Gần đây, Bộ Công an Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nói rằng sẽ truy quét các hoạt động phi pháp xâm phạm thông tin cá nhân của công dân, trong 3 năm, hơn 2.300 “nội gián” trong ngành đã đã bị bắt. Tuyên truyền này đã làm dấy lên đồn đoán bên ngoài. Trước đó, thông tin cá nhân của bản thân ông Tập Cận Bình, con gái Tập Minh Trạch và anh rể Đặng Gia Quý đã bị cảnh sát ĐCSTQ tiết lộ.
Bộ Công an của ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 10/8, tuyên bố rằng “nghiêm khắc truy quét các hoạt động bất hợp pháp và tội phạm xâm phạm thông tin cá nhân của công dân, đồng thời khoanh vùng nguồn rò rỉ trong ngành”. Kể từ năm 2020, hơn 2.300 “nội gián” trong các ngành như nhà khai thác viễn thông, bệnh viện, công ty bảo hiểm, bất động sản, quản lý tài sản và công ty chuyển phát nhanh đã bị bắt.
Ông Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), một chuyên gia về Trung Quốc và là cựu phó giáo sư của Đại học Sư phạm Thủ đô Trung Quốc, nói với tờ Epoch Times hôm 11/8 rằng khi thông tin hộ khẩu của con gái ông Tập bị rò rỉ, cấp trên đã phẫn nộ và nhất định phải điều tra. Đó có thể là lợi dụng xu thế để tiến hành nhiều cuộc điều tra hơn, hoặc cũng có thể là quan chức cấp nào đó cho điều tra, sau đó những người bên dưới sẽ có thể tùy tiện bắt, hễ bắt là bắt rất nhiều, hơn nữa cũng là bắt có chọn lọc, không phải tất cả đều bị bắt.
Ông Lý Nguyên Hoa cho rằng những nội gián trong tất cả các ngành nghề, tình hình thực tế còn nhiều hơn con số báo cáo rất nhiều, nhưng ĐCSTQ luôn cho phép họ tồn tại. Các báo cáo này hiện cho thấy các cơ quan công an đã cẩu thả trong nhiệm vụ của mình nên mới xảy ra rất nhiều [sự cố tiết lộ thông tin cá nhân].
Ông Lý Nguyên Hoa nói rằng hiện nay ĐCSTQ đang tuyên truyền theo cách này, điều này vừa đúng phản ánh rằng ĐCSTQ không coi trọng pháp trị nên mới dẫn đến hỗn loạn xã hội.
Không có gì lạ khi thông tin cá nhân bị bán lại hoặc rò rỉ bất hợp pháp. Ba năm trước, vụ rò rỉ thông tin cá nhân của con gái ông Tập Cận Bình đã thu hút sự chú ý rộng rãi của quốc tế.
Vào tháng 5/2019, sau khi thông tin cá nhân của con gái ông Tập Cận Bình – cô Tập Minh Trạch, và anh rể của ông Tập – ông Đặng Gia Quý, bị các trang web ở nước ngoài “ZhinaRed Foundation” và “ZhinaWiki” tiết lộ, Bộ Công an Trung Quốc sau đó đã thành lập tổ chuyên án, đơn vị chịu trách nhiệm xử lý chuyên án này là Đại đội Cảnh sát Mạng Mậu Nam, TP. Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông. Đội trưởng của đại đội này là Dương Quan Diệu (Yang Guanyao), đã nịnh hót lập công với cấp trên và quy tội cho trang web “Esu Wiki”. Ông ta liên tiếp bắt giữ hàng chục nhân viên và thành viên của trang web này trên toàn Trung Quốc, đồng thời tra tấn để lấy lời khai và bằng chứng, 24 người đã bị bắt và bỏ tù.
Vào ngày 30/12/2020, Tòa án quận Mậu Nam đã kết án sơ thẩm 24 người liên quan đến trang web “Esu Wiki” và Ngưu Đằng Vũ (Niu Tengyu), khi đó mới 20 tuổi, được coi là “thủ phạm chính”, bị kết án 14 năm. Những người khác bị các mức án từ 1-4 năm tù.
Theo báo chí ngoài Trung Quốc đưa tin vào thời điểm đó, gia đình của bị cáo tố cáo cảnh sát Mậu Danh đã dàn dựng một vụ án oan, trong tình huống cảnh sát không thể nào bắt giữ người chủ trì của trang web nói trên ở nước ngoài, họ đã không ngần ngại lập lờ đánh lận con đen và muốn “Esu Wiki” thay thế để vu oan giá họa, bức ép tình nguyện viên kỹ thuật của “Esu Wiki” là Ngưu Đằng Vũ thừa nhận mình là “thủ phạm chính”. Cáo buộc Ngưu “tìm cớ gây sự, gây rối”, “xâm phạm thông tin cá nhân của công dân”, “hoạt động kinh doanh bất hợp pháp”, và bị kết án nặng 14 năm tù.
Nghi ngờ dưới áp lực quốc tế, chính quyền ĐCSTQ đã bí mật xử lý hơn 20 nhân viên tư pháp liên quan đến vụ án này, bao gồm Dương Quan Diệu (Đội trưởng Đội cảnh sát Mạng ở Mậu Danh, người điều tra vụ án), Lý Thổ Hoa (Li Tuhua, Phó cục trưởng Cục Công an TP. Mậu Danh), Giang Khải Hâm (Jiang Kaixin, Phó bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Quảng Đông), v.v.
Ông Tiêu Ngạn Nhuệ (Xiao Yanrui), một trong những người sáng lập “Esu Wiki”, đang sống lưu vong ở Canada, từng tiết lộ rằng thông tin hộ khẩu của ông Tập Cận Bình và con gái ông bị tung ra, là do nội bộ cảnh sát tiết lộ. Có người đã gửi thông tin đến trang web của họ, nhưng họ không chủ động kiểm tra nó.
Ông Tiêu Ngạn Nhuệ tiết lộ rằng vào cuối năm 2018, có người đã đưa cho cảnh sát 6.000 nhân dân tệ để kiểm tra thông tin hộ khẩu của ông Tập Cận Bình. Bởi vì Hệ thống dân số cảnh báo khi kiểm tra quan chức cao cấp (cảnh báo hoặc thông báo khi thông tin quan chức cấp cao được truy cập và kiểm tra), khi thao tác cũng sẽ ghi lại hồ sơ, hơn nữa trong phòng lại có camera, cho nên nhân viên cảnh sát đó không có kết cục tốt đẹp.
Ông Tiêu nói rằng khi kiểm tra hộ khẩu của ông Tập Cận Bình, viên cảnh sát đó đã nhân tiện đưa ra chứng minh thư của cô Tập Minh Trạch vì họ là một gia đình, sau đó sử dụng chứng minh thư này để lấy ảnh từ hệ thống của Cục Giáo dục. Đối phương không biết đó là con gái của ông Tập Cận Bình, cho nên không mất tiền. Tuy nhiên, vì cô Tập Minh Trạch không được bảo vệ trong hệ thống và có thể được tìm thấy trong hệ thống cảnh vụ của cảnh sát giao thông.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism (Chuyển hóa Tế bào) cho…
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng số ca tử vong do ung thư…
Chính quyền Biden có thể công bố các hạn chế xuất khẩu mới sang Trung…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang…
Ông Trump thông báo bổ nhiệm cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alex Wong làm…
Cảnh sát cứu hỏa tìm thấy toàn bộ 7 người trên tầng 8 và tầng…