Luật sư nhân quyền TQ được giải ‘Phụ nữ dũng cảm quốc tế’ đã “mất tích”

Vào ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), trong buổi lễ trực tuyến “Giải thưởng Phụ nữ dũng cảm Quốc tế” do Mỹ biểu dương, nữ luật sư nhân quyền Vương Vũ (Wang Yu) nổi tiếng Trung Quốc đã không thể xuất hiện. Có suy đoán rằng có thể vì bà liên quan đến vụ án EsuWiki về công khai thông tin những người thân lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình.

Nữ luật sư nhân quyền Vương Vũ  nổi tiếng Trung Quốc được “Giải thưởng Phụ nữ dũng cảm Quốc tế” do Mỹ trao tặng, nhưng bà đã không thể xuất hiện trong buổi lễ tuyên dương (Nguồn: Video chụp màn hình của Bộ Ngoại giao Mỹ).

Tại Washington (Mỹ) ngày 8/3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tổ chức lễ trao giải lần thứ 15 “Giải thưởng Phụ nữ dũng cảm Quốc tế”, trong số 14 phụ nữ được giải năm nay có luật sư nhân quyền Trung Quốc Vương Vũ, nhưng bà đã không thể tham dự. Theo Đài VOA Mỹ, hầu hết những người được biểu dương năm nay đều thực hiện trực tuyến, nhưng bà Vương Vũ không xuất hiện mà chỉ có phần trả lời được ghi lại trước. Trong clip, bà tuyên bố rằng mình là luật sư nhân quyền Trung Quốc đến từ Nội Mông và hành nghề tại Bắc Kinh; năm 2008, bà bị bức hại bởi Luật Công tố và bị kết án hai năm rưỡi tù giam; năm 2015, bà lại bị kết tội khi đại diện cho một vụ án nhân quyền, bị giam giữ hơn một năm và sau đó bị quản thúc tại gia hơn một năm.

Bà nói, “Là một luật sư, tôi muốn thúc đẩy pháp quyền ở Trung Quốc, cũng hy vọng sẽ hiện thực hóa quy tắc nhân quyền trong xã hội Trung Quốc, cũng như thực thi công bằng và công lý”, “Tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều người hơn có thể đứng lên cho pháp quyền và công bằng ở Trung Quốc.”

Vào ngày 6/3, bà Vương Vũ cho biết trên Twitter rằng bà đang muốn về Bắc Kinh nhưng vì không có kết quả kiểm tra covid nên không thể làm được thủ tục lên máy bay, đã bị mắc kẹt tại sân bay Quảng Châu.

Thông tin công khai cho thấy, bà Vương Vũ 49 tuổi, kể từ năm 2011 đã đại diện cho nhiều vụ án chính trị và bảo vệ nhân quyền nhạy cảm, biện hộ cho nhiều nhà hoạt động xã hội và các học viên Pháp Luân Công. Những việc làm này đã khiến cho bà bị an ninh ĐCSTQ sách nhiễu và đe dọa. Năm 2015, chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy một chiến dịch truy bắt giới luật sư nhân quyền và những người bảo vệ nhân quyền (vụ bắt giữ ngày 9/7), bà là luật sư đầu tiên bị bắt trong đợt trấn áp này. Bà đã “mất tích” trong hơn một năm sau khi bị bắt, nhưng sau đó bất ngờ thấy bà “công khai nhận tội” trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc. Chuyện này đã được luật sư Vương Vũ tiết lộ là vì chính quyền dùng con trai của bà để uy hiếp bà.

Tháng 11 năm ngoái, Sở Tư pháp Bắc Kinh đã thu hồi giấy phép luật sư của bà Vương Vũ. Trong chuyện Vương Vũ “mất tích” lần này có suy đoán có thể liên quan đến vụ án nhạy cảm EsuWiki mà bà đang đại diện.

Vụ án EsuWiki

Vào tháng 5/2019, một số trang web người Hoa bên ngoài Đại Lục như zhina.wiki và zhina.red liên tiếp phanh phui thông tin cá nhân của con gái và anh rể của ông Tập Cận Bình là cô Tập Minh Trạch và ông Đặng Gia Quý. Sau đó, cảnh sát Mậu Danh ở Quảng Đông đã bắt giữ 24 người là thành viên của EsuWiki vì cáo buộc công bố thông tin cá nhân của người nhà ông Tập. Trong vụ án này, người bị kết tội “chủ mưu” là Ngưu Đằng Vũ (Niu Tengyu), một kỹ thuật viên trang web chỉ mới 20 tuổi, bị kết án tù 14 năm và bị phạt 130.000 nhân dân tệ. Còn lại 23 người chịu các mức án khác nhau, trong đó 9 người chưa đủ tuổi thành niên.

Trong vụ án này, bà Vương Vũ và chồng mình là ông Bào Long Quân (Bao Longjun) đã đứng ra bảo vệ cho Ngưu Đằng Vũ và một người chưa thành niên khác là Trần Lạc An. Theo thông tin thì Trần Lạc An là người bị kết án nặng nhất trong số các trẻ vị thành niên và là người duy nhất kháng cáo. Trong thời gian bị giam giữ, Ngưu Đằng Vũ đã bị tra tấn, còn tội danh khi bị bắt chỉ là tội xâm phạm quyền thông tin cá nhân, nhưng sau đó đã bị bổ sung thêm hai tội danh chính là “gây rối”“hoạt động kinh doanh bất hợp pháp”.

Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài, luật sư Vương Vũ đã chỉ ra rằng 24 thành viên của EsuWiki ở Trung Quốc không thực sự xâm phạm thông tin cá nhân, vì nhiều thông tin ban đầu thực ra được lấy từ Bộ Công an Trung Quốc.

Cuối tháng Hai vừa qua, người phụ trách trang web zhina.wiki ở nước ngoài cũng công khai tuyên bố ông ta chịu trách nhiệm trong “vụ án rò rỉ thông tin Tập Minh Trạch”, toàn bộ bộ máy tư pháp ở Mậu Danh tỉnh Quảng Đông đã gây án oan để lập công.

Còn luật sư Vương Vũ cũng thẳng thắn tố cáo Bộ công an Trung Quốc không thể bắt được người chịu trách nhiệm thực sự nên tạo ra vụ án giả này, biến những chàng trai trẻ làm vật tế thần.

Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Xem thêm:

Tiểu Quỳ

Published by
Tiểu Quỳ

Recent Posts

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

44 phút ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

2 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

3 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

3 giờ ago

Cựu tổng thống Nga Medvedev chỉ ra cách chấm dứt xung đột ở Ukraine

Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…

3 giờ ago

Cố gắng thay đổi điều bất khả…

Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…

4 giờ ago