Kể từ năm ngoái, các bí thư ủy ban pháp luật ở nhiều tỉnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần lượt bị cách chức, thay thế hoặc biến mất. Hầu như tất cả các bí thư của các ủy ban chính trị và pháp luật liên quan đến vụ việc đều là lực lượng chủ chốt đằng sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các chuyên gia cảnh báo rằng những quan chức này đang phải đối mặt với sự thanh trừng cả trong và ngoài Trung Quốc.
Thời báo Epoch Times đưa tin, các quan chức chính trị và pháp luật đã trở thành những mục tiêu nguy hiểm nhất trong giới quan trường của ĐCSTQ. Theo Minghui.org, vào năm 2021, 68 quan chức của “Ủy ban Chính trị và Pháp luật” (UBCT & PL) các cấp của ĐCSTQ tham gia cuộc đàn áp Pháp Luân Công bị cách chức, có người bị kết án, có người nhảy lầu tự sát, có người tự thú, có người bị bắt, bị điều tra và có người còn liên lụy đến gia đình khiến họ phải ngồi tù.
Các quan chức cấp cao nhất gồm:
Chu Vĩnh Khang: Cựu Bí thư UBCT & PL của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ;
Mạnh Hồng Vĩ (Meng Hongwei): Cựu Chủ tịch Interpol, kiêm cựu thành viên đảng ủy, thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ;
Tôn Lực Quân: Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ, kiêm Cục trưởng Cục An ninh Nhà nước;
Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua): Cựu thứ trưởng Thường vụ Bộ Công an ĐCSTQ;
Cung Đạo An: Nguyên Phó Thị trưởng Thượng Hải, kiêm Giám đốc Sở Công an;
Đặng Khôi Lâm: Cựu Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Công an Trùng Khánh;
Tằng Hân: Bí thư UBCT & PL Quảng Tây, v.v.
Theo Viện Kiểm sát Tối cao ĐCSTQ, trang web của Tòa án Tối cao và bản tin của Bộ Công an, thông báo “cuộc chấn chỉnh” hệ thống chính trị và pháp luật của ĐCSTQ bắt đầu vào cuối tháng 2/2021 sẽ mở một đường dây báo cáo nóng cho công chúng.
Tòa án Tối cao đã công bố “Tội danh dành riêng cho cán bộ cơ quan công an, viện kiểm sát và tòa án”. Trang web của Viện kiểm sát tối cao tuyên bố sẽ “sàng lọc” và “điều tra ngược” đối với những người xử lý các vụ án một cách phi pháp và sẽ tiến hành “điều tra ngược trong vòng 20 năm” vào năm 2021.
Ngày 1/9 năm ngoái, Đoàn Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ, và Ủy ban Giám sát Nhà nước thuộc Bộ Tư pháp đã ban hành một văn bản, cho biết trong 7 tháng đầu năm 2021, hơn 100 cán bộ lãnh đạo cấp bộ trở lên trong hệ thống chính trị và luật pháp của ĐCSTQ (gồm các cựu lãnh đạo) đều bị điều tra và trừng phạt.
Các Bí thư của UBCT & PL của ĐCSTQ bị ngã ngựa vào năm 2021 gồm:
Vương Lập Khoa (Wang Like): Cựu Bí thư UBCT & PL Tỉnh ủy Giang Tô kiêm Giám đốc Sở Công an;
Hà Kiện Dân: Cựu Phó Bí thư của UBCT & PL tỉnh Hắc Long Giang;
Vương Văn Hải: Nguyên Phó Bí thư UBCT & PL tỉnh Hà Nam, kiêm Giám đốc Sở Tư pháp;
Ốc Lĩnh Sinh: Nguyên Phó bí thư UBCT & PL Tỉnh ủy Hắc Long Giang;
Trần Văn Mẫn (Johannes Chan): Cựu Phó Bí thư chuyên trách UBCT & PL Tỉnh ủy Quảng Đông;
Hứa Cương (Xu Gang): Cựu Phó Bí thư Thường vụ UBCT & PL Tỉnh ủy An Huy, bị kết án 13 năm và 6 tháng tù giam;
Diệp Quốc Binh: Cựu bí thư UBCT & PL thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, bị “khai trừ kép” (khai trừ đảng và cách chức);
Lưu Mậu Đức: Cựu Bí thư UBCT & PL thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, bị “khai trừ kép”;
Lý Hạc: Cựu Bí thư UBCT & PL thành phố Hohhot của Nội Mông, bị điều tra;
Điền Dã: Cựu Bí thư của UBCT & PL thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, bị điều tra;
Trương Khải Nam: Nguyên Bí thư UBCT & PL huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, bị điều tra.
Hầu hết các quan chức cấp cao của UBCT & PL bị ngã ngựa này đều tự mình tổ chức, chỉ đạo và tham gia giám sát các cuộc bức hại vô nhân đạo như bắt cóc, giam giữ, cải tạo lao động, kết án, tẩy não, tra tấn phi pháp các học viên Pháp Luân Công.
Theo Minghui.org, từ số liệu thống kê về số lượng học viên Pháp Luân Công bị kết án bất hợp pháp tại các khu vực khác nhau của Trung Quốc Đại Lục vào năm 2021, có thể thấy bí thư của UBCT & PL các tỉnh gặp quả báo nhiều như tỉnh Quảng Đông, tỉnh Hắc Long Giang, tỉnh Liêu Ninh, tỉnh Tứ Xuyên đều là những nơi bức hại Pháp Luân Công rất nghiêm trọng.
Để huy động mọi nguồn lực tại Trung Quốc cho cuộc đàn áp, ngày 10/6/1999, cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã thành lập “Phòng 610”, một cơ quan gián điệp tương tự như Gestapo của Đức Quốc xã, từ trung ương đến khắp các tỉnh thành.
Văn phòng này đã trở thành cơ quan quyền lực bí mật cao nhất của ĐCSTQ; bí thư của các UBCT & PL từ trung ương đến địa phương thường đồng thời phụ trách văn Phòng 610 tại địa phương. Do đó, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách các ban chính trị và pháp luật, có thực quyền hơn các ban thường vụ khác.
UBCT & PL kiểm soát bộ 3 tài chính, quân sự và ngoại giao của ĐCSTQ. Mọi thứ trong Phòng 610 đều do ông Giang Trạch Dân kiểm soát phía sau hậu trường, còn UBCT & PL là cơ quan điều hành.
Theo sau La Cán, Chu Vĩnh Khang đã nắm quyền kiểm soát hệ thống chính trị và pháp luật của ĐCSTQ hơn 10 năm, và vây cánh của ông ta trải khắp hệ thống chính trị và pháp luật. Vào thời điểm đó, quyền lực của UBCT & PL đã đạt đến đỉnh cao, hình thành “Trung tâm Quyền lực thứ 2” của ĐCSTQ.
Ông David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế nổi tiếng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng Phòng 610 là một cơ cấu quyền lực song song trong nội bộ ĐCSTQ. Đối với các nhà lãnh đạo hiện nay, Phòng 610 là một mối đe dọa tiềm tàng. Mặc dù không còn ở đỉnh cao nắm quyền độc lập trên thực tế, nhưng tổ chức này cũng thách thức “quyền chí cao vô thượng” của ĐCSTQ. Do đó, hệ thống Phòng 610 phải bị loại bỏ.
Ông Matas tin rằng ĐCSTQ đã sinh ra và ủng hộ Phòng 610, nhưng chừng nào hệ thống chính trị và luật pháp chịu trách nhiệm về Phòng 610 được tách rời với hoạt động toàn trị của ĐCSTQ, thì ĐCSTQ mới có thể đảm bảo rằng tổ chức này sẽ không thay thế chính mình. “Bởi vì con cái có thể thay thế cha mẹ khi chúng lớn lên. Hệ thống Phòng 610 là con của ĐCSTQ. Vì vậy, nó phải được đưa vào dòng chính của ĐCSTQ, mới có thể tránh việc khiến quyền lực của nó quá mạnh.”
Ông nói rằng hệ thống UBCT & PL Phòng 610 đã bị nhắm mục tiêu, không phải vì ĐCSTQ muốn xoa dịu cuộc bức hại Pháp Luân Công, mà là để khiến cuộc bức hại trở nên chính thống hơn. Rất nhiều điều xảy ra trong nội bộ ĐCSTQ chỉ là một cuộc tranh giành quyền lực mù quáng. “Vấn đề không phải là những gì đang thực hiện, mà là ai đang làm điều đó.”
Minghui.org đưa tin, vào khoảng Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm ngoái, các học viên Pháp Luân Công từ 36 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc và Canada đã đệ trình lên chính phủ của họ danh sách một loạt các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại; đồng thời yêu cầu áp đặt các biện pháp trừng phạt thủ phạm theo “Đạo luật về Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu” (Đạo luật Magnitsky).
Trong cuộc phỏng vấn, Luật sư Matas đã gợi ý 5 cách hợp pháp để đưa các quan chức của ĐCSTQ liên quan đến cuộc đàn áp ra công lý bên ngoài Trung Quốc, gồm:
1) Sử dụng pháp luật về thẩm quyền chung để đưa ra các thủ tục tố tụng hình sự đối với các tội ác chống lại loài người;
2) Một vụ kiện dân sự đòi thủ phạm bồi thường thiệt hại do nạn nhân còn sống đệ trình;
3) Sử dụng Đạo luật Magnitsky cấm nhập cư, phong tỏa tài sản và truy tố những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng được nêu tên công khai, bằng cách thêm tên của họ vào danh sách tội phạm ở các quốc gia thực hiện Đạo luật;
4) Yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế truy tố thủ phạm trên cơ sở thẩm quyền của Quốc gia thành viên của hiệp ước, theo điều khoản vì bức hại khiến vụ việc được đưa ra Tòa án;
5) Trước sự việc giết hại hàng loạt các học viên Pháp Luân Công để mổ sống lấy nội tạng, các quốc gia có luật cho phép truy tố những kẻ đồng phạm thu hoạch nội tạng nên tích cực làm việc để thực hiện luật này, và những quốc gia không có luật đó nên ban hành luật tương ứng.
Hiện tại, Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và Liên minh Châu Âu (gồm 27 quốc gia) đã thông qua Đạo luật Magnitsky. Đạo luật này trao quyền cho chính phủ xử phạt những người vi phạm nhân quyền, quan chức tham nhũng và các phần tử xấu trên mạng Internet, bằng cách đóng băng tài sản của các quan chức, tổ chức hoặc đoàn thể có liên quan ở quốc gia tương ứng và cấm các cá nhân có liên quan nhập cảnh.
Vào tháng 4 năm ngoái, Na Uy, quốc gia nằm ngoài EU, đã thông qua “Đạo luật Thực thi Trừng phạt Quốc tế” xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền. Chính phủ Nhật Bản cũng có thể viện dẫn các luật hiện hành về ngoại hối và thương mại, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những kẻ bức hại nhân quyền, bằng cách đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh.
Ngoài ra, Liên minh Ngũ Nhãn (gồm Úc, Canada, New Zealand, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ) và các nước phương Tây khác cũng trao đổi thông tin về những kẻ bức hại nhân quyền. Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong vấn đề này.
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…