Con tàu chính trị của Trung Quốc đã được chèo chống qua một năm đầy “giông tố”. Trong bối cảnh cảnh rối ren, nhiều bí ẩn chính trị vẫn còn bỏ ngỏ. Dưới đây là sáu bí ẩn quan trọng, một số có thể sẽ được làm rõ trong năm 2018, trong khi một số khác có thể phải đến khi Trung Quốc “biến đổi” mới có thể có lời giải đáp.
Ngày 27/1/2017, Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua) người nắm quyền tập đoàn Minh Thiên Hệ (Mingtianji) bị bắt tại Hồng Kông, đến nay vẫn không có thông tin gì.
Nhiều thông tin chỉ ra, Tiêu Kiến Hoa liên quan đến nhiều phe phái quyền quý trong đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nổi bật nhất là gia đình cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng.
Theo một nhận định từ South China Morning Post (Hồng Kông), Tiêu Kiến Hoa liên quan đến thảm họa sụp đổ thị trường chứng khoán năm 2015, đây được xem là “cuộc đảo chính kinh tế” của phe đối lập với ông Tập Cận Bình. Vì vậy suy luận cho rằng chính ông Tập Cận Bình đã bố trí việc bắt Tiêu Kiến Hoa.
Nhiều nguồn tin tiết lộ rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đã thu thập được nhiều thông tin hợp tác giữa Tiêu Kiến Hoa và những “thái tử Đảng”. Tiêu Kiến Hoa đã khai báo một danh sách dài giúp nhà cầm quyền Trung Quốc nắm rõ mạng lưới quan hệ giữa những trùm tài chính và quan chức cấp cao, trong đó đối tượng bị xử lý đầu tiên là chủ tịch Ủy ban Quản lý giám sát Bảo hiểm Trung Quốc (CIRC) Hạng Tuấn Ba (Xiang Junbo).
Danh sách dài này có những ai? Nhìn vào chống tham nhũng lĩnh vực tài chính sắp tới, bất cứ ai bị xử lý đều không có gì kỳ lạ.
Thực tế, phía sau việc quản thúc chủ tịch tập đoàn An Bang (Ampang) Ngô Tiểu Huy tháng 6/2017 và tháng 6/2015 bắt Xa Phong (Chefeng), con rể cựu thống đốc ngân hàng trung ương Đới Tương Long (Dai Xianglong), phía sau cũng có bối cảnh tương tự Tiêu Kiến Hoa.
>> Sự “rớt đài” đầy kịch tính của cháu rể ông Đặng Tiểu Bình
Vụ bê bối xâm hại trẻ em của nhà trẻ Hồng Hoàng Lam ở Bắc Kinh thuộc Tập đoàn RYB Education xảy ra ngày 22/11/2017, sau đó nhanh chóng trở thành tâm điểm của dư luận toàn cầu. Một số phụ huynh có con bị xâm hại cho biết, trẻ bị giáo viên dùng kim châm và cho dùng thuốc màu trắng không rõ là thuốc gì, đồng thời cung cấp hình ảnh những lỗ kim trên thân thể trẻ. Thậm chí còn tiết lộ nội tình đáng sợ: trẻ bị lạm dụng tình dục.
Trong làn sóng phẫn nộ chia sẻ trên mạng xã hội chỉ ra hệ thống giáo dục RYB Education liên quan đến nhiều quan chức cấp cao trung ương, trong đó đáng chú ý là cựu bí thư Ban Chính pháp Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu) và Thượng tướng quân đội nghỉ hưu Trương Văn Đài (Zhang Wentai).
>>Vụ bạo hành trẻ gây chấn động Bắc Kinh: Phụ huynh bị uy hiếp, sự thật bị che giấu?
Sau vụ bê bối bị lộ, cảnh sát Bắc Kinh vào cuộc điều tra, nhưng trước tiên là cho bắt “đối tượng loan tin đồn”, sau đó đưa ra báo cáo điều tra. Phía lãnh đạo nhà trường, được đỡ đầu bởi giới quyền quý, liên tiếp phản bác các cáo buộc và nói phụ huynh “tung tin đồn nhảm”. Còn việc xử lý của nhà chức trách cũng tương tự như từng xử lý các sự kiện khác: ngăn chặn thông tin lan tryền trên mạng và xóa bỏ hàng loạt bài viết liên quan. Ngày 28/10, cảnh sát Bắc Kinh họp báo kết luận điều tra thông tin cáo buộc nhà trường “xâm hại trẻ em” là do phụ huynh “tung tin đồn nhảm”; video giám sát lạm dụng trẻ em bị hỏng; hành vi ngược đãi trẻ duy nhất do một giáo viên họ Lưu gây ra và giáo viên này đã bị bắt giữ.
Trên mạng Internet, nhiều người nhạo báng và nghi ngờ, tập trung vào vấn đề “video giám sát bị hỏng”: Tại sao ổ cứng hay bị hỏng trong những lúc quan trọng?
Sau đó, truyền thông quân đội cũng vào cuộc, chỉ ra thông tin xâm hại tình dục trẻ tại RYB Education là không đúng sự thật. Trong tình trạng phong tỏa thông tin, vấn đề không thể được làm rõ. Cuối cùng có thế lực nào đứng sau? Video bị hỏng ẩn chứa bí mật gì? Có lẽ phải chờ chính thể độc tài sụp đổ mới biết được.
Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai) được xem là một trong những ứng cử viên vào Ban Thường vụ ĐCSTQ khóa 19, bất ngờ bị đình chỉ chức vụ vào ngày 15/7/2017, chính thức “ngã ngựa” vào ngày 24/7/2017.
Tổng hợp thông tin, các vấn đề của ông Tôn Chính Tài bao gồm:
Tham ô và dâm loạn, Tôn Chính Tài không chỉ có nhiều con ngoài giá thú tại địa phương, còn giao các nguồn tài trợ quan trọng liên quan đến dự án “một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình cho công ty của người tình.
Vợ ông Tôn Chính Tài và vợ ông Lệnh Kế Hoạch là bà Cốc Lệ Bình đều là thành viên của Câu lạc bộ quý bà Ngân hàng Dân Sinh (Minsheng).
Ông Tôn Chính Tài không thừa nhận “Tập hạt nhân”, tham gia vào các hoạt động ngầm xây dựng băng đảng, lôi kéo đội hình, hứa hẹn khắp mọi nơi.
Quá nhiều tham vọng, hàng ngày ở nhà đều bí mật vái lạy long bào, nghiện trò chơi “vinh quang của nhà vua”, còn dụ giỗ các người tình sinh nhiều con vì phải chuẩn bị “hạt giống rồng”.
Là người tiếp quản quyền lực do phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân dựng lên, bị cuốn vào cuộc chiến với ông Tập Cận Bình. Ông Tôn Chính Tài được các quan to phái Giang như Giả Khánh Lâm, Lưu Kỳ (Liu Qi), Tăng Khánh Hồng đề bạt, vun trồng, và được xem như là một trong những người kế vị “ngôi báu”.
Mưu tính chính biến: Chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc Lưu Sĩ Dư (Liu Shiyu) đã nói công khai ông Tôn Chính Tài âm mưu đoạt quyền lực trong Đảng, bằng chứng được ghi trong báo cáo công việc của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương tại Đại hội 19. Bản báo cáo điểm danh những “kẻ âm mưu”, “kẻ dã tâm” gồm Tôn Chính Tài, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu.
Nhưng ngày 11/12/2017, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc công bố chuyển giao tư pháp đối với ông Tôn Chính Tài chỉ với tội danh nghi ngờ nhận hối lộ. Có thể thấy, số lượng tội danh của ông Tôn Chính Tài ít hơn nhiều so với các quan to bị thanh trừng trước đó. Ván cờ nội bộ này có ảnh hưởng đến hình phạt cuối cùng đối với ông Tôn Chính Tài hay không vẫn là ẩn số.
Theo định nghĩa mới nhất đăng ngày 24/12/2017 trên trang website của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, ám chỉ Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài là những trường hợp điển hình của suy thoái chính trị. Trong đó Tôn Chính Tài tiêu cực đối phó với chính sách của trung ương, cố ý thực hiện chủ trương riêng của bản thân, dẫn đến làm biến dạng chính sách của Trung ương trong quá trình thực hiện.
>> Tôn Chính Tài chính thức bị lập án điều tra: Vì đâu nên nỗi?
Ngày 28/11/2017, Trương Dương được truyền thông Trung Quốc đưa tin tự sát vào ngày 23/11/2017, là Thượng tướng quân đội Trung Quốc đầu tiên mà nhà cầm quyền Trung Quốc thông báo tự sát kể từ sau thời Cách mạng Văn hóa. Trương Dương là tướng lĩnh phái Giang, bị cáo buộc là thân tín của quan to “ngã ngựa” Từ Tài Hậu.
Truyền thông quân đội bình luận rằng Trương Dương sợ tội nên tự sát và vì thấy nhục nhã. Tuy nhiên, thực tế cái chết của Trương Dương luôn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
>>Quan to quân đội Trung Quốc treo cổ tự tử và bí ẩn phía sau
South China Morning Post dẫn thông tin do người trong cuộc cung cấp: “Vì vụ án này liên quan đến một số quan chức quân đội khác, nên cái chết của Trương Dương có thể ảnh hưởng đến công tác điều tra chống tham nhũng khác.” “Có thể ông ta muốn dùng cái chết để bảo vệ bạn bè liên quan đến vụ án.”
Đài truyền hình NTDTV có phân tích cho rằng có thể Trương Dương bị giết hại. Vào ngày ông ta qua đời, một trong những vệ sĩ cũ của Trương Dương nói đã điều trị bệnh cho ông ta, sau khi người này đi khỏi thì Trương Dương được phát hiện đã treo cổ chết. Có thể Trương Dương bị người trong phe phái giết hại.
Theo Dwnews dẫn lời một người tự xưng là “người trong cuộc hiểu về Trương Dương” tiết lộ, sau khi bị các cơ quan chức năng điều tra, vợ thứ hai của Trương Dương đã tự sát trước. Cuối cùng không biết cái chết của người vợ thứ hai của Trương Dương có liên quan gì đến vụ tự tử của Trương Dương không, có phải Trương Dương chết để bảo vệ phe cánh hay không.
Điều lạ là một bài báo trên Tạp chí Nhân vật Hoàn Cầu kỳ 24/2017 chỉ ra, Trương Dương có liên quan đến hai quan to “ngã ngựa” Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, nhưng chỉ sau một ngày đăng tải thì bài viết trên mạng thì đã bị gỡ bỏ, khiến nhiều người suy đoán lý do đằng sau.
Đài Á châu Tự do (RFA) có nhận định chỉ ra nhiều nghi vấn về cái chết của Trương Dương. Cái chết của Trương Dương rõ ràng không đơn giản như Tân Hoa xã Trung Quốc đưa tin, chắc chắn bên trong có nhiều vấn đề phức tạp. Tương tự chuyện thông báo về cái chết của ông Từ Tài Hậu vì ung thư vào cuối tháng Ba năm ngoái gây nhiều nghi vấn, sự thực cuối cùng như thế nào rất khó biết câu trả lời dưới thể chế chính trị không minh bạch.
Trước Đại hội 19, chuyện ông Vương Kỳ Sơn ở lại hay không là một dấu hỏi lớn, nhưng sau Đại hội 19 ông Vương Kỳ Sơn đi hướng nào lại trở thành dấu hỏi. Một số phương tiện truyền thông đưa tin, ông Vương Kỳ Sơn còn có đặc quyền trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, dự kiến “lưỡng hội” năm 2018 sẽ nhậm chức Phó Chủ tịch nước. Bởi vì ông Vương còn tham gia ăn tối chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Trung Quốc, trong khi Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều vắng mặt, vì vậy giới quan sát đồn đoán ông Vương Kỳ Sơn “nghỉ mà không hưu”, sẽ “xuống núi trở lại”.
Ngày 18/12/2017, Minh Báo (Hồng Kông) chỉ ra, nếu ông Vương Kỳ Sơn tiếp quản chức Phó Chủ tịch nước thì sẽ bắt đầu mô hình mới, không giống những Phó Chủ tịch nước trước, vai trò của ông Vương Kỳ Sơn là có thực quyền.
Tuy nhiên mọi chuyện dù sao cũng phải chờ tới “lưỡng hội” vào tháng Ba mới biết rõ.
Câu hỏi hóc búa về chính trị Trung Quốc lớn nhất năm 2017 là tranh giành quyền lực tại Đại hội 19, nhưng “chuyện nội bộ” thế giới bên ngoài rất khó biết thấu đáo. Sau Đại hội 19, màn sương mù suy đoán về danh sách nhân sự Ban Thường vụ mới được xua tan. Công thần chống tham nhũng Vương Kỳ Sơn rút lui, tâm phúc hàng đầu của ông Tập Cận Bình là ông Lật Chiến Thư trở thành nhân vật thứ ba trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ông Uông Dương phái Đoàn cũng chiếm một vị trí, “quốc sư ba đời” Vương Hộ Ninh vào Ban Thường vụ trong vai trò từ “quản bút” là chuyện hiếm thấy xưa nay, ông Triệu Lạc Tế cũng bất ngờ thành “ngựa đen” đột phá, trong khi hai “người kế nhiệm” là Hồ Xuân Hoa và Trần Mẫn Nhĩ không vào được Ban Thường vụ Bộ Chính trị, phái Giang chỉ còn lại cựu bí thư Thượng Hải là Hàn Chính vào Ban Thường vụ.
Nhưng trong 25 thành viên của Bộ Chính trị mới, ít nhất 15 người là thân tín của ông Tập Cận Bình, cũng còn không ít người có dính dáng phái Giang (cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân). Kết quả cho thấy ông Tập Cận Bình không toàn thắng, Đại hội 19 chưa phá vỡ thế cân bằng giữa các phe phái.
[ads3]
Đằng sau kết quả này được xem là có giao dịch ngầm giữa các phe. Tạp chí Tiền Tiêu của Hồng Kông tháng 12/2017 có nhận định, danh sách nhân sự Bộ Chính trị Đại hội 19 là sản phẩm của sự thỏa hiệp giữa các bên. Tâm điểm của ván cờ là ông Vương Kỳ Sơn, bị nhiều kẻ liều mình ngăn chặn. Trong đó quyết liệt nhất là những Ủy viên Thường vụ phái Giang như Trương Đức Giang, Lưu Vân Sơn và Trương Cao Lệ, với hậu thuẫn của nhân vật số hai phái Giang là cựu lãnh đạo Tăng Khánh Hồng.
Theo quan sát chỉ ra từ Nikkei (Nhật Bản), trong báo cáo dài về công tác Đại hội 19 mà ông Tập Cận Bình đọc suốt ba tiếng rưỡi, những người nghe trong hội trường Đại lễ đường Bắc Kinh có một loạt hành động riêng tư. Thời điểm này phe Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân diễn ra cuộc đấu gay cấn liên quan chuyện đưa “tư tưởng Tập Cận Bình” vào điều lệ Đảng, vì thế có hiện tượng “giao dịch ngầm”, được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế nhận định chính thời điểm này “đạt thành giao dịch”.
Tham gia vào màn kịch trao đổi này có hai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa 18 thuộc phái Giang là ông Lưu Vân Sơn và Trương Đức Giang. Còn hai người kia là thân tín của ông Tập Cận Bình, đó là ông Đinh Khiết Tường và Lật Chiến Thư.
Sau “thỏa thuận”, ông Lưu Vân Sơn ra sức quảng cáo tư tưởng Tập Cận Bình là “Tư tưởng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”, còn ông Trương Đức Giang thổi phồng là “Điểm nhấn lớn nhất của Đại hội 19”. Việc những đối thủ phải thừa nhận đưa tư tưởng Tập Cận Bình và điều lệ Đảng chứng minh ông Tập Cận Bình đã giành thắng lợi.
Cuối cùng thì giao dịch này thực hiện như thế nào, quá trình diễn ra như thế nào, nếu những người trong cuộc không tiết lộ có thể sẽ mãi mãi không bao giờ biết được.
Mộc Mai
Xem thêm:
Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…