Hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy, vào ngày 25/4/2025, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp Nông thôn thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc – Ngô Kỳ Tu (thứ hai từ phải sang) – bị một nhóm người mặc thường phục dẫn đi. (Ảnh từ mạng xã hội)
Ngày 28/4/2025, một tin tức chấn động chính trường Trung Quốc đã được lan truyền: ông Ngô Kỳ Tu (Wu Qixiu), một quan chức từng được ca ngợi là “Đảng viên Cộng sản ưu tú” và đóng vai trò then chốt trong dự án “Toàn diện thoát nghèo, xây dựng xã hội khá giả” của ông Tập Cận Bình, đã bị bắt giữ một cách bí mật vào ngày 25/4. Mặc dù chính thức chưa có thông báo về việc ông bị điều tra, nhưng các bức ảnh liên quan đã lan truyền rộng rãi trên mạng, cho thấy ông Ngô bị một nhóm cảnh sát mặc thường phục dẫn đi. Chuyên gia bình luận thời sự kỳ cựu Trần Phá Không cho rằng sự kiện này không chỉ đánh dấu sự sụp đổ tiếp theo trong mạng lưới thân tín của ông Tập, mà còn phơi bày sự tham nhũng ẩn sau “dự án vĩ đại” mà ông quảng bá rầm rộ.
Ông Ngô Kỳ Tu hiện là Chủ nhiệm Văn phòng Nhóm Công tác Cải cách Nông thôn của Quốc vụ viện, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp Bộ Tài chính, từng là Cục trưởng Cục Kiểm tra và Giám sát Bộ Tài chính. Ông đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng, được Bộ Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ tôn vinh như một “hình mẫu điển hình trong việc dẫn dắt nông thôn thoát nghèo và làm giàu” và được vinh danh là “Đảng viên Cộng sản xuất sắc toàn quốc”. Tuy nhiên, những vinh quang này không thể che giấu những vấn đề trong việc thực thi chính sách “Toàn diện xóa đói giảm nghèo và xây dựng xã hội khá giả” (xã hội tiểu khang). Là một trong những người điều hành chính của dự án xóa đói giảm nghèo do ông Tập Cận Bình đứng đầu, ông Ngô Kỳ Tu trực tiếp làm việc cho cựu Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn (Liu Kun). Ông Lưu Côn là bạn học và đồng minh của ông Hà Lập Phong (He Lifeng, hiện là Phó Thủ tướng Quốc vụ viện), cũng là người thân tín của ông Tập Cận Bình.
Việc ông Ngô Kỳ Tu bị bắt không phải là một sự kiện đơn lẻ. Theo thông tin, đằng sau vụ bắt giữ của ông là một “cơn sóng chống tham nhũng” nhằm vào nhóm thân tín của ông Tập Cận Bình. Cơn sóng này không chỉ nhắm vào ông Ngô, mà còn có thể ảnh hưởng đến ông Lưu Côn, thậm chí có thể nhắm vào ông Hà Lập Phong – người điều hành nền kinh tế của Tập và là một trong những người thân tín nhất của ông.
Trong thời kỳ đại dịch năm 2020, ông Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tuyên bố “toàn diện xóa đói giảm nghèo, toàn diện xây dựng xã hội khá giả”, coi đây là một trong những thành tựu lớn của nhiệm kỳ cầm quyền của mình. Tuy nhiên, “huyền thoại xóa đói giảm nghèo” này từ lâu đã bị nghi ngờ là sản phẩm của việc làm giả số liệu và mang tính hình thức. Ông Ngô Kỳ Tu, người đóng vai trò then chốt trong dự án xóa đói giảm nghèo, là người phụ trách quản lý khối lượng khổng lồ các quỹ hỗ trợ xóa nghèo. Tuy nhiên, dòng chảy của các khoản tiền này lại đầy khuất tất — rất nhiều khoản viện trợ đã bị biển thủ, trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Tập Cận Bình để lộ các vụ tham nhũng trong những “công trình vĩ đại”. Nhìn lại chiến dịch “cách mạng nhà vệ sinh” do ông phát động, chỉ huy trưởng của dự án — khi đó là Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia, ông Lý Kim Tảo (Li Jinzao) — đã bị “ngã ngựa” vì tham nhũng hơn 60 triệu nhân dân tệ. Dự án này cuối cùng đã trở thành trò cười. Nay, với việc ông Ngô Kỳ Tu “ngã ngựa”, một lần nữa cho thấy rằng nhiều “thành tích chính trị” dưới thời Tập Cận Bình thực chất chỉ là những công trình được tô vẽ hào nhoáng nhưng ẩn chứa đầy rẫy tham nhũng.
Đúng như nhà bình luận Trần Phá Không đã nói: “Các công trình của Tập Cận Bình không có cái nào là không bỏ dở giữa chừng, không cái nào là không hỗn loạn.”
Việc ông Ngô Kỳ Tu “ngã ngựa” không đơn thuần là một hành động chống tham nhũng, mà là đòn đánh chính xác của phe chống Tập nhằm vào thế lực của ông Tập Cận Bình. Trong những năm gần đây, hàng loạt thân tín của Tập trong hệ thống đảng, chính quyền và quân đội đã lần lượt bị thanh trừng. Ví dụ như trong quân đội, hai tướng lĩnh là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hà Vệ Đông và Ủy viên Quân ủy Trung ương Miêu Hoa đều đã bị gạt ra ngoài lề, khiến ảnh hưởng của ông Tập trong quân đội gần như bị xóa sạch. Giờ đây, làn sóng thanh trừng này đã lan sang hệ thống đảng, chính quyền, và vụ việc ông Ngô Kỳ Tu bị bắt giữ chính là một cột mốc quan trọng của tiến trình này.
Điều đáng chú ý hơn là việc ông Ngô Kỳ Tu “ngã ngựa” có thể chỉ mới là bước khởi đầu. Với vai trò là cánh tay phải của cựu Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn, các vấn đề liên quan đến ông Ngô khó có thể tách rời khỏi ông Lưu. Hơn nữa, phía sau ông Lưu Côn không ai khác chính là ông Hà Lập Phong — người được xem là “sa hoàng kinh tế” của ông Tập Cận Bình, và là mục tiêu cuối cùng của phe chống Tập.
Mối quan hệ giữa ông Hà Lập Phong và ông Tập Cận Bình bắt đầu từ hơn 30 năm trước, khi cả hai còn làm việc tại Phúc Kiến, và được xem là “anh em chí cốt” của nhau. Thế nhưng, chính mối quan hệ thân thiết này giờ đây có thể trở thành điểm yếu chí mạng của ông Hà Lập Phong.
Trong khi đó, ảnh hưởng của phe Đoàn thanh niên (Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc) trên chính trường đang âm thầm phục hồi. Chủ tịch Tổng Công đoàn toàn quốc kiêm Phó Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Vương Đông Minh gần đây liên tục xuất hiện công khai. Trước tiên là cùng các nhân vật thuộc phe Đoàn như Thạch Thái Phong và Thẩm Dược Dược cùng tham dự “Song ủng đại hội” (ủng hộ quân đội, ưu đãi gia đình quân nhân; ủng hộ chính quyền, yêu mến nhân dân), sau đó lại là diễn giả duy nhất tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Tổng Công đoàn — một sự kiện cho thấy ông đang giành được tâm điểm chính trị. Ông Vương Đông Minh, từng là cánh tay phải của cựu Chủ tịch ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào, trong nhiều năm đã bị ông Tập Cận Bình gạt ra rìa, nên sự tái xuất hiện lần này được xem là tín hiệu cho thấy phe Đoàn Thanh niên đang phản công.
Ngoài ra, các nhân vật khác của phe Đoàn Thanh niên như Hồ Xuân Hoa, Tiêu Tiệp và Lý Thành Cương cũng thường xuyên xuất hiện trong các dịp quan trọng, cho thấy dưới sự hậu thuẫn của các “chính khách lão thành” như Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, phe Đoàn đang từng bước tập hợp lại lực lượng. Ngược lại, mạng lưới thân tín của ông Tập Cận Bình đang lần lượt bị tháo dỡ, khiến ông dần rơi vào tình trạng “tướng không quân”, tức cô lập về mặt quyền lực.
Trùng hợp đúng vào thời điểm ông Ngô Kỳ Tu “ngã ngựa”, Phó Thủ tướng thời Mao – bà Ngô Quế Hiền – vừa qua đời ở tuổi 87. Là đại diện công nhân nổi bật trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, bà từng được Mao Trạch Đông đề bạt làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tuy nhiên, vì trung thành với Giang Thanh, bà đã bị gạt ra lề sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc.
Nhà bình luận Trần Phá Không cho rằng cái chết của bà Ngô Quế Hiền là một biểu tượng, phản chiếu cuộc khủng hoảng mà chính quyền Tập Cận Bình đang đối mặt. Việc bà Ngô Quế Hiền thất thế năm xưa bắt nguồn từ cuộc đấu đá giữa Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình. Ngày nay, mạng lưới thân tín của ông Tập Cận Bình cũng đang đứng trước nguy cơ bị “nhổ sạch lông cánh”.
Việc ông Ngô Kỳ Tu “ngã ngựa” không chỉ vạch trần “huyền thoại xóa đói giảm nghèo” đầy tai tiếng của ông Tập Cận Bình, mà còn đánh dấu cuộc tổng phản công của phe chống Tập nhắm vòng tròn hạt nhân của ông. Từ ông Ngô Kỳ Tu đến ông Lưu Khôn, rồi đến cả ông Hà Lập Phong — chuỗi liên kết tham nhũng này cho thấy sự mong manh của chính quyền Tập. Song song đó, sự trỗi dậy của phe Đoàn Thanh niên và những chuyển biến trong cục diện chính trị đang báo hiệu cuộc đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ sẽ ngày càng khốc liệt hơn.
Liệu Tập Cận Bình có lặp lại vết xe đổ của Hoa Quốc Phong, hay thậm chí đối mặt với một kết cục nghiêm trọng hơn? Cuộc chiến không khói súng này vẫn đang tiếp diễn, và có lẽ sự thật sắp được phơi bày.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tối thứ Ba (29/4) đã tiết lộ những…
Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth gửi thông điệp tới Houthi và Iran: ‘Các vị biết…
Hôm thứ Tư (30/4), các đám cháy rừng lớn bùng phát gần thành phố Jerusalem…
Hôm thứ Tư (30/4), các nhà lập pháp Hàn Quốc trích dẫn nguồn tin từ…
Nhiễm virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây…
TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 drone vào tối ngày 1/5, sau khi màn trình…