Trước khi về hưu, Trung tướng Hải quân Ấn Độ, người từng giữ chức vụ Tổng Tư lệnh Bộ Tư lệnh đảo Andaman và Nicobar, ông Vijay Shankar đã nghiên cứu nguyên nhân chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công tại “Sở Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột” của Viện Nghiên cứu Chính sách Ấn Độ. Bài phân tích của ông đã đi đến kết luận: Nỗi sợ mất đi quyền lực là nguyên nhân chính khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết định đàn áp một đoàn thể tín ngưỡng an hòa của Phật gia. 

Cựu Tư lệnh Bộ đội Chiến lược của Ấn Độ Vijay Shankar.
Cựu Tư lệnh Bộ đội Chiến lược của Ấn Độ Vijay Shankar.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Chiến lược của Ấn Độ (Stretegic Forces Command) phụ trách chiến lược và chiến thuật, các vấn đề về hành chính và quản lý việc dự trữ vũ khí hạt nhân của Quốc Gia. Bộ này được chỉ huy bởi Cục Quản lý Chỉ huy Hạt nhân do Thủ tướng Ấn Độ đảm nhiệm chức Chủ tịch.

Trong bài phân tích của mình, ông Shankar đã viết: Vào tháng 4/1999, cũng chính là 10 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, bi kịch “lục tứ” năm 89 (bi kịch ngày 6/4/1989) lại được triển khai ở cùng một địa điểm với quy mô như nhau và động lực đàn áp cũng không có gì thay đổi. Trong sự kiện lần này, chính quyền ĐCSTQ hướng ‘nắm đấm’ của mình vào 10.000 người tín ngưỡng Pháp Luân Công đã đến thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải. Theo ước lượng của Chính phủ Trung Quốc, có khoảng 70 triệu người tập Pháp Luân Công trên toàn quốc vào thời điểm đó.

Số người bị hại do cuộc đàn áp này cho đến tận ngày nay vẫn chưa được thống kê đầy đủ, tuy nhiên, theo ước lượng thì có khoảng 3.700 người tử vong trong các trại lao động hoặc do tra tấn trong tù, ngoài ra còn có khoảng 65.000 người bị mổ cướp nội tạng dưới sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc để trục lợi.

Bài phân tích còn đề cập đến việc, điều cốt lõi trong lý niệm của Pháp Luân Công là Phật Pháp dựa vào chân, thiện, nhẫn làm quan niệm chỉ đạo đạo đức. Công pháp của Pháp Luân Công bao hàm hít thở sâu và vận động chậm rãi, mềm mại. Điều duy nhất khiến Pháp Luân Công thỉnh nguyện là mong muốn được thừa nhận như một đoàn thể hợp pháp tại Trung Quốc. Vì sao những người có tín ngưỡng an hòa này lại có thể khiến chính quyền Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ đến mức độ như vậy?

Hàng ngàn, hàng vạn người tập Pháp Luân Công bị đánh đập tàn nhẫn, bị giam giữ trái phép, bị ngược đãi tinh thần, tra tấn, mổ cướp nội tạng. Việc đàn áp diễn ra có thể đã làm cho hàng triệu người mất đi sinh mạng.

Điều khó hiểu nhất của cuộc đàn áp này là tính kéo dài và sự công kích ác độc của nó, bài phân tích viết. Vì sao ĐCSTQ lại xem Pháp Luân Công là sự uy hiếp đối với việc “ổn định và thống nhất” Trung Quốc? Trên thực tế, dù bị đàn áp, Pháp Luân Công vẫn là công pháp tu luyện được hàng triệu cán bộ cấp cao kỳ cựu của ĐCSTQ coi trọng.

Hơn nữa, Pháp Luân Công là một thể hệ tư tưởng xuất phát từ văn hóa truyền thống của Trung Hoa. Việc Trung Quốc lấy danh nghĩa bảo vệ một hệ tư tưởng du nhập từ nước ngoài về để đàn áp Pháp Luân Công càng khiến người ta cảm thấy khó hiểu.

Ông Shankar cho rằng động cơ mà ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công là vì lý niệm của Pháp Luân Công có ma sát với cách chính quyền điều hành đất nước. Vô thần luận khiến ĐCSTQ tùy ý diễn giải thế nào là tốt, thế nào là xấu, khiến kẻ thống trị mơ hồ về ranh giới giữa hủ bại và tuân thủ pháp luật, từ đó có thể không ngượng ngùng tuyên truyền mình là “vinh quang, vĩ đại, đúng đắn“. Trong khi đó, người tập Pháp Luân Công chiểu theo tiêu chuẩn chân, thiện, nhẫn để đo lường đúng sai. Đối với ĐCSTQ mà nói, bất kỳ tín ngưỡng tinh thần hữu hình nào cũng đều cấp cho con người một tiêu chuẩn bất biến để đo lường tốt xấu. Tất nhiên, điều này sẽ trở thành chướng ngại đối với nỗ lực không ngừng trong việc “thống nhất tư tưởng của người dân, để tiện bề xác lập địa vị bản thân của ĐCSTQ”.

Ngày nay, nền kinh tế phát triển tăng vọt của Trung Quốc và trào lưu “tất cả nhìn vào tiền” đã ức chế động lực của người dân về việc truy cầu tư tưởng chính trị đa nguyên, cũng giảm tính bức thiết trong nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa lực sống của nền kinh tế và tình trạng tập trung quyền lực lãnh đạo.

Tuy vậy, đối với việc kinh tế dần biểu hiện sự suy yếu, sự đối kháng giữa cơ cấu cũ của quốc gia và trào lưu tư tưởng mới của xã hội đã trở thành hiện thực. Mặc dù quân đội Trung Quốc có thể phá vỡ sự cân bằng này, cũng giống cách họ đã làm ở Thiên An Môn 25 năm trước. Cơ cấu cũ của quốc gia có thể dành phần thắng nhờ sử dụng vũ lực, nhưng đây chỉ là sự trì hoãn của một kết cục không thể tránh khỏi.

Năm 1859, nhà kinh tế chính trị Anh quốc, ông John Stuart Mill trong một tác phẩm triết học nổi tiếng “On Liberty” đã nói: “Một chính phủ áp chế nhân dân khiến họ trở thành công cụ thuần phục trong tay nó – cho dù vì mục đích chính đáng – thì cũng sẽ phát hiện rằng dựa vào áp chế là không thể thực sự thành tựu được việc gì lớn cả”.

Ông Shankar nói, đàn áp Pháp Luân Công là đại biểu cho một loạt những hành động áp chế nhân dân của ĐCSTQ. Những hành động này bao gồm việc ông Mao Trạch Đông xâm lấn Tây Tạng, Đại Nhảy vọt, Đại Cách mạng Văn hoá, thảm sát người Duy Ngô Nhĩ, thảm sát Thiên An Môn và đàn áp hoạt động biểu tình ở Hồng Kông năm 2014.

Trong mỗi sự kiện trấn áp, ĐCSTQ đều tạo ra phản ứng tàn khốc và bảo vệ khát vọng đối với quyền lực chính trị, đồng thời cũng đã bộc lộ nỗi sợ sâu thẳm trong tâm.

Ông Shankar dự đoán, kết cục của chính quyền chuyên chế Trung Quốc đã đến gần, trật tự chính trị mới đồng bộ với sức sống của nền kinh tế xã hội của nhân dân Trung Quốc đang dần dần hiển hiện.

Lý Duyên

Xem thêm:

Vì sao 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công thập niên 1990?