãng tin AFP trước đó nói rằng, Mỹ cho rằng quan chức chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc thăm Tân Cương rối loạn của Trung Quốc, là việc “rất không thích hợp”, e là sẽ trợ giúp cho Bắc Kinh hợp lý hoá việc đàn áp người dân tộc thiểu số theo đạo Hồi thành hành động chống khủng bố.
Đài Phát thanh quốc tế Pháp (RFI) trích dẫn bản tin từ trang Đông phương Nhật báo (Oriental Daily News) tại Hồng Kông cho biết, ông Vladimir Voronkov là quan chức cấp cao nhất của Liên Hiệp Quốc thăm Tân Cương, chuyến thăm này có thể sẽ khiến cho người ta hiểu lầm rằng Liên Hiệp Quốc đồng ý vấn đề Tân Cương là vấn đề chống khủng bố, chứ không phải là vấn đề nhân quyền. Mỹ và nhiều nước phương Tây khác, đều phản đối cách làm của ông Vladimir Voronkov.
Tháng trước, Đại sứ Trung Quốc trú tại Liên Hiệp Quốc đã mời chuyên viên cấp cao về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet Jeria tới thăm quan “Trung tâm giáo dục bồi dưỡng” tại Tân Cương.
Theo RFA, Văn phòng Cao uỷ nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết, bà Michelle Bachelet Jeria sẽ không tiếp nhận lời mời này, trừ phi bà có thể tự bố trí hành trình thăm các trại tập trung.
Tháng 1 năm nay, chính quyền Trung Quốc từng bố trí cho 3 quan chức của Liên minh châu Âu tới thăm Tân Cương, dưới sự giám sát và tháp tùng của quan chức phía Trung Quốc, họ đã đến thăm nhà thờ Hồi giáo, cơ quan giáo dục Hồi giáo và cái gọi là “trung tâm bồi dưỡng”.
Theo AFP đưa tin, quan chức Liên minh châu Âu cho biết, chính quyền Bắc Kinh đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến thăm này, một trường học mà họ đến thăm được quét sơn mới, camera giám sát có vẻ đã được dỡ bỏ, lời nói của những người nói chuyện với họ, khiến cho người ta có cảm giác như đã được chuẩn bị sẵn.
Trí Đạt
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…