Trước Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ván cờ của giới lãnh đạo ĐCSTQ đã đi đến nước “tư tưởng chỉ đạo”. Truyền thông Hồng Kông tiết lộ, hồi tháng 5 vừa qua, ông Hồ Cẩm Đào trong một lần hội nghị đã kiến nghị xóa bỏ thuyết “Tam đại diện” của ông Giang Trạch Dân. Phía các quan chức gần đây đã không ngừng phô trương thanh thế cho “Tập tư tưởng” (Tư tưởng Tập Cận Bình). Cuộc đấu đá nội bộ ĐCSTQ trước đó cũng cho thấy, nếu quả thực thuyết “Tam đại diện” bị bác bỏ thì ông Giang Trạch Dân “lành ít dữ nhiều”.
Mới đây tạp chí “Tranh Minh” (Hồng Kông) tiết lộ, ngày 10-11/5, chính quyền Bắc Kinh đã triệu tập một hội nghị mở rộng cho Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ tại Trung Nam Hải, ngay cả các Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Ban Thường vụ đã về hưu cũng được mời đến tham gia. Những ủy viên tham gia hội nghị gồm có, Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Tống Bình, Lý Thụy Hoàn, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Cổ Khánh Lâm, Lý Lam Thanh… Bốn ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Tăng Khánh Hồng và Hạ Quốc Cường vắng mặt không tham dự.
Ông Hồ Cẩm Đào trong một tuyên bố bằng văn bản đã đánh giá cao chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, còn đề xuất trong công tác phải không ngừng “sửa chữa sai lầm”, sửa đổi “những chính sách không phù hợp với tình hình quốc gia và sự phát triển thời đại”, từ đó kiến nghị Trung ương ĐCSTQ, Bộ Chính trị Trung ương có thể xóa bỏ những học thuyết cứng nhắc và nặng tính hình thức như “Tam đại diện” và “Quan điểm Phát triển Khoa học” trong Đảng chương và nghị quyết của Đảng.
Tại thời điểm nhạy cảm trước Đại hội Đảng 19 này, việc ông Hồ Cẩm Đào dùng “cái giá” là thuyết “Quan điểm Phát triển Khoa học” của bản thân để loại trừ thuyết “Tam đại diện” của ông Giang Trạch Dân được coi là một sự hy sinh lớn nhằm trợ giúp ông Tập Cận Bình hạ bệ ông Giang Trạch Dân.
Ông Hồ Cẩm Đào suốt thời kỳ nắm quyền thì “thực quyền” đều nằm trong trong tay ông Giang Trạch Dân. Đến tháng 11/2012 khi diễn ra Đại hội 18, ông Hồ Cẩm Đào đã “thoái lùi” nhường lại sân chơi cho ông Tập Cận Bình, và đến nay lại một lần nữa “can dự chính sự” nhằm kết liễu ông Giang.
Ngày 30/4, kênh Wechat của Nhân dân Nhật báo ở ngoài Trung Quốc (kênh truyền thông của ĐCSTQ) đã đăng tải bài báo “Nhóm học tập”, công khai một bài phát biểu của ông Lật Chiến Thư, Chánh Văn phòng Trung ương ĐCSTQ hồi tháng 2 đầu năm. Ông Lật Chiến Thư đã đề cập đến hàng loạt phát biểu quan trọng của ông Tập Cận Bình, bao gồm cải cách phát triển ổn định, các vấn đề trong nước, ngoại giao và quốc phòng, các phương diện quản lý Đảng, nhà nước và quân đội, đã hình hành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về sơ bộ.
Ngày 31/5, bài viết “Nhóm học tập” một lần nữa được ông Lưu Vân Sơn hiệu trưởng Trường Đảng trung ương, ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đưa ra trong bài phát biểu tại Lễ khai giảng cho học viên năm thứ nhất tại Trường Đảng trung ương hôm 16/5. Ông Lưu Vân Sơn tuyệt nhiên không nhắc đến ông Giang Trạch Dân hay ông Hồ Cẩm Đào, mà chỉ ca ngợi ông Tập Cận Bình, tán dương hệ thống lý luận của ông Tập Cận Bình đã “mở ra một thang độ mới cho chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc”. Ông Lưu Vân Sơn vốn là người thuộc phe của ông Giang Trạch Dân.
Quay trở lại ngày 21/3, tờ Minh Báo (Hồng Kông) dẫn lại một nguồn tin từ Bắc Kinh cho hay, hệ thống lý luận của ông Tập Cận Bình xây dựng trên cơ sở “tư tưởng mới về quản lý quốc gia cải cách chính trị”, tương lai sẽ được đưa vào Đảng chương của ĐCSTQ. Bài báo cho hay, ông Tập Cận Bình sẽ trở thành nhà lãnh đạo ĐCSTQ thứ ba sau Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình với hệ tư tưởng có tầm ảnh hưởng quan trọng.
Trước đó, ngày 13/4, “Tư tưởng Tập Cận Bình” phiên bản tiếng Anh đã được phát hành tại London, Anh, người dịch là hai học giả quân nhân của ĐCSTQ. Có bình luận rằng, việc xuất bản cuốn sách này chính là hành động thăm dò “ném đá đo đường” của nhóm lãnh đạo ĐCSTQ.
Chưa đầy một tháng sau khi ông Lưu Vân Sơn tán tụng ông Tập Cận Bình, bà Giang Trạch Tuệ, em gái ông Giang Trạch Dân cũng đã xuất hiện tại một hội nghị ở Diên Khánh, Bắc Kinh ngày 5/6 vừa qua. Theo “Tân Kinh nhật báo” (Tin tức Bắc Kinh), bà Giang Trạch Tuệ trong khi phát biểu đã nói rằng “ông Tập Cận Bình là trung tâm của Trung ương Đảng”.
Đài phát thanh quốc tế Pháp RFI đưa tin, bà Giang Trạch Tuệ tuy đã 79 tuổi nhưng vẫn không ngại vất vả để xuất hiện, bà làm gì không quan trọng, quan trọng là bà đã nói câu “phải lấy ông Tập Cận Bình làm trung tâm”.
Trước đó tạp chí “Tranh Minh” (Hồng Kông) cũng tiết lộ, ông Hồ Cẩm Đào đã đề xuất xóa bỏ thuyết “Tam đại diện”, đồng thời còn thông qua ba nghị quyết:
Thứ nhất, phản đối việc lấy bất cứ hình thức hoặc bất cứ đơn đệ trình nào để giúp đặc xá các cán bộ lãnh đạo tham nhũng;
Thứ hai, các cán bộ đương chức và đã rời cương vị công tác đều phải có trách nhiệm quản thúc người thân và công chức bên cạnh không được “làm những gì khác biệt”.
Thứ ba, ủng hộ Nghị quyết Trung ương ĐCSTQ, trong đó nêu rõ bất kỳ ai được đưa lên danh sách Đại hội 19 gồm Ủy viên Trung ương, Ủy viên dự khuyết, Ủy viên Ban Kỷ luật, thì trước Đại hội khóa 19 nhất định phải công khai tài sản của bản thân cùng gia đình, quyền cư trú tại nước ngoài và quốc tịch.
Ngày 28/4, ông La Vũ, con trai của cố Đại tướng La thụy Khanh, trong khi trả lời phỏng vấn của truyền thông ngoài Trung Quốc đã nói rằng, sau vụ bắt giữ tỷ phú Hồng Kông Tiếu Kiến Hoa, ông Tập Cận Bình dường như đã nắm trong tay “hồ sơ tư liệu tham nhũng của các cá nhân”, bao gồm cả ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng; ông Tập Cận Bình hiện đã có đủ lực lượng để thu thập chúng. Ông La Vũ còn nhấn mạnh, cho dù về mặt nhân sự tại Đại hội 19 hay những phương diện khác, ông Tập Cận Bình đều có thể nắm trong tay.
Ông La Vũ cũng nhấn mạnh rằng quan chức ĐSCTQ đa số đều tham nhũng, việc ông Tập Cận Bình chống tham nhũng kỳ thực chính là “chống lại Đảng”. Con đường duy nhất mà ông Tập có thể đi hiện nay chính là đưa Trung Quốc tiến tới dân chủ, còn nếu quay lại con đường cũ, thì có thể bị “lật đổ”.
Tháng 7/2015, truyền thông tiếng Hoa ngoài Trung Quốc bình luận, nếu bám vào phương thức đấu tranh của ĐCSTQ, ông Tập phải lật đổ hoàn toàn phe Giang, từ góc độ “tư tưởng chỉ đạo” triệt để chặn đường lui của Giang. Mà đường lui của ông Giang chính là hai chính sách “Thầm lặng đại phát tài” và “Tam đại diện” nhằm bảo hộ tham nhũng, dung dưỡng cho một nhóm người có tiền, có quyền và coi trời bằng vung.
Hồng Ngọc
Xem thêm:
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…