Mở đầu bằng sự kiện chèn sóng truyền hình ngày 5/3/2002 ở thành phố Trường Xuân với 5.000 người bị bắt giữ, cho tới giữa ngày 23 và 30 tháng 6 năm 2002, chín chương trình trên tần số vệ tinh của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng như mười đài truyền hình ở các tỉnh khác như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam đã bị chèn sóng. Bằng việc động chạm đến CCTV – cơ quan ngôn luận cao nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc, 3 tháng này đã đánh dấu đỉnh điểm của chuỗi sự kiện chèn sóng truyền hình gây chấn động Trung Quốc diễn ra từ năm 2002 tới 2005.
Theo thông tin trên minghui.org, một trang web của Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc, thời điểm này là dịp kỷ niệm 20 năm đỉnh điểm chuỗi sự kiện chèn sóng truyền hình tại Trung Quốc Đại Lục. Chuỗi sự kiện này diễn ra trong bối cảnh cuộc đàn áp Pháp Luân Công kể từ năm 1999. Theo đó, cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã vận dụng toàn bộ hệ thống truyền thông trên cả nước để tuyên truyền thù hận, tẩy não người dân.
Đơn cử như việc chính quyền Trung Quốc cố gắng dàn dựng một vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23/1/2001 nhằm kích động lòng thù hận của người dân Trung Quốc đối với Pháp Luân Công. Mặc dù sự việc này đã bị nhiều nhà báo nước ngoài phanh phui, nhưng bản thân các kênh truyền thông ở hải ngoại phản đối hành động dối trá này cũng bị ĐCSTQ kiểm duyệt và bưng bít; đồng thời chính quyền nước này tiếp tục tước đi mọi quyền lợi hợp pháp của Pháp Luân Công.
Trong bối cảnh bị tước đi mọi quyền được tự biện hộ, bị giam giữ hàng loạt, bị tra tấn, bị thù hận bởi những chính sách liên đới tới gia đình và đồng nghiệp, những người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã sử dụng cách chèn sóng truyền hình nhằm thanh minh và hy vọng nhận được sự đồng cảm từ người dân Trung Quốc.
Năm 2001, hai người tập Pháp Luân Công tại Trùng Khánh bước đầu chèn sóng truyền hình địa phương, đánh dấu sự thành công đầu tiên trong nỗ lực phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ngày 1/1/2002, người tập Pháp Luân Công ở Trùng Khánh chèn sóng phơi bày sự thật về cuộc đàn áp trên đài truyền hình cáp trong hơn 70 phút. Bốn người đã bị bắt sau đó và bị kết án từ 7 tới 16 năm tù giam. Một trong số họ đã chết trong khi bị cảnh sát giam.
Vào khoảng 8 giờ tối ngày 5/3/2002, chương trình “Pháp Luân Công trên khắp thế giới” và “Tự thiêu hay một vở kịch?” (nói về vụ tự thiêu được dàn dựng tại quảng trường Thiên An Môn) đã được chèn sóng liên tục, không gián đoạn trong khoảng 45 phút vào 8 kênh của chương trình truyền hình cáp tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.
Giữa ngày 23 và 30/6/2002, chín chương trình trên tần số vệ tinh của CCTV cũng như mười đài truyền hình ở các tỉnh khác như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam đã bị chèn sóng các chương trình sự thật về Pháp Luân Công và chiếu hình ảnh người tập Pháp Luân Công trên khắp thế giới.
Khoảng ngày 17/8/2002, các đài truyền hình cáp ở thành phố Tây Ninh và quận Dân Hòa ở tỉnh Thanh Hải tiếp tục bị chèn sóng chương trình Pháp Luân Công với tựa đề “Thử thách lịch sử.”
Vào tháng 8/2002, các chương trình Pháp Luân Công được chèn sóng 2 lần qua đài truyền hình vùng Phòng Sơn ở Bắc Kinh, và 3 lần ở phía Đông thành phố Bảo Định, tỉnh Hồ Bắc, mỗi lần ít nhất 70 phút.
Vào ngày 23 và 27/8/2002, người tập Pháp Luân Công đã chèn sóng thành công các chương trình Pháp Luân Đại Pháp: “Nhân chứng lịch sử” và “Pháp Luân Công trên khắp thế giới” trong thời gian trọng điểm vào 7 và 8 giờ tối ở phía Bắc thành phố Bảo Định, Lai Thủy, huyện Dịch, Trác Châu, Cao Bí Điếm, Từ Thủy và các tỉnh khác. Cả hai lần các chương trình đều phát sóng hơn 70 phút.
Vào ngày 6/92002, truyền hình cáp của Công ty Bạch Ngân ở thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc bị chèn sóng các chương trình nói sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, chương trình kéo dài khoảng 15 phút.
Vào ngày 4/8/2003, trang minghui.org tường thuật rằng người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã sử dụng công nghệ truyền dẫn không dây điện cao thế, hẹn giờ phát sóng thành công chương trình “Nhân chứng lịch sử” và “Pháp Luân Công trên toàn thế giới”. Chương trình phát sóng trong vài phút và hàng ngàn khán giả đã theo dõi.
Vào ngày 6/10/2003, minghui.org tiếp tục báo cáo rằng người tập Pháp Luân Công đã chèn sóng thành công một chương trình truyền hình ở Nột Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Khoảng 600 hộ gia đình đã theo dõi chương trình.
Vào ngày 19/1/2004, các chương trình “Ngọn lửa dối trá”, “Phiên tòa công khai dành cho Giang Trạch Dân” và “Pháp Luân Công trên khắp thế giới” đã được chèn sóng 2 tiếng trên truyền hình cáp ở Hình Đài và Sa Hà tỉnh Hồ Bắc.
Được biết, minghui.org đã tổng hợp lại danh sách khoảng 129 người tập Pháp Luân Công bị bắt giữ từ năm 2001 đến năm 2005 vì tham gia chèn sóng truyền hình, trong đó có 1/3 là nữ. Hơn 85% những người bị bắt giữ đã bị kết án tù từ 3 đến 20 năm, trung bình là 12,5 năm tù giam. Đáng chú ý là có những người đã qua đời do bị tra tấn hoặc bị tiêm thuốc phá hủy thần kinh.
Một năm sau sự kiện chèn sóng thành công đầu tiên năm 2001, một loạt các sự kiện chèn sóng đã diễn ra, và 93 người tập Pháp Luân Công đã bị bắt giữ. Các hoạt động này giảm dần trong ba năm tiếp theo, với 10 vụ bắt giữ vào năm 2003, 9 vụ bắt giữ vào năm 2004, và 14 vụ bắt giữ vào năm 2005. Có một vụ bắt giữ không xác định được thời điểm chèn sóng.
Trong tổng số 129 người bị bắt giữ, một số người đã chết ngay sau khi bị bắt, còn những người khác hoặc đã qua đời khi đang ở trong tù hoặc bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần sau khi ra khỏi tù.
Đơn cử như ngay sau vụ việc chèn sóng ngày 5/3/2002 tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, 5.000 người tập Pháp Luân Công ở khu vực Trường Xuân đã bị bắt giữ để thẩm vấn. Trong đó, 7 người bị đánh đến chết vài ngày sau khi bị bắt.
Số phận của những người bị cầm tù cũng không khá hơn. Một số đã mắc bệnh tâm thần sau khi bị tra tấn trong tù một thời gian dài. Đơn cử như trường hợp ông Trình Phượng Tường đến từ tỉnh Hà Bắc. Ông đã bị bắt ngay sau khi chèn sóng truyền hình tại địa phương vào tháng 1/2004. Ông đã bị đánh đập, tiêm thuốc phá hủy thần kinh và bị cấm ngủ. Ông đã trốn thoát sau 10 tháng bị giam giữ nhưng không có ai nhìn thấy ông hay biết tin tức về ông kể từ đó.
Cho đến nay, 12 trong tổng số 108 người tập Pháp Luân Công tham gia chèn sóng còn sống sót vẫn bị bỏ tù, và 23 người đã được thả. Tình trạng của những người còn lại hiện chưa rõ.
*****
Một trong những trọng trách của truyền thông là độc lập giám sát chính phủ, phơi bày các hành vi phạm pháp của giới quan chức và phản ánh những tội ác hay bất công trong xã hội. Nếu như truyền thông không thực hiện được trọng trách đó, thì đó không thể được gọi là truyền thông chân chính. Sự việc người tập Pháp Luân Công chèn sóng Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã một lần nữa cho thấy tình trạng nhân quyền của nước này.
Cùng với việc phía Pháp Luân Công thu thập, công khai bằng chứng về cuộc đàn áp kéo dài hàng chục năm qua, ngày càng có nhiều người Trung Quốc hiểu rõ hơn về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và biết tới tội ác thu hoạch nội tạng của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Minh Tâm
Xem thêm:
Mời xem video:
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…
Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…
Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong quá trình tranh cử đã nhiều lần chỉ…
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…