Mối quan hệ bí ẩn giữa “quốc sư 3 đời” Vương Hỗ Ninh và cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vẫn được lưu truyền trên mạng internet. Cho đến nay, việc ông Vương thực sự là người của ai vẫn còn nhiều đồn đoán.
Ông Vương Hỗ Ninh được gọi là “quốc sư 3 đời” tại Trung Quốc, là người soạn ra thuyết “Ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân, “Quan điểm phát triển khoa học” của ông Hồ Cẩm Đào, “Trung Quốc mộng” và “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” của ông Tập Cận Bình .
Theo cuốn “Con người Giang Trạch Dân”, ông Giang từng dùng 3 văn nhân là Đằng Văn Sinh, Vương Hỗ Ninh và Lưu Cát, những gì mà ông cố ý làm để cho người khác nhìn thấy, phần lớn đều lấy ý tưởng từ 3 người này. Trong đó, Đằng Văn Sinh là người có mối quan hệ gần gũi với ông nhất, Vương Hỗ Ninh là người được ông sùng bái nhất và Lưu Cát là người có mối quan hệ cá nhân với ông tốt nhất.
Ông Vương Hỗ Ninh sinh ngày 6/10/1955 tại Thượng Hải, trước khi vào Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, năm 1995, là giáo sư Khoa Chính trị quốc tế, hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Phúc Đán (tại thành phố Thượng Hải).
Khi ông Giang Trạch Dân làm Bí thư thành phố Thượng Hải, cái tên Vương Hỗ Ninh này đã rất quen thuộc với ông, mặc dù chưa từng gặp mặt, nhưng ông lại rất sùng bái Vương Hỗ Ninh, rất thích các tác phẩm mà Vương xuất bản. Nhiều năm sau, khi ông Vương Hỗ Ninh được điều chuyển tới Phòng nghiên cứu Chính sách Trung ương, lần đầu tiên gặp mặt đương nhiệm Tổng bí thư khi đó là ông Giang Trạch Dân, nghe ông Giang đọc thuộc nguyên văn một đoạn trong tác phẩm của mình khiến Vương vô cùng kinh ngạc.
Ông Giang Trạch Dân cho rằng có thể nâng tầm bản thân lên, nên muốn đưa thuyết “Ba đại diện” vào Điều lệ Đảng và Hiến pháp Trung Quốc, người sáng tác ra thuyết này chính là ông Vương Hỗ Ninh.
Năm xưa khi điều chuyển ông Vương tới Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương là do ông Tăng Khánh Hồng tiến cử. Còn ông Ngô Bang Quốc cũng từng có suy nghĩ mời ông Vương làm cố vấn chính trị cho ông Giang. Sau khi ông Ngô Bang Quốc đến Bắc Kinh vẫn không quên cần phải điều Vương Hỗ Ninh theo phò tá cho ông Giang, nhiều lần nhắc đến Vương trước mặt Giang. Về sau, ông Vương Hỗ Ninh được điều chuyển đến Trung Nam Hải, khi ông Giang gặp mặt Vương đã từng nói vui: “Nếu cậu không vào kinh thì nhóm người này có thể sẽ làm náo loạn với tôi mất”.
Ông Vương Hỗ Ninh tới Bắc Kinh không lâu liền bắt đầu soạn thảo bài phát biểu “Luận 12 mối quan hệ lớn” tại Đại hội toàn thể lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa 14 cho ông Giang Trạch Dân.
Cống hiến lớn nhất của Vương đối với Giang là đề xuất “Thuyết ba đại diện” và “Phát triển cùng thời đại”, khiến nó trở thành “tấm bùa hộ thân” để Giang giữ nguyên vị trí, đồng thời ông Giang đã lấy lý luận này thành lý luận “có tính sáng tạo” của bản thân để viết vào Điều lệ Đảng và Hiến pháp Trung Quốc.
Con đường làm quan của ông Vương Hỗ Ninh bắt đầu tại Thượng Hải, mới đầu đảm nhận công tác giảng dạy tại Đại Học Phúc Đán sau khi có được học vị thạc sỹ. Năm 1995, ông được đương nhiệm Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân thu nhận vào biên chế và bước vào chính đàn. Chức vụ đầu tiên của ông khi được điều đến Bắc Kinh là Tổ trưởng Tổ Chính trị Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương, sau đó, từng có nhiều năm làm Chủ nhiệm Phòng này.
Về sau, ông Vương được đề bạt vào Ban Thư ký nắm quyền lớn trong đảng, phục vụ cho ông Hồ Cẩm Đào 10 năm. Sau Đại hội 19, ông lại chuyển sang cống hiến sức lực cho ông Tập.
Gần đây, ngày 11/2, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo đã tung ra video chế tác cùng với Đài truyền hình Trung ương CCTV có tên “Lãnh tụ của nhân dân” kể về con đường chính trị của ông Tập Cận Bình, bao gồm hình ảnh ông Tập cầm cuốc xuống ruộng cho đến thân phận lãnh tụ quốc gia “thị sát” nhà vệ sinh của người nghèo.
Học giả lịch sử Chương Lập Phàm chia sẻ với truyền thông ngoài Trung Quốc rằng, lần này, từ “lãnh tụ” được đưa ra, cũng có liên quan đến ông Vương Hỗ Ninh và các cố vấn khác của ông Tập Cận Bình.
Ông Chương Lập Phàm còn cho biết, đối với ông Vương mà nói, dù là ai lên nắm quyền, thì ông cũng sẽ vì người đó mà ra sức. Tuy nhiên, cũng chính vì bắt đầu sự nghiệp của mình tại Thượng Hải, trải qua 3 đời lãnh đạo là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình mà vẫn tiếp tục được trọng dụng, nên việc ông Vương Hỗ Ninh có “âm mưu sâu xa”, cho đến rốt cuộc thực sự tận sức cho ai, từ trước giờ vẫn luôn khiến dư luận có nhiều đồn đoán.
Ngày 16/1, chuyên trang đặc biệt Kỳ Xí thuộc Tạp chí Cầu Thị của cơ quan Ủy viên Trung ương có đăng một bài viết của Giáo sư Chu Tân Thành đang công tác tại Đại học Nhân dân Trung Quốc. Bài viết điểm tên phê bình người thuộc phái tự do như Giáo sư Trương Ngũ Thường, Giáo sư Ngô Kính Liên, tuyên bố “Chủ nghĩa Cộng sản chính là muốn tiếu diệt chế độ tư hữu”.
Nhà bình thời sự Trần Phá Không nhận định, truyền thông của ĐCSTQ tuyên dương việc “tiêu diệt chế độ tư hữu”, việc này không hề đơn giản: “Kỳ thực, bài viết này là một người cao tay, một người cao tay chính thống, bởi vì nó có thể nói để khiến tất cả Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ chính trị nằm bò rồi mà vẫn bị trúng đạn”, “bởi vì hiện tại nhắc đến ‘chế độ tư hữu’, đầu tiên chính là cần phải nói về chế độ tư hữu của Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, họ sở hữu tài sản tư hữu vượt xa người dân rất nhiều”.
Ông Trần Phá Không phân tích, đứng sau bài viết này chính là người chủ quản hình thái ý thức của ĐCSTQ – Thường ủy Bộ Chính trị Vương Hỗ Ninh, nhưng không phải là xuất phát gợi ý của ông Tập Cận Bình, do đó Vương có thể “chôn dấu dã tâm to lớn”.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…