Đạt Lai Lạt Ma: Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lừa gạt nhân dân của mình

Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma gần đây đã có chuyến thăm Ấn Độ. Điều này khiến chính quyền Trung Quốc cảm thấy không hài lòng. Trung Quốc luôn cho rằng căn cứ theo lịch sử cổ đại thì Trung Quốc có quyền phê chuẩn việc thừa nhiệm của các vị Lạt Ma. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra rằng, nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn nhận lấy “trách nhiệm” này, thì trước tiên cần thừa nhận việc luân hồi chuyển thế.

Nếu ĐCSTQ thừa nhận việc luân hồi chuyển thế

Đài tiếng nói Hoa Kỳ cho biết, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma, 81 tuổi, gần đây đã đến thăm Ấn Độ và việc này đã làm cho chính quyền Trung Quốc rất không hài lòng. Tuy nhiên, phía Ấn Độ thì cho rằng chính quyền Trung Quốc không nên can dự vào việc nội bộ của nước khác. Việc Đạt Lai Lạt Ma ngày 8/4 đến thăm bang Arunachal ở Đông Bắc Ấn Độ đã làm Trung Quốc cảm thấy “nhột” vì bang Arunachal nằm ngay sát biên giới với Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc luôn cho rằng họ có quyền phê chuẩn ai sẽ là người kế thừa Đạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiên, Đạt Lai Lạt Ma cho biết rằng, các quan chức ĐCSTQ không thể có quyền phê chuẩn bởi vì họ đều là những người vô thần, không hề tin tưởng vào tôn giáo tín ngưỡng cũng như việc luân hồi chuyển thế.

Đạt Lai Lạt Ma nói: “Nếu giả sử như chính quyền Trung Quốc muốn nhận lấy trách nhiệm phê chuẩn việc chuyển thế, thì ĐCSTQ trước tiên bắt buộc phải thừa nhận việc luân hồi chuyển thế”.

Phật sống Tây Tạng chuyển thế” là một phương thức truyền thừa của Phật Giáo Tạng Truyền. Trong đó, các nhà tu hành sau khi qua đời, thông qua các nghi thức tôn giáo, có thể tìm được người kế thừa mới. Người kế thừa được công nhận là chuyển thế của người tu hành trước đây nên cũng được nhận lại cùng chức hiệu.

Đạt Lai Lạt Ma cho biết, không ai biết được người kế thừa xuất sinh ở đâu hay ở phương nào, “lúc tôi viên tịch có khả năng sẽ có dấu hiệu, còn hiện giờ thì không có dấu hiệu nào”.

Ông còn nói, “1,3 tỷ dân Trung Quốc có quyền được biết sự thật rằng họ chỉ biết được những tin tức phiến diện hoặc dối trá. Đó là một sự hủy hoại về đạo đức nghiêm trọng. Những người đó (ĐCSTQ) đều chỉ liên tục lừa dối nhân dân của mình”.

ĐCSTQ tìm cách tẩy não người dân Tây Tạng

Trên thực tế, ĐCSTQ luôn tìm cách làm cho người dân Tây Tạng từ bỏ đức tin của mình. Vào năm 2007, chính quyền Trung Quốc đã ban hành “chỉ thị tư tưởng về việc quản lý Phật sống Tây Tạng” trong đó có nội dung rằng “việc truyền thừa của Phật sống Tây Tạng” phải được sự phê duyệt của chính quyền Trung Quốc. Năm 2016, Trung Quốc lại đưa ra “hệ thống tra cứu Phật sống trực tuyến” với giải thích rằng lãnh đạo của Tây Tạng bắt buộc phải qua sự kiểm tra của chính quyền trước khi có thể nhận được chức hiệu “Phật sống Tây Tạng truyền thừa” cùng các quyền lực tôn giáo và chính trị.

Cuối năm ngoái, “Khóa huấn luyện Phật sống truyền thừa Tây Tạng” thậm chí đã tiến hành tiếp thu “lý luận tư tưởng” của ĐCSTQ. Những người tham gia huấn luyện đã đi thăm nơi ở cũ của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ ở Tỉnh Cương Sơn, Giang Tây, Thiều Sơn ở Hồ Nam v.v., thậm chí còn thăm viếng và dâng Mao Trạch Đông vải lụa Hada của Tây Tạng. Theo truyền thống của Tây Tạng, tăng nhân chỉ dâng lụa Hada khi viếng tượng Phật, gặp gỡ cao tăng hoặc khách quý.

Xem thêm: Nhà sư Tây Tạng bị yêu cầu lạy tượng Mao Trạch Đông

Đạt Lai Lạt Ma từng nói rằng người tu hành chỉ có mối liên hệ với tôn giáo, không có liên quan đến chính trị. Tuy nhiên, Phó bộ trưởng Bộ Thống nhất chiến tuyến của ĐCSTQ là Chu Vi Quân từng nói rằng, sự vụ tôn giáo của Tây Tạng không chỉ liên quan đến tôn giáo mà còn là vấn đề chính trị vô cùng quan trọng.

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đàn áp tôn giáo

Năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma đã chọn một cậu bé 6 tuổi người Tây Tạng làm người kế thừa chức hiệu của Ban Thiền Lạt Ma sau khi ông này viên tịch. Tuy nhiên, cậu bé này sau đó đã bị giới chức Trung Quốc bắt cóc. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã bố trí một cậu bé Tây Tạng khác làm người kế thừa Ban Thiền Lạt Ma.

Đài tiếng nói Tây Tạng từng cho biết, có khoảng 6 triệu người Tây Tạng ở trên thế giới. Vào những năm 50, Đạt Lai Lạt Ma từng gặp gỡ cha của lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình, cựu Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Tập Trọng Huân. Lúc đó, ông Tập Trọng Huân từng có chủ trương bảo hộ cuộc sống của người Tây Tạng.

Tuy nhiên, năm 2015, các chuyên gia về vấn đề Tây Tạng đã có nhiều chỉ trích nghiêm khắc về các hậu quả xã hội của việc đàn áp tôn giáo trên diện rộng của chính quyền Giang Trạch Dân, đặc biệt là đối với Phật Giáo Tây Tạng và môn tu luyện Pháp Luân Công.

Năm 2014, Reuters từng đăng bài cho biết Tòa án Tây Ban Nha đã kết án cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân tội tra tấn và diệt chủng, là các tội ác chống lại nhân loại và yêu cầu Interpol hợp tác bắt giữ ông Giang Trạch Dân.

Tự Minh

Xem thêm:

Tự Minh

Published by
Tự Minh

Recent Posts

Kỳ quan vũ trụ: Ngôi sao biến quang hiếm hoi phát nổ sáng hơn 2.500 lần

Những người đam mê thiên văn học nghiệp dư đã sử dụng nền tảng Kilonova…

16 phút ago

Các nhà khảo cổ học bối rối trước đôi giày La Mã cổ đại được khai quật ở Anh

Các nhà khảo cổ học đã khai quật một lô giày 2.000 năm tuổi tại…

38 phút ago

18 Chiến thắng lớn, tuyệt đẹp của Tổng thống Trump khi Hoa Kỳ kỷ niệm Ngày Độc lập

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có chuỗi chiến thắng vang dội trong gần…

1 giờ ago

Điện Kremlin: Cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump là cần thiết

Điện Kremlin cho biết một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và người đồng…

2 giờ ago

Việt Nam yêu cầu 34 tỉnh, thành phố hoàn thiện kiểm kê đất đai năm 2024

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, 34 tỉnh, thành phố được Bộ Nông…

2 giờ ago

Nikkei: Tăng trưởng của Việt Nam tăng nhanh trong quý 2 nhờ xuất khẩu mạnh

Thỏa thuận thương mại của Hoa Kỳ làm sáng tỏ triển vọng khi các nhóm…

5 giờ ago