Còn có bao nhiêu “Lý Văn Lượng” ở Trung Quốc?

Hồi tháng 1 đầu năm 2020, ở thời điểm dịch COVID-19 chuẩn bị bùng phát tại Trung Quốc, bác sĩ Lý Văn Lượng và 7 người khác đã bị công an Vũ Hán cảnh cáo vì lan truyền thông tin “bất hợp pháp và sai sự thật” về virus corona mới, sau khi những người này cảnh báo trên mạng xã hội WeChat về các trường hợp nhiễm một loại virus mới bí ẩn giống SARS, nhằm giúp đỡ các bác sĩ khác chú ý tránh bị phơi nhiễm. Sau đó, bác sĩ Lý Văn Lượng đã qua đời vì COVID-19 vào hôm 7/2. Sự ra đi của vị bác sĩ nhãn khoa này đã thổi bùng lên ngọn lửa phẫn nộ và đấu tranh đòi tự do ngôn luận trong công chúng, nhất là giới trí thức. Thực chất trong khoảng thời gian này, tại Trung Quốc đã có rất nhiều cảnh ngộ giống bác sĩ Lý Văn Lượng.

Vào ngày 11 tháng 2, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Nam Ninh, thủ phủ của vùng tự trị Choang Quảng Tây, đã công bố trên trang mạng của mình rằng giám đốc Ủy ban Y tế thành phố, ông Lan Trí đã bị sa thải vì “tuyên truyền thông tin sai sự thật về phòng chống và kiểm soát dịch”, “tạo nên tác động tiêu cực đến xã hội”. Thông báo cũng đề cập đến việc ông Lan Trí bị khai trừ ra khỏi Đảng và các vị trí khác trong chính phủ. Tuy nhiên, thông báo không nhắc tới nội dung chính xác của những tin nhắn mà ông Lan Trí đã gửi đi.

Thông báo về việc “tuyên truyền thông tin sai sự thật về phòng chống và kiểm soát dịch” được công bố trên trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành phố Nam Ninh.

Thông báo này từng làm dấy lên mối lo ngại cho cư dân mạng Trung Quốc, những người đã yêu cầu chính quyền công khai nội dung của cái mà chính quyền gọi là “thông tin sai sự thật”, để mọi người có thể qua đó mà biết tiêu chuẩn đánh giá của chính quyền. Một số người đã bình luận rằng chính quyền Trung Quốc muốn giữ kín bất cứ thông tin gì mà họ cho là ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trong mắt dân chúng, bởi vì “Nếu thông tin do chính ủy ban sức khỏe đưa ra mà còn không đúng, thì thông tin nào mới là đúng đây?”. Sau này, một số cư dân mạng đã cho rằng ông Lan Trí có thể là một “Lý Văn Lượng” thứ hai, vị “bác sĩ thổi còi” ở bệnh viện Trung ương Vũ Hán.

Một người Hoa có tài khoản “中国文字狱事件盘点(@SpeechFreedomCN)” đã thu thập các thông tin về việc trừng phạt những “người tạo tin đồn” ở Trung Quốc, người này bình luận rằng tất cả những thông tin không phải do Đảng công bố thì là tin đồn, bất kể đó có là sự thật hay không. Tài khoản Twitter này đã công bố rất nhiều ví dụ:

Ngày 23/1, cô Yang đến từ Thành Đô, thủ phủ của tỉnh phía tây nam Tứ Xuyên, đã đăng tải một đoạn tin nhắn thoại trong một nhóm WeChat về thông tin mà cô nhận được từ một người trong cuộc rằng: “Thành phố Thành Đô sẽ không bị phong tỏa ngày mai, nhưng Trung tâm Kiểm dịch và Phòng chống dịch bệnh sẽ công bố một thông tin quan trọng.” Cô cũng gọi cho các bạn ở trong nhóm này để bảo họ nên ở nhà. Sau đó, một tổ chức an ninh công cộng đã điều tra và phạt cô Yang vì tội “tạo tin đồn”. Cảnh sát nói rằng tình tiết phạm tội của cô sẽ được giảm nhẹ bởi vì cô đã phối hợp với chính quyền bằng cách xóa bài đăng của mình. Một ngày sau khi cô Yang đăng tải đoạn tin nhắn, chính quyền tỉnh Tứ Xuyên ban hành tình trạng sức khỏe cộng đồng khẩn cấp cấp 1, yêu cầu tạm thời đóng cửa tất cả các địa điểm công cộng. “Tin đồn” đã thành sự thật.

Công an Thành Đô thông báo trừng phạt “người tạo tin đồn” là cô Yang. (Ảnh do người dùng Twitter “中国文字狱事件盘点” cung cấp)

Ngày 26/1, ông Xie tại huyện Quang Sơn, tỉnh Hồ Nam, đã đăng tải những ảnh chụp màn hình các đoạn trao đổi thông tin trong một nhóm WeChat. Trong đó có một đoạn tin nhắn rằng: “Truyền thông là những kẻ đại gian dối. Hàng nghìn người đã tử vong do chủng virus corona mới, nhưng các bệnh viện cố tình không ghi những ca tử vong này là do bệnh dịch, thế nên kết quả là số ca tử vong không được báo cáo”. Ông Xie đã bị giam giữ 5 ngày và phạt 500 Nhân dân tệ vì tội “tung tin đồn về tình hình đại dịch và gây rối loạn trật tự công cộng.”

Cảnh sát ban hành án phạt ông Xie đến từ huyện Quang Sơn. (Ảnh do người dùng Twitter “中国文字狱事件盘点” cung cấp)

Trong bối cảnh bị chính quyền ĐCSTQ đàn áp mạnh mẽ, cư dân mạng hầu như đã mất quyền tự do chia sẻ bất cứ thông tin nào mà không phải do chính quyền ban hành. Nhiều người đã bị phạt dù họ có nói thêm rằng thông tin mà họ chia sẻ chưa được xác nhận. Vào ngày 22/1, ông Huang đến từ huyện Vĩnh Phong, tỉnh Giang Tây đã đăng tải những nhận xét trong một nhóm trực tuyến rằng: “Nghe nói rằng Bệnh viện huyện Vĩnh Phong đã phát hiện có hai ca nhiễm nCOV và cả hai đều đã bị cách ly sau khi trở về từ Vũ Hán. Các tiệm thuốc trên địa bàn huyện đã hết khẩu trang y tế.” Và dù ông Huang đã nói thêm rằng ông không bảo đảm rằng thông tin này là xác thực, ông vẫn bị cảnh sát phạt.

Cảnh sát phạt ông Huang và bản nhận sai của ông Huang. (Ảnh do người dùng Twitter “中国文字狱事件盘点” cung cấp)

Ngay cả những người đặt câu hỏi về tính chính xác của những thông tin được chính thức công bố cũng bị trừng phạt với tội “tung tin đồn”. Cô Wei từ quận Long Lâm, thành phố Bách Sắc, thuộc vùng tự trị Choang Quảng Tây, đã đặt câu hỏi trên Weibo về tính chân thực của dữ liệu chính thức, rằng: “Ở Bách Sắc chỉ có một ca thôi sao? Mẹ tôi nói rằng ở Long Lâm này đã có hai ca rồi.” Cô ấy đã bị cảnh cáo vì “tung tin đồn”.

Cô Yang ở Bách Sắc cũng bị phạt vì đã hỏi trên Weibo rằng, “Chỉ có 1 ca duy nhất ở Bách Sắc thôi sao? Có nhiều người đã bị cách ly ở huyện Long Lâm và quận Điền Dương rồi.” Cô mong muốn chính quyền sẽ công bố số liệu chính xác để người dân địa phương biết được tính hình nghiêm trọng của đại dịch.

Cảnh sát ban hành án phạt cho hai người “tung tin đồ” ở Choang Quảng Tây. Cả hai đều phải ký vào biên bản hứa “không tung tin đồ” nữa. (Ảnh do người dùng Twitter “中国文字狱事件盘点” cung cấp)

Theo thông tin được chính quyền công bố, ngày càng nhiều công dân bị phạt vì “tung tin đồn” về đại dịch COVID-19. Cuối tháng 1, ở thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã có 37 người bị phạt, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hồ Bắc có ít nhất 22 người. Ngày 9/2/2020, có 31 trường hợp ở Tứ Xuyên, Thành Đô, trong đó có 9 người bị giam giữ.

Khắp nơi ở Trung Quốc vào thời điểm đại dịch bắt đầu bùng phát, người bị phạt vì “tung tin đồn” đã tăng lên nhanh chóng. (Ảnh do người dùng Twitter “中国文字狱事件盘点” cung cấp)

Việc che đậy của chính quyền không chỉ làm dịch bệnh lây lan rộng hơn mà còn tạo nên sự khủng hoảng trong dân chúng. Bác sĩ Lý Văn Lượng chỉ là một điển hình mà thôi. Thực tế, từ “tin đồn” mang ý nghĩa mơ hồ đó chính là cửa sau của ĐCSTQ, để họ tha hồ đàn áp tự do ngôn luận.

Theo tạp chí nhân quyền Ý, Bitter Winter (BitterWinter.org)
Minh Nhật biên dịch

Xem thêm:

Minh Nhật

Published by
Minh Nhật

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

54 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago