Người Hồng Kông mít tinh Lễ Tạ ơn để cảm ơn Mỹ

Mặc cho Bắc Kinh đã đưa ra ý kiến phản đối một đầy tức giận, hôm 27/11, Tổng thống Mỹ vẫn quyết định ký thành luật “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” và một dự luật khác ủng hộ Hồng Kông, để nó trở thành luật của nước Mỹ, mặc dù phía Mỹ cũng đang muốn đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh để kết thúc chiến tranh thương mại. Trong dịp Lễ Tạ ơn, tối ngày 28/11, người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh để cảm ơn Quốc hội Mỹ và Tổng thống Mỹ đã thông qua dự luật ủng hộ Hồng Kông. 

Tối ngày 28/11, người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (Ảnh: Epoch Times)

Người Hồng Kông tổ chức Lễ Tạ ơn để cảm ơn Mỹ

Theo Reuters, người kháng nghị Hồng Kông đã tổ chức mít tinh “Lễ Tạ ơn” vào ngày 28/11, để đưa ra phản hồi về việc Tổng thống Mỹ trước đó một ngày đã ký đạo luật ủng hộ Hồng Kông, có rất nhiều người Hồng Kông giơ cờ Mỹ và tập trung tại trung tâm của Hồng Kông.

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, tối ngày 28/11, nhiều thị dân Hồng Kông đã tham gia mít tinh Lễ Tạ ơn “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. Trả lời phỏng vấn của báo chí, có người Hồng Kông cho biết, tham gia buổi mít tinh này là để cảm ơn Mỹ đã ủng hộ nhân quyền và dân chủ Hồng Kông, đồng thời hy vọng “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” có thể chế tài quan chức chính phủ Hồng Kông có quốc tịch Mỹ, Canada vi phạm nhân quyền.

Cũng có thị dân nói, sự vụ Hồng Kông hiện nay không còn do chính quyền Bắc Kinh (ĐCSTQ) độc tài lộng quyền, mà họ cần lắng nghe dân ý.

Tờ Stand News đưa tin, ca sĩ Hà Vận Thi, người từng tham gia điều trần trước Quốc hội Mỹ cũng tham dự buổi mít tinh lần này. Cô cho biết, Tổng thống Mỹ ký Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông chỉ là thắng lợi bước đầu. Tại hiện trường, cô cùng mọi người cùng nhau hát bài “Nguyện vinh quang quy Hương Cảng”.

Trương Côn Dương (Sunny Cheung), 23 tuổi, thành viên của nhóm sinh viên vận động hành lang cho dự luật cho biết, mục đích của lần mít tinh này là để biểu thị cảm ơn Quốc hội Mỹ và Tổng thống Mỹ Trump đã thông qua dự luật.

“Thực sự cảm tạ những nỗ lực mà người Mỹ đã làm để ủng hộ Hồng Kông, họ đứng cùng người Hồng Kông và không đứng cùng hàng ngũ với Bắc Kinh”, Trương Côn Minh nói. Cậu cũng thúc giục các nước khác thông qua lập pháp tương tự.

Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. Nhiều người giơ cờ Mỹ để biểu đạt yêu cầu và cảm ơn (Ảnh: Epoch Times)

Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm một lần phải chứng thực rằng Hồng Kông được hưởng tự trị đầy đủ để có thể tiếp tục nhận được đặc quyền quan hệ thương mại kinh tế với Mỹ – một quy chế giúp thúc đẩy nền kinh tế của hòn đảo này. Với đặc quyền này, hàng hóa từ Hồng Kông xuất sang Mỹ không phải chịu thuế mà Washington đang áp lên Bắc Kinh. Dự luật cũng đặt ra tiềm năng xử phạt những cá nhân chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền tại Hồng Kông.

ĐCSTQ lên án mạnh mẽ đối với “một tờ giấy vụn”

Trước đó, Bắc Kinh tỏ ra vô cùng phẫn nộ, mạnh mẽ công kích Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông của Mỹ là “một tờ giấy vụn”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu kiến Đại sứ Mỹ Terry Branstad, yêu cầu Washington lập tức ngừng việc can thiệp vào nội chính Trung Quốc.

Được sự ủng hộ của Bắc Kinh, chính phủ Hồng Kông cho biết, lập pháp này đã phát đi tín hiệu sai lầm tới người biểu tình, và “can thiệp một cách rõ ràng” vào nội chính của Hồng Kông.

Ông Hồ Tích Tiến – Tổng biên tập của Thời báo Hoàn Cầu nói trên Twitter rằng, Trung Quốc đang cân nhắc cấm chỉ người khởi thảo dự luật này là Thượng nghị sĩ Marco Rubio nhập cảnh vào Trung Quốc Đại Lục, Hồng Kông, Macau.

Hôm 21/11, ông Marco Rubio chia sẻ với CNBC cho biết, “Trung Quốc cần chấm dứt can thiệp vào nội chính của Mỹ, bởi vì Mỹ đối đãi thế nào với Hồng Kông đó là chuyện nội chính của Mỹ, là chính sách công cộng của nước Mỹ; nước Mỹ đối đãi khác biệt với Hồng Kông và Trung Quốc Đại Lục, đây là luật pháp của Mỹ. Chúng ta có quyền thay đổi luật của nước mình, Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) đang can thiệp vào nội chính của nước Mỹ, nhưng ngược lại họ vẫn luôn chỉ trích nước Mỹ.”

Hôm 28/11, bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu nói, “Cần khiến cho lý lẽ không chính đáng của Mỹ không có chỗ đứng tại Hồng Kông”, đồng thời cần “triệt để xóa bỏ ảo tưởng bầu cử phổ thông kép” của người Hồng Kông, “chỉnh lại nhận thức sai lầm của họ đối với ‘một quốc gia, hai chế độ’, kiên quyết từ chối bất cứ quyền đánh giá nào của Mỹ đối với sự tự trị mức độ cao của Hồng Kông.”

Hôm 28/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói, đạo luật này sẽ khiến người Trung Quốc “nhận rõ dụng tâm hiểm ác của và bản chất bá quyền của Mỹ”, “mưu đồ của phía Mỹ chắc chắn sẽ thất bại”. Tuy nhiên Cảnh Sảng từ chối bình luận về bất cứ đối sách nào mà Trung Quốc đang có kế hoạch dùng để chống lại đạo luật này.

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong không đưa ra bình luận về việc luật của nước Mỹ này liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến đàm phán thương mại hay không, Cao Phong nói vẫn chưa có tiến triển nào có thể tiết lộ. Một số nhà phân tích cho rằng, việc chấm dứt đãi ngộ đặc thù đối với Hồng Kông có thể tổn hại đến lợi ích của Mỹ.

Đã có 5.800 người Hồng Kông bị bắt, có thể trong hoàn cảnh nguy hiểm

Kể từ khi phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông bùng nổ đến nay, đã có khoảng hơn 5800 người Hồng Kông bị bắt giữ. Một số nhà phân tích kêu gọi cần nhanh chóng giải cứu họ, bởi họ đang ở trong nguy hiểm, các nghị viên trúng cử cần nhanh chóng làm một số việc thực chất để phát huy vai trò cần có của mình.

Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Hoàng Chi Phong và Hà Vận Thi phát biểu trong buổi mít tính tối ngày 28/11, cảm ơn sự phó xuất của những người kháng nghị ở tiền tuyến nhằm giúp thông qua dự luật. Người tham gia mít tinh cùng bật đèn flash trên điện thoại của mình và hát lớn bài hát kháng nghị.

Hàng trăm người tập trung bên ngoài Đại học Bách khoa Hồng Kông, hôm qua (28/11) cảnh sát đã tiến vào trong sau khi bao vây trường đại học này gần hai tuần.

>>Đôi co giữa cảnh sát và người biểu tình cố thủ tại PolyU vẫn tiếp tục

“Tình hình tại Đại học Bách khoa Hồng Kông vẫn là một thảm họa” một người Hồng Kông 30 tuổi, mặc quần áo đen và đeo khẩu trang nói. “Chúng ta bước ra là muốn nói rõ rằng: Chúng ta vĩnh viễn không quên sự kiện Đại học Bách khoa Hồng Kông.”

Trường đại học này đã trở thành chiến trường vào giữa tháng 11, khi đó người biểu tình đã tự phong tỏa mình ở bên trong trường và xảy ra xung đột với cảnh sát chống bạo động. Tuần trước đã có khoảng 1.100 người bị bắt giữ.

Hiện chưa rõ liệu có còn người kháng nghị nào lưu lại trong trường hay không, có khoảng 100 cảnh sát mặc thường phục đã đi vào bên trong trường thu thập chứng cứ và dọn dẹp các vật phẩm nguy hiểm như bom xăng vào sáng ngày 28/11. Phía cảnh sát cho biết họ đã phát hiện hơn 3.000 quả bom xăng và hàng trăm bình chất lỏng ăn mòn.

Một số hình ảnh trong buổi mít tinh Lễ Tạ ơn của người Hồng Kông tối ngày 28/11:

Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (Ảnh: Secretchina)
Tối ngày 28/11, người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (Ảnh: Secretchina)
Tối ngày 28/11, người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (Ảnh: Secretchina)
Tối ngày 28/11, người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (Ảnh: Secretchina)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. Nhiều người giơ cờ Mỹ để biểu đạt yêu cầu và cảm ơn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. Nhiều người giơ cờ Mỹ để biểu đạt yêu cầu và cảm ơn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. Hình ảnh Ca sĩ Hà Vận Thi (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (Ảnh: Secretchina)
Tối ngày 28/11, người Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (Ảnh: Secretchina)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. Nhiều người giơ cờ Mỹ để biểu đạt yêu cầu và cảm ơn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. Nhiều người giơ cờ Mỹ để biểu đạt yêu cầu và cảm ơn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn (Ảnh: Epoch Times)
Tối ngày 28/11, người dân Hồng Kông đã tổ chức mít tinh Lễ Tạ ơn Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tại Quảng trường Edinburgh ở Trung Hoàn. Nhiều người giơ cờ Mỹ để biểu đạt yêu cầu và cảm ơn (Ảnh: Epoch Times)
Hình ảnh búp bê tay cầm biểu ngữ “Quang phục Hương Cảng” (Ảnh: Epoch Times)

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

53 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago