Phương pháp mới để nhận diện người biểu tình Hồng Kông của ĐCSTQ

Mặc dù bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tuyên bố thực thi Luật Cấm che mặt, nhưng cũng không thể ngăn được người Hồng Kông che mặt ra đường kháng nghị. Hiện nay, để đối phó với việc này, cơ quan an ninh quốc gia (Quốc an) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng phương pháp mới để thu thập thông tin về thẻ căn cước của người Hồng Kông. 

(Ảnh: Sectechina.com)

Phương pháp mới thu thập thông tin người biểu tình Hồng Kông

Theo trang tin Kan Zhong Guo (secretchina.com), một lượng lớn nhân viên Quốc an của ĐCSTQ đã mặc thường phục trà trộn vào đám đông biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ. Họ sử dụng một thiết bị nhỏ gọn không có nhãn hiệu để trong túi áo khoác để thu thập thông tin thẻ căn cước và điện thoại di động mà người Hồng Kông mang theo. Thiết bị nhỏ gọn này, cái có công suất nhỏ thì cần khoảng cách 1-2 mét, cái có công suất lớn thì khoảng cách có thể lớn hơn.

Sau khi có được thông tin về chip trên thẻ căn cước của người Hồng Kông, Quốc an ĐCSTQ sẽ lợi dụng công nghệ quét dữ liệu web (crawler), AI và big data để tiến hành đối chiếu trên các mạng xã hội như Facebook. Ngoài việc có thể thu thập được nhiều dữ liệu cá nhân hơn, họ còn có thể thông qua mạng xã hội để tìm được nhiều người phản đối Luật Dẫn độ hơn để tiến hành giám sát. Do đó, người Hồng Kông có che mặt hay không, đối với ĐCSTQ mà nói cũng không còn quan trọng. 

Thẻ căn cước Hồng Kông sử dụng công nghệ RFID

Theo thông tin từ trang web chính thức của Phòng Quản lý Nhập cảnh Chính phủ Hồng Kông, thẻ căn cước thông minh của Hồng Kông hỗ trợ kết nối không tiếp xúc (contactless), do đó người sử dụng khi xuất nhập cảnh không cần phải cà thẻ, chỉ cần đưa mặt có in ảnh của thẻ hướng vào vị trí đặt máy đọc thông tin, sau đó đi vào cửa của hệ thống thông quan hành khách tự động (e-Channel) để đối chiếu vân tay.

Trong phần bảo vệ dữ liệu riêng tư, tài liệu của trang web này cho biết, chỉ có cơ quan được trao quyền mới có thể vào được kho dữ liệu liên quan, giữa các cơ quan khác nhau của chính phủ sẽ không dùng chung kho dữ liệu. Thẻ chip chỉ lưu trữ được ít dữ liệu, còn dữ liệu nhạy cảm được lưu trữ ở hệ thống máy tính đầu cuối. Việc lựa chọn thẻ căn cước thông minh để dùng cho các mục đích không phải thông quan đều là tự nguyện.

Tổng hợp truyền thông Hồng Kông đưa tin, tháng 01/2014, Phòng Nhập cảnh Hồng Kông tuyên bố đưa ra hệ thống thẻ căn cước thông minh thế hệ mới, có chức năng chống làm giả và sử dụng công nghệ đo độ xám laser thế hệ mới, mức độ bảo mật được nâng cao và dung lượng chip lớn hơn, có thể thông qua phương thức tiếp xúc và không tiếp xúc để đọc thông tin; đưa vào đó công nghệ truyền dẫn không dây và nhận dạng tần số vô tuyến tích hợp (RFID).

Theo Wikipedia, nhận dạng qua tần số vô tuyến Radio Frequency IDentification (RFID) là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Công nghệ này sử dụng một thẻ điện tử chứa thông tin được lưu trữ bằng điện tử, đối tượng cần theo dõi. Thẻ thu thập năng lượng phát ra từ sóng vô tuyến của máy đọc RFID khi truy vấn và dùng năng lượng này để truyền tải thông tin thẻ về máy đọc.

Không giống mã vạch, thẻ không cần phải nằm trong tầm nhìn của người đọc, vì vậy nó có thể được gắn trong đối tượng được theo dõi.

Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Là một phương pháp nhận dạng tự động dựa trên việc lưu trữ dữ liệu từ xa, sử dụng thiết bị thẻ RFID và một đầu đọc RFID. RFID vì thế là một phương pháp của Tự động Nhận dạng và Thu thập Dữ liệu AIDC (Automatic Identification and Data Capture).

Nhiều ngành nghề cũng đã vận dụng công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến này. Gắn thẻ vào xe ô tô trong quá trình sản xuất thì nhà máy có thể theo dõi được tiến độ của dây chuyền sản xuất. Nhà kho có thể theo dõi được vị trí của dược phẩm. Thẻ vô tuyến cũng có thể được gắn vào gia súc hoặc thú cưng để dễ dàng kiểm soát. Thẻ nhận dạng vô tuyến cũng có thể sử dụng cho nhân viên đi vào khu vực bị khóa của tòa nhà. Nó còn được ứng dụng trên xe ô tô để thu phí đi đường và thu phí trong bãi đỗ xe.

Vì công nghệ này có thể đọc thông tin cá nhân mà không cần có sự chấp thuận của chủ thẻ nên gây ra lo ngại về xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng.

Biện pháp bảo vệ RFID

Theo Nhật báo Đông phương tại Hồng Kông đưa tin, để tránh các thông tin riêng tư của RFID bị tiết lộ, có thể sử dụng hộp bạc hoặc túi đựng thẻ chuyên dụng. Do RFID khi gặp thiết bị kim loại sẽ mất hiệu quả, nên có thể sử dụng màng nhôm để bọc thẻ RFID hoặc thẻ ID.

Ngoài ra, trang web Amazon tiếng Đức có bán một loại thẻ chặn thẻ RFID gọi là thẻ bảo vệ NFC (Blocker Karte – NFC Schutzkarte), có thể dùng để bảo vệ các thông tin riêng tư như thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, thẻ căn cước và hộ chiếu.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

38 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

46 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago