Nhân viên y tế tuyến đầu: Chế độ TQ cưỡng ép ngụy tạo số liệu COVID-19

Ngày 29/3 vừa qua, tờ Bitter Winter, một tạp chí nhân quyền của Ý với nguồn tin sơ cấp tại Trung Quốc, đã đăng tải bài viết về việc các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại Trung Quốc buộc phải phối hợp làm giả số liệu theo lệnh của quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc, đôi khi bằng việc chuyển những người nhiễm bệnh vào các khoa khác, khiến việc lây lan trở nên rộng hơn. Bản thân các nhân viên y tế tuyến đầu nếu có biểu hiện nhiễm COVID-19 cũng không được xét nghiệm, mà phải trở về tự cách ly tại nhà, để đảm bảo thành tích báo cáo lên trung ương.

Ngày 17/4/2020, chính quyền thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc và cũng là tâm dịch của đại dịch COVID-19 đã nâng tổng số ca tử vong chính thức do COVID-19 lên thêm 1.290 ca, nhiều hơn 50% so với con số chính thức đã từng được báo cáo trước đây. Sự thay đổi này được đưa ra giữa lúc cộng đồng quốc tế quan ngại về việc Trung Quốc che giấu số liệu các ca tử vong do virus nhằm tạo cảm giác giả tạo rằng đại dịch đang được kiểm soát.

Tờ Bitter Winter đã liên hệ được với một bác sĩ tuyến đầu tại Trung Quốc, ông đã khẳng định rằng quan ngại trên là hoàn toàn có cơ sở. Để đảm bảo an toàn cho nhân chứng, Bitter Winter sử dụng hóa danh Huang cho người bác sĩ này.

(Ảnh: Bitter Winter)

Làm giả số liệu để “không có ca tử vong”

Bác sĩ Huang đến từ tỉnh Chiết Giang cho biết, ở thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, đại dịch diễn biến đặc biệt nghiêm trọng và chiếm phần lớn các ca nhiễm trong cả tỉnh. Huang cho biết: “Giữa tháng 2, tình trạng của các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ trở nên nghiêm trọng hơn và dần trở nặng. Đồng thời, chính quyền thành phố đã ban hành một tối hậu thư, cấm chúng tôi không được báo cáo các ca tử vong này là do virus corona.”

Theo Huang, kể từ đó, những người lãnh đạo bệnh viện đã bắt đầu làm giả số liệu để hoàn thành nhiệm vụ chính trị. Huang lấy ví dụ một trường hợp cụ bà 80 tuổi trong tình trạng nghiêm trọng, và qua đời trong bệnh viện do nhiễm COVID-19, nhưng trong báo cáo y tế lại đưa ra nguyên nhân tử vong khác.

“Để giảm số lượng bệnh nhân nhiễm virus corona, các bệnh viện đã chuyển họ từ những khu dành riêng cho bệnh nhân nhiễm virus sang các khoa khác, và thay đổi sổ y bạ thành bệnh viêm phổi nặng. Bằng cách này, họ sẽ không được ghi nhận là những ca nhiễm virus corona chính thức. Giảm bớt số bệnh nhân nhiễm virus nặng cũng đồng nghĩa với làm giảm luôn số ca tử vong. Vì vậy, áp lực từ chính quyền trung ương tới các lãnh đạo các bệnh viện và chính quyền sở tại cũng tăng lên.”

Huang cho biết thêm rằng chính quyền Ôn Châu báo cáo không có ca nhiễm virus mới vào ngày 16/3 nhưng trên thực thế, một vài bệnh viện vẫn có bệnh nhân ở trong tình trạng nguy kịch. Để kiểm soát việc lan truyền tin tức, các bệnh viện cấm nhân viên của mình nói chuyện với truyền thông và chia sẻ hình ảnh ở chỗ làm với bạn bè và gia đình hay đưa lên mạng xã hội. Họ cũng bị cấm nói chuyện với thân nhân của các bệnh nhân nhiễm virus khi thân nhân họ gọi điện để hỏi về tình trạng của người thân của mình.

“Theo báo cáo, ở tỉnh Chiết Giang, tổng cộng có hơn 1.200 ca nhiễm virus corona và 1 ca tử vong, tuy nhiên con số này đã bị làm giả bởi những quan chức đứng đầu và các các lãnh đạo của bệnh viện để hoàn thành mục tiêu chính trị của họ. Che đậy con số thực tế giúp giảm mức độ nghiêm trọng của đại dịch. Bởi vì ĐCSTQ che giấu tình hình thực tế ngay từ đầu nên các quốc gia khác đã không thể ngăn chặn kịp thời và đưa ra các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, dẫn đến tình trạng virus corona lan ra khắp thế giới.”

Nhân viên y tế không được xét nghiệm đầy đủ

Anh Hoàng tiết lộ rằng sau khi tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm virus corona, các nhân viên y tế địa phương bị cách ly trong vòng hai tuần tại một khách sạn do chính quyền chỉ định. Sau đó, lẽ ra họ phải được xét nghiệm để xem có bị nhiễm COVID-19 hay không. Tuy nhiên, chỉ có nhóm đầu tiên là được thực sự được xét nghiệm sau thời gian cách ly, còn các nhóm sau này thì không.

“Việc này chính là để làm giả số liệu lây nhiễm giữa các nhân viên y tế vì các bệnh viện và các chính quyền cấp tỉnh và thành phố sẽ đối mặt với áp lực lớn hơn nếu có nhân viên y tế nào đó nhiễm bệnh. Không xét nghiệm thì có thể báo cáo không có ca lây nhiễm nào đối với các nhân viên y tế. Nếu bất cứ ai bị lây nhiễm, họ sẽ phải về nhà sau hai tuần cách ly. Ngay cả khi họ có triệu chứng mắc bệnh, trường hợp của họ sẽ được tính như người thường bị nhiễm bệnh, chứ không phải nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.”

Huang kể rằng chỉ thị này làm dấy lên nỗi sợ hãi trong các nhân viên y tế. Có một y tá đã yêu cầu được xét nghiệm khi cô bắt đầu có triệu chứng nhiễm bệnh, nhưng ban giám đốc bệnh viện đã từ chối, và nói rằng kể cả có xét nghiệm, thì kết quả xét nghiệm của cô sẽ không được đưa vào hệ thống y bạ điện tử, và cô cũng không được biết kết quả xét nghiệm.

“Để đạt được những mục đích chính trị, chính quyền và các lãnh đạo bệnh viện đã không cho chúng tôi được xét nghiệm dù cho kit xét nghiệm là không thiếu. Đây là một việc làm hoàn toàn vô trách nhiệm. Nếu chúng tôi bị lây nhiễm nhưng không có biểu hiện bệnh, chúng tôi không được ngay lập tức cách ly, và thế là nhiều người hơn cũng có thể bị lây nhiễm, khiến việc lây lan thêm rộng.”

Thủ đoạn tuyên truyền

Làm giả số liệu chưa đủ, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn sử dụng cả truyền thông để tuyên truyền về những nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh với “tinh thần cách mạng” và buộc các nhân viên y tế phải diễn cùng.

Huang nói rằng các lãnh đạo bệnh viện buộc nhân viên dưới quyền có tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm virus corona phải viết bài và chia sẻ các câu chuyện của họ để “duy trì hình tượng của Đảng”. Anh nói: “Bệnh viện đăng nhiều câu chuyện về các cuộc chiến chống lại bệnh dịch trên trang WeChat của họ, và sau đó ngay lập tức nhận được hơn 100 lượt chia sẻ, nhưng nhiều câu chuyện trong đó không phải là sự thật. Họ làm vậy chỉ để phục vụ cho kế hoạch chính trị của họ.”

Bên cạnh những chia sẻ của anh Huang, một y tá đến từ tỉnh Chiết Giang đã chia sẻ với Bitter Winter rằng cấp trên của cô đã ra lệnh cho cô viết một câu chuyện về việc gia đình cô đã hỗ trợ như thế nào khi cô kiên định tham gia vào đội ngũ y tế đương đầu với virus. Bài viết của cô được đăng tải trên trang WeChat công khai của bệnh viện. Cô nói: “Tôi không có hứng thú đọc lại những gì tôi đã viết vì đó toàn là giả dối.” Một y tá khác cung cấp một bài viết cho bệnh viện nhưng sau đó phát hiện ra nội dung đã bị chỉnh sửa, hoàn toàn khác xa với những gì cô đã viết.

Một nhân viên y tế từ Bắc Kinh được cử đến Vũ Hán để làm việc đã nói với Bitter Winter rằng ngay cả khi các bác sĩ và y tá cảm thấy họ không được bảo đảm về mặt an toàn, họ cũng không thể từ chối khi được yêu cầu khám chữa cho các bệnh nhân nhiễm virus. Nếu họ làm vậy, họ sẽ khó tìm được nơi công tác khác trong tương lai. Vị nhân viên này còn tiết lộ rằng trước khi anh rời khỏi Vũ Hán, trưởng khoa nơi anh làm việc nói rằng anh không cần phải “quan tâm đến sống chết của bệnh nhân, anh chỉ cần làm sao để khỏi bị nhiễm bệnh là được.”

Ye Ling, Bitter Winter
Bài gốc đọc tại đây
Minh Nhật biên dịch

Ye Ling

Published by
Ye Ling

Recent Posts

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

26 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

51 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago