Tháng 2 vừa qua, bà Tôn Thiện, một nữ doanh nhân quốc tịch Canada thường xuyên bay đi bay về giữa Canada và Trung Quốc đã bị bắt giữ phi pháp tại nhà riêng ở Bắc Kinh vì tu luyện Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công là một môn khí công tu Phật có xuất xứ ở Trung Quốc, được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng từ năm 1992 ở Trường Xuân. Người tập Pháp Luân Công chủ yếu tu luyện tâm tính theo “chân, thiện, nhẫn” và tập luyện 5 bài khí công thiền định. Chỉ sau một vài năm ngắn ngủi, số người tham gia tu luyện môn này đã vượt qua số đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo ước tính của chính quyền Trung Quốc vào năm 1996 đã có hơn 70 triệu người Trung Quốc đang tu tập môn này. Năm 1999, chính quyền Trung Quốc đang từ ủng hộ Pháp Luân Công đột ngột chuyển hướng sang cấm đoán và tiến hành đàn áp. Dưới sự chỉ đạo của cựu Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, hàng ngàn người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bị bắt bớ, tra tấn và giết hại vì đức tin của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp này bà Tôn Thiện không chỉ là một người gốc Hoa, mà bà còn là một công dân của Canada và là một nhà hoạt động nhân quyền.
Theo tờ “The Globe and Mail” của Canada đưa tin, trong thời gian bị giam giữ, bà Tôn Thiện đã bị nhục hình. Tháng trước, cảnh sát Trung Quốc đã vật ngã bà xuống đất và xịt nước ớt vào mặt, sau đó cảnh sát cho bà ngồi lên một chiếc ghế và tiếp tục xịt nước ớt đến khi hết mới dừng lại.
Mặc dù tay chân của bà Tôn Thiện đều bị xích lại, ăn cơm, đi vệ sinh, thậm chí đi ngủ vẫn bị xích, giám ngục vẫn liên tục giám sát bà một cách nghiêm ngặt, trung bình cứ 30 phút họ lại kiểm tra một lần.
Ngoài ra, bà Tôn Thiện từng bị bắt đi một đôi tất, mặc một bộ nội y trong 2 tháng không được thay. Sau khi bị xịt nước ớt, cảnh sát bắt bà mặc 1 bộ quần áo đến 10 ngày mà không cho thay.
Trong lời kể với luật sư riêng, bà Tôn Thiện nói: “Đây là sự hành hạ tinh thần khó có thể chịu được”. Hiện nay giới quan sát vẫn không rõ bà Tôn Thiện đã phải chịu tình cảnh như thế này bao lâu rồi, nhưng người nhà của bà cho rằng đã kéo dài nhiều ngày.
Theo thông tin được em gái bà Tôn Thiện cung cấp cho truyền thông hải ngoại, do chịu áp lực của chính quyền Trung Quốc, luật sư của bà Tôn Thiện bị ép buộc phải từ bỏ biện hộ cho bà. Bên tư pháp địa phương gây áp lực cho luật sư và đồng nghiệp của ông, một quan chức yêu cầu ông trở thành tình báo trong vụ án này. Cuối cùng, các đồng nghiệp tại văn phòng luật sư của ông nói, nếu ông đại diện cho bà Tôn Thiện hay nhận bất cứ vụ án nào liên quan tới Pháp Luân Công, họ sẽ hủy bỏ hợp đồng hợp tác của ông với công ty.
Cùng với đó, cơ quan tư pháp Trung Quốc quyết định ngày 28/6 sẽ đẩy nhanh vụ án, bao gồm cung cấp chứng cứ và cho phép luật sư biện hộ của bà Tôn có cơ hội biện hộ. Tuy nhiên, không có luật sư nào muốn tiếp nhận vụ án này. “Hiện giờ chúng tôi không có luật sư”, em gái bà Tôn Thiện cho biết, “việc này khiến cả gia đình chúng tôi thấy bơ vơ”.
Là một công dân Canada, vụ án của bà Tôn Thiện được chính giới Canada quan tâm sâu sắc.
Cựu Bộ trưởng Nội các Canada, hiện là Đại sứ Canada tại Trung Quốc John McCallum từng cho biết, Canada không đồng tình với cách làm của Chính phủ Trung Quốc khi đối đãi với một nhà hoạt động nhân quyền như vậy.
Ông McCallum nói trong một ban tuyên bố: “Đang cung cấp dịch vụ lãnh sự đối với công dân Canada đang bị giam giữ tại Bắc Kinh”, tuy nhiên vì lý do riêng tư nên không thể công bố nhiều thông tin chi tiết hơn về vụ án.
Ông nói: “Canada rất quan tâm tới việc công dân nước mình bị ngược đãi hay chịu nhục hình ở nước ngoài’. Bộ Sự vụ Toàn cầu Canada (Global Affairs Canada) đã xây dựng một cơ quan, mục đích xác nhận tình huống người Canada có thể bị ngược đãi, đồng thời đưa ra các biện pháp bảo vệ lợi ích và hạnh phúc của công dân Canada.”
Tuy nhiên, ông McCallum không đưa ra bất kỳ bình luận công khai nào về vụ án của bà Tôn Thiện. Ông nói: “Đối với người bị giam giữ, nếu như chúng tôi thông báo công khai rộng rãi tình hình của họ, cách làm này không phải là giúp đỡ tốt nhất, do đó, chúng tôi thấy đối với những vụ án như thế, cách tốt hơn là thấp giọng để xử lý.”
Ông Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada đã nói rằng việc chính phủ Trung Quốc ngược đãi bà Tôn là vi phạm luật pháp Trung Quốc cũng như luật pháp quốc tế.
Ông Peter Kent, nghị sĩ Canada cũng cho biết, chính phủ Canada cần phải nỗ lực giúp đỡ những người bị chính quyền Trung Quốc bức hại.
Ông Peter Kent, nghị sĩ Canada hy vọng chính phủ Canada sẽ có những hành động thiết thực hơn nữa để giải quyết vấn đề này.
Bà Elizabeth May, lãnh đạo Đảng Xanh Canada kêu gọi hành động thêm nữa để giải cứu bà Tôn Thiện cũng như những người tập Pháp Luân Công khác đang bị bức hại ở Trung Quốc.
Bà Elizabeth May, lãnh đạo Đảng Xanh nhấn mạnh: “Chúng tôi đang thúc giục chính quyền Trung Quốc trả lại hộ chiếu Canada cho bà Tôn Thiện và để cho bà trở về nhà. Mặt khác, chúng tôi cũng một lần nữa lên tiếng yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.”
Bà Tôn Thiện và chồng hiện đang sở hữu một công ty về lĩnh vực sinh hóa. Năm 2014, bà bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công và đã cải thiện một số vấn đề về sức khỏe.
Tháng 2 năm nay, một nhóm nam thanh niên đột nhập vào biệt thự của bà tại Bắc Kinh và bắt bà đi. Ngày 28/3, Phân viện Viện Kiểm sát số 1 Bắc Kinh không có bất cứ khẩu cung nào của bà Tôn Thiện, nhưng đã tiến hành bắt bớ phi pháp bà với tội “lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật”. “The Globe and Mail” cho biết, đây là thủ đoạn mà Chính phủ Trung Quốc thường sử dụng để đối phó với Pháp Luân Công.
Trí Đạt
Xem thêm:
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…