Điều “kỳ diệu” trong bài báo mà Vương Hỗ Ninh quảng bá là gì?

Ngày 29/8, các cơ quan truyền thông hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Nhân dân Nhật báo, Tân Hoa Xã, CCTV, v.v. đã dẫn đầu truyền thông cả nước đăng lại bài báo của ông Lý Quang Mãn Mọi người đều có thể cảm nhận, một sự cải cách sâu sắc đang được tiến hành!”.

(Bài viết của Vương Hữu Quần, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

“Hậu hắc gia” Vương Hỗ Ninh, kẻ “nằm vùng” của Giang Trạch Dân bên cạnh Tập Cận Bình. (Nguồn: Đài truyền hình Tân Đường Nhân)

Bài báo này vì sao lại có thể được các kênh truyền thông ĐCSTQ từ trung ương đến địa phương ưu ái đăng lại? Hẳn đã được Giám đốc bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ, đồng thời là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Vương Hỗ Ninh ủng hộ và phê chuẩn.

Một số người cho rằng đây là “áp phích lớn tuyên truyền” đầu tiên của “Cách mạng Văn hóa Mới”; một số người cho rằng đó hoàn toàn là “những nhận xét cực đoan, đằng đằng sát khí”; một số người suy đoán rằng “lại sắp có vận động chính trị”…

Tại sao Vương Hỗ Ninh lại thúc đẩy bài báo này? Ông ta có thực sự coi đó giống như là “phát súng đại bác” đầu tiên của Cách mạng Văn hóa – bài báo “Hải Thụy bãi quan” của Diêu Văn Nguyên?

Vào thời điểm đó, Mao Trạch Đông đã sử dụng bài báo này của Diêu Văn Nguyên để phát động Cách mạng Văn hóa với mục tiêu rất rõ ràng, đó là hạ bệ các nhân vật số 2 chủ trì công việc của Trung ương ĐCSTQ lúc bấy giờ: Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình.

Vương Hỗ Ninh đã chấp thuận đăng lại bài viết của Lý Quang Mãn. Mục tiêu là ai?

Bài viết này có 12 đoạn, từ đoạn 1 đến đoạn 8 đều nói về giới giải trí, tập trung vào ba “ác nhân” của giới giải trí: Trịnh Sảng, Triệu Vy và Cao Hiểu Đồng.

Câu chuyện trong làng giải trí luôn thu hút công chúng bởi chúng thường liên quan đến những người nổi tiếng, quan hệ nam nữ phức tạp, nhiều tình tiết và kịch tính.

Vương Hỗ Ninh đã phê chuẩn cho đăng lại bài báo này, và ngay lập tức đẩy những ngôi sao kia lên đầu sóng ngọn gió, cả nước tranh cãi về “Tiểu Yến Tử”, chửi Trịnh Sảng, mắng Cao Hiểu Đồng, có người còn đặt câu hỏi: người tiếp theo sẽ là ai?

Bài báo này liệt kê các hiện tượng khác nhau, từ “đình chỉ IPO của Ant Group” đến “khắc phục hậu quả của ngành giải trí”, cho thấy rằng “một cuộc cách mạng sâu sắc” đang diễn ra ở Trung Quốc.

Tại sao “cuộc cách mạng sâu sắc” lại diễn ra ở Trung Quốc? Bài báo này không có bất kỳ phân tích về lý luận nào; từ đầu đến cuối đều là từ hiện tượng này sang hiện tượng khác, không hề động chạm đến bất kỳ điều gì sâu tầng, bản chất hoặc điều gì trọng yếu; những sai lầm trong lý luận, thể chế, cơ chế và pháp quyền của ĐCSTQ, cũng như không có bất kỳ vấn đề nào được phản tỉnh, không đề cập đến bất kỳ lỗi lầm nào của các quan chức.

“Cách” (nghĩa là bỏ đi) cái “mạng” của ai chứ? Sau khi nói qua loa một chút về vài biện pháp “cách mạng” nói chung, tác giả quay trở lại “giới giải trí”, cách thức được đưa ra là:

“Những nỗ lực chấn chỉnh giới giải trí, nghệ thuật, điện ảnh và truyền hình hiện nay là chưa đủ. Chúng ta phải dùng mọi cách thức để chống lại hiện tượng ngôi sao, fan hâm mộ đang tồn tại trong xã hội hiện tại, đồng thời loại bỏ hoàn toàn hiện tượng ‘tiểu tiên nhục’, ‘nương pháo’ trong tính cách xã hội.”

(Thuật ngữ internet “tiểu tiên nhục”, “nương pháo” dùng để chỉ các nam thần tượng trẻ trung, điển trai có nhiều người hâm mộ, có cách cư xử giống phụ nữ, khí chất và phong cách khác hẳn với hình tượng nam mạnh mẽ truyền thống).

Nói cách khác, tìm ra những “kẻ ác” như Trịnh Sảng là chưa đủ, còn phải “dùng mọi cách” để truy tới cùng trong làng giải trí.

Giới giải trí vốn đã rất náo nhiệt, các minh tinh vốn là có rất nhiều người hâm mộ, có người tính toán rằng Ngô Diệc Phàm có đến 51,51 triệu người hâm mộ. Cảnh truy đuổi các minh tinh chắc chắn sẽ càng náo nhiệt. Bài báo này điểm tên Ngô Diệc Phàm, Hoắc Tôn, Trương Triết Hạn, Tiễn Phong, Trịnh Sảng, Triệu Vy, Cao Hiểu Tùng và những người nổi tiếng khác. Tác giả kỳ vọng sẽ tìm được nhiều nhân vật nổi tiếng hơn nữa, để hàng trăm triệu người đến xem, cổ vũ, chửi bới, phỉ nhổ các minh tinh, và cũng đến để xem cảnh các minh tinh bị truy đuổi trông nhếch nhác, thảm hại ra làm sao.

Tôi không phải là một “fan hâm mộ” của ai cả, do đó bài báo này dù có gào to thế nào, tôi cũng sẽ không để tốn thời gian quan tâm đến chuyện của các minh tinh. Tuy nhiên, tôi không thể không nói rằng đây là một “bài báo kỳ diệu”!

Điều “kỳ diệu” ở chỗ: từ đầu đến cuối bài báo không hề nhắc đến “nạn tham nhũng của chính quyền ĐCSTQ”, không có một từ nói về “nạn tham nhũng của quan tham ĐCSTQ” và cũng không hề đề cập đến “nguyên nhân sâu xa của nạn tham nhũng của chính quyền và các quan chức ĐCSTQ”. Dường như chỉ cần bắt lấy mấy minh tinh để xử phạt, phê bình, đem các loại hiện tượng “fan hâm mộ”, “tiểu tiên nhục”, “nương pháo” ra đánh rớt, thì Trung Quốc liền sẽ trở nên thanh sạch rồi.

Kể từ khi phát động chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình vào tháng 1/2013 đến nay, 580 quan chức cấp cao từ phó tỉnh trở lên, cũng như các cán bộ quản lý trung ương, các tướng lĩnh, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tỉnh trưởng, Phó Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ủy ban Chính trị & Pháp luật tỉnh… đã bị điều tra và lãnh án. Trong đó bao gồm Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Cục Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương; Từ Tài Hậu, Nguyên Ủy viên Tổng cục Chính trị ĐCSTQ, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Quách Bá Hùng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; Bạc Hy Lai, Tôn Chính Tài, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.

Trong số này, hầu hết là được đề bạt bởi cựu độc tài ĐCSTQ Giang Trạch Dân và cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng. Giang từng là kẻ chống lưng đằng sau những phần tử tham nhũng nghiêm trọng nhất ở cấp cao nhất của lực lượng chính trị và quân sự của ĐCSTQ.

Từ năm 1999 đến năm 2021, bốn Bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương là La Cán, Chu Vĩnh Khang, Mạnh Kiến Trụ và Quách Thanh Côn, đều là do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng cất nhắc trọng dụng.

Kể từ năm 2013, ông Tập Cận Bình đã thực hiện liên tục các đợt thanh tẩy hệ thống chính trị và luật pháp, do đó một loạt các bí thư ủy ban chính trị và pháp luật, an ninh công cộng, viện kiểm sát, luật pháp và các quan chức cấp bộ đã lần lượt “ngã ngựa”.

Bắt đầu từ tháng 7 năm ngoái, ông Tập Cận Bình bắt đầu một đợt thanh tẩy hệ thống chính trị và luật pháp mới. Vào ngày 30/8, ông Trần Nhất Tân, Tổng thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, ra thông báo cho biết, từ cuối tháng 2 đến ngày 31/7, gần 180.000 người đã bị điều tra và truy tố bởi hệ thống chính trị và pháp luật quốc gia, trong đó có 195 cán bộ cấp cục, 11.659 cán bộ cấp sở, 1.258 “lãnh đạo cấp cao” ở các đơn vị chính trị – pháp luật.

Từ tháng 8 đến tháng 10, việc thanh lọc chính trị và pháp luật sẽ được thực hiện ở Ban Chính trị và Pháp luật cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp đơn vị. Dự đoán rằng sẽ có một số quan chức chính trị và pháp lý cấp cao sẽ “ngã ngựa“.

Bất kể động cơ điều tra của ông Tập đối với các quan chức này là gì, chắc chắn rằng không một quan chức tham nhũng nào bị điều tra trong hơn 8 năm qua là oan uổng.

Tuy nhiên, “kiệt tác” của Vương Hỗ Ninh không đề cập đến những việc làm xấu xa của các quan chức tham nhũng đã bị cách chức trong cuộc thanh trừng chính trị và luật pháp cũng như những việc làm xấu xa của ông chủ hậu thuẫn đằng sau hậu trường của họ – Giang Trạch Dân.

Bỏ qua “cái ác lớn” thực sự và tập trung vào “cái ác nhỏ” trong làng giải trí, nhằm để “cái ác nhỏ” này làm “dê tế thần” cho “cái ác lớn” là lý do thực sự khiến “kiệt tác” này được Vương Hỗ Ninh đánh giá cao.

Vì vậy theo tôi, các bài báo nặng ký do Vương Hỗ Ninh quảng bá hoàn toàn không chủ trương “cách mạng sâu sắc”, mà là dưới chiêu bài “cách mạng”, “nhân dân”, “thịnh vượng chung” …, để chuyển hướng sự chú ý, bình luận và truy cứu trách nhiệm của người dân khỏi những kẻ hậu thuẫn cho các phần tử tham nhũng nghiêm trọng nhất ở cấp cao nhất của ĐCSTQ, là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.

Nói thẳng ra, đây là một cách làm chính trị nhằm chuyển dịch mâu thuẫn, chuyển hướng tầm mắt của công chúng.

Với tư cách là “hậu hắc gia” của Giang Trạch Dân “nằm vùng” bên cạnh Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh thực sự đã rất hao tổn tâm huyết!

Vương Hữu Quần
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

50 phút ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

7 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

7 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

8 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

9 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

10 giờ ago