Không ít người nhận định, việc sử dụng thuật ngữ COVID-19 thay cho tên gọi “viêm phổi Vũ Hán” chính là một ý đồ của ĐCSTQ nhằm “để mọi người quên đi nguồn gốc của virus”. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus thúc đẩy việc sử dụng thuật ngữ COVID-19 có thể là đang thay thế cho ĐCSTQ tẩy sạch nguồn gốc này.
Hôm 2/5, WHO cho biết tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở Vũ Hán là 3,4%, cao hơn nhiều so với cúm theo mùa. Mặc dù vậy, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn cho rằng virus Vũ Hán là “có thể kiểm soát được” và chưa tạo thành đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều người dân Nhật Bản chỉ trích rằng dịch bệnh “về cơ bản là một sai lầm nghiêm trọng do WHO vì đã chủ quan gây ra”.
Tạp chí uy tín “National Science Review” gần đây đã công bố một bài báo, cho biết nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng virus corona mới gần đây đã đột biến và không loại trừ việc sẽ có các đột biến tiếp theo. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh vẫn đang hoành hành, chính quyền Bắc Kinh vẫn khăng khăng khôi phục lại công việc và khởi động lại sản xuất. Ngoại giới tin rằng đợt bùng phát khủng hoảng thứ hai sẽ không còn xa. Mà dịch bệnh chỉ là một trong số đó. Năm yếu điểm lớn của Bắc Kinh cũng đang dần dần bị phơi bày.
Trong một cuộc họp báo gần đây, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros nói rằng “tỷ lệ tử vong của virus corona cao hơn nhiều so với cúm, nhưng virus corona có thể kiểm soát được.” Ông tin rằng ‘viêm phổi Vũ Hán’ vẫn chưa tạo thành đại dịch toàn cầu.
Mọi người tin rằng sớm hay muộn vắc-xin sẽ được tạo ra, và phương pháp điều trị sớm hay muộn cũng sẽ tìm thấy, nhưng thực tế hiện tại là vẫn chưa có. Tuy nhiên lúc này ông Tedros lại nói “virus corona có thể kiểm soát được”, căn cứ ở đâu để ông đưa đến kết luận này?
Dịch đã lan đến 103 quốc gia và khu vực, các trường hợp nhiễm bệnh đã được phát hiện trên sáu lục địa. Mặc dù vậy, ông Tedros vẫn nói rằng nó chưa tạo thành đại dịch toàn cầu. Ông cũng nói rằng “số ca bệnh mới ở các quốc gia ngoài Trung Quốc đang tăng nhanh và đã tăng gấp 9 lần số ca bệnh mới ở Trung Quốc”. Hàm ý là các biện pháp kiểm soát của Trung Quốc được thực hiện tốt, còn các quốc gia khác thì không.
Bài phát biểu của ông Tedros đã khiến nhiều người Nhật Bản tức giận. Một số bình luận cho rằng vì Nhật Bản tin vào dữ liệu và khuyến nghị của WHO, dẫn đến việc chính phủ, các chuyên gia y khoa và người dân đã quá lạc quan về bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ mới xảy ra tình trạng dịch bệnh lan rộng, bao gồm cả việc hạn chế khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật Bản.
Một cư dân mạng Nhật Bản cho biết: “Hoàn toàn không thể cảm nhận được tầm quan trọng của bài phát biểu của ông ta. Đối với vấn đề này, trọng tâm là lựa chọn các biện pháp ngay từ đầu và tăng cường thực hiện, thì kết quả cuối cùng sẽ chỉ gây ra tổn thất tối thiểu. Nhưng vì ông Tedros một mực phản đối cách làm này, do đó, đại dịch xảy ra là không thể tránh khỏi. Đây hoàn toàn là tai họa do con người tạo ra!”
Một cư dân mạng khác nói rằng WHO đã ca ngợi Trung Quốc nhưng chỉ trích Nhật Bản: “Nói rằng tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản làm người ta lo lắng. WHO có thể giải thể được rồi đó!”
Một người khác nói: “Cảm giác không hề có khủng hoảng ngay từ đầu do WHO tạo ra đã dẫn tới tình trạng hiện tại. Cho đến bây giờ những gì được nói ra cũng khiến người ta khó mà tin tưởng được. Và nếu thật sự có khả năng ngăn chặn được virus, xin vui lòng cho chúng tôi biết cụ thể chính xác phương pháp.”
Trên thực tế, việc ông Tedros cứ “nói đỡ” cho Bắc Kinh, cũng phản ánh rằng chính quyền này có nhiều yếu điểm.
Từ trước ngày 3/2, toàn Trung Quốc có 96 doanh nghiệp nhà nước trung ương và các công ty con đã đi vào hoạt động bình thường trở lại. Tỷ lệ hồi phục sản xuất hiện nay của 48.000 công ty con của các doanh nghiệp nhà nước là 97,9%. Đồng thời, nhiều địa phương đã toàn diện phục hồi công việc, rất nhiều thành phố đã nới lỏng các hạn chế về du lịch, giao thông công cộng và đời sống xã hội.
Cựu nhân viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Drew Thompson tin rằng việc nối lại các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là sản xuất tại nhà máy, “chắc chắn sẽ dẫn đến rất nhiều trường hợp lây nhiễm mới.”
Truyền thông Đại Lục đưa tin 7 người Trung Quốc từ Ý trở về Chiết Giang tuần trước đã được chẩn đoán nhiễm virus corona. Đây là một hiện tượng dịch bệnh đang chảy ngược về Trung Quốc từ nước ngoài.
Ông Kurt Campbell, cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ cho biết không có cách nào, chắc chắn thời gian dịch bệnh sẽ lên đến đỉnh điểm, việc Trung Quốc phục hồi sản xuất quá sớm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền virus. Ông tin rằng Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ tạo ra một làn sóng đại dịch thứ hai.
Bà Quách Vu Hoa, giáo sư Khoa Xã hội học tại Đại học Thanh Hoa đã nói với Free Asia rằng: “Xem con người như một loại công cụ, coi như đối tượng để thống trị, bản thân nó chính là một loại virus, độc tính không hề nhỏ hơn virus ‘viêm phổi Vũ Hán’. Tôi cảm thấy độc tính của nó thậm chí còn lớn hơn.”
Có một điều đáng quan tâm là từ ngày 26/2, Tổ chức phúc lợi cộng đồng Zhangsha Funeng đã khởi xướng một hành động truy cứu trách nhiệm để đòi bồi thường cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Mặc dù yêu cầu này còn cần một chặng đường dài để đi, nhưng vẫn có một sự tin tưởng rằng sau khi thực hiện bước đầu tiên, sẽ có nhiều người lần lượt bước theo.
Bất chấp sự bùng phát của một đợt dịch bệnh mới, yêu cầu của Bắc Kinh tiếp tục công việc và tiếp tục sản xuất có thể là do áp lực của nền kinh tế Trung Quốc.
Tính đến ngày 2/3, chỉ số quản lý thu mua PMI của ngành dịch vụ giảm mạnh 25,3 điểm, chỉ còn 26,5 điểm. Chỉ số PMI sản xuất so với số liệu được công bố trước đó, trong tháng 2 đã giảm 10,8 điểm, xuống chỉ còn 40,3.
Chỉ số PMI của cả hai ngành đều giảm mạnh, chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc đã bị thiệt hại nặng nề. Điều khiến Bắc Kinh lo lắng là thiệt hại này không phải là đau thương nhất. Đau thương hơn là chuỗi công nghiệp rời khỏi Trung Quốc.
Thiệt hại kinh tế chỉ là nỗi đau tạm thời, chỉ cần khôi phục lại sản xuất, cho dù không thể được phục hồi hoàn toàn tổn thất thì vẫn có thể khắc phục được một phần. Nhưng khi chuỗi công nghiệp rời khỏi Trung Quốc, tổn thất này là không thể khắc phục. Sau khi dịch bệnh bùng phát, các nhà sản xuất đang tăng tốc rời khỏi Trung Quốc.
Thương mại quốc tế của Trung Quốc 90% là bằng đường biển, nhưng sau khi dịch bệnh bùng phát, hàng chục chuyến tàu chở đầy hàng hóa đã bị hủy bỏ và các sản phẩm của Trung Quốc không thể đến tay người mua. Bloomberg cho hay nhà máy xe hơi Chrysler (FCA) đã tạm thời đóng cửa vì các bộ phận linh kiện Trung Quốc không được sản xuất.
Ông Alan Murphy, Giám đốc điều hành Cơ quan Tư vấn Vận chuyển Marine Intelligence, ước tính rằng khoảng 600.000 container 1TEU bị mắc kẹt ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, sự đình trệ trong vận chuyển là hai chiều, hàng hóa Trung Quốc không thể đi ra ngoài và hàng hóa nước ngoài cũng không thể vào được Trung Quốc. Người mua Trung Quốc đã yêu cầu Ả Rập Saudi giảm nguồn cung dầu thô. Và với lý do “bất khả kháng” để yêu cầu giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên. Bloomberg chỉ ra rằng “tương lai nhìn lại tháng 2/2020 sẽ là một đoạn lịch sử của sự gián đoạn chuỗi cung ứng.”
Nhà kinh tế Du Vỹ Hùng nói với NTD rằng trong vài năm qua, khi chi phí tiền lương của Trung Quốc tăng lên, một số nhà máy cấp thấp đã rời khỏi Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại cũng đã khiến tầng lớp trung lưu bắt đầu rời khỏi Trung Quốc. “Có một số ngành công nghiệp vốn là không muốn rời đi, nhưng dịch viêm phổi lần này đã đẩy nhanh sự di dời của chuỗi sản xuất.”
Giáo sư Tạ Điền Trường Kinh doanh Aiken tại Đại học Nam Carolina, nói: “Trung Quốc dịch bệnh từ Nam ra Bắc. Mọi người đều sợ đi ra ngoài và cũng không muốn mua sắm. Kinh tế Trung Quốc suy giảm 5 đến 6%. Trung Quốc đang rơi vào một cuộc suy thoái lớn là điều không thể tránh khỏi.”
Hôm nay, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đã phát hành phiên bản thứ bảy của kế hoạch chẩn đoán và điều trị. Phần “thay đổi bệnh lý” bổ sung cho thấy ‘viêm phổi Vũ Hán’ có thể gây tổn thương phổi, lá lách, tim, gan, túi mật, thận và các cơ quan khác. Ngoài ra, mô não của bệnh nhân bị sung huyết, phù nề và một số tế bào thần kinh bị thoái hóa. Đại học Y khoa Thủ Đô chi nhánh Địa Đàn Bắc Kinh thông qua kỹ thuật giải trình tự gen (gene sequencing) đã xác nhận rằng: virus ‘viêm phổi Vũ Hán’ có trong dịch não tủy của bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi.
Ông Tài Tân Võng dẫn lời Bệnh viện Địa Đàn cho biết một bệnh nhân ‘viêm phổi Vũ Hán’ 56 tuổi, được chẩn đoán lâm sàng là đồng thời bị viêm não virus, thông qua giải trình tự gene đã xác nhận sự tồn tại của SARS-CoV-2 (virus corona mới) trong dịch não tủy. Xác nhận rằng hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân bị virus corona xâm nhập.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng virus gần đây đã bị đột biến và lây lan mạnh mẽ hơn, biến đổi và tiến hóa thành hai loại virus thế hệ hai với khả năng lây nhiễm khác nhau. Theo các tin tức báo cáo, ông Lục Kiếm một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Sinh học của Đại học Bắc Kinh và ông Thôi Kiệt, một nhà nghiên cứu tại Viện Pasteur của Thượng Hải thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, đã phân tích sự tiến hóa của 103 gen virus corona mới, phát hiện 149 đột biến đã xảy ra, hầu hết được tạo ra gần đây.
Một bài báo được công bố trên Tạp chí Khoa học Quốc gia (Trung Quốc) nói rằng virus đã phát triển thành hai loại là L và S. Loại S là một phiên bản tương đối cũ, nó chiếm tỷ lệ 30%, trong khi đó, loại L mạnh hơn và dễ lây lan hơn, chiếm tỷ lệ đến 70%.
Thật đúng là “bệnh cũ chưa qua đã lòi ra bệnh mới”, tăng thêm khó khăn cho việc kiểm soát sự lây lan của virus. Trong trường hợp này, chính quyền Bắc Kinh đã thúc đẩy việc nối lại công việc và sản xuất, sử dụng lời nói của cư dân mạng là: “Nghĩ thôi đã thấy sợ!”.
Vào tháng Ba, ĐCSTQ đã thực hiện một “Quy định quản trị sinh thái về nội dung thông tin Internet” toàn diện và chặt chẽ hơn. Các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ nói rằng họ đã nhổ cỏ dại, và tẩy sạch hệ sinh thái Internet. Các quy định mạng mới đã được thực hiện trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Ngoại giới tin rằng đây là điều kiện dư luận do chính quyền tạo nên để thúc đẩy việc nối lại công việc.
Anh Ngô Cường, một học giả độc lập nói với VOA rằng các quy tắc mới trên Internet là mối đe dọa đối với tất cả công dân Trung Quốc, đặc biệt là về tự do ngôn luận. Đây là sự tiếp nối của ĐCSTQ về “phong trào tẩy não” và “phong trào chống cánh hữu”, đã chặn miệng tất cả mọi người.
Trên thực tế, ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, ĐCSTQ đã bắt đầu chặn các từ khóa như “Viêm phổi lạ ở Vũ Hán” và “Ủy ban Y tế Vũ Hán”.
Nhóm nghiên cứu Citizen Lab tại Đại học Toronto phát hiện rằng một số từ khóa đã trở thành từ ngữ hạn chế trong những ngày đầu của dịch. Các đại gia Internet Đại Lục lấy lý do là bảo trì sự ổn định để xóa các nội dung nhạy cảm, cái mà họ gọi là tin đồn.
Từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 2/2020, “viêm phổi”, “phòng chống dịch bệnh”, “virus”, v.v., khoảng 500 từ khóa đã bị chặn bởi hai nền tảng mạng xã hội Trung Quốc – trang live-stream YY và Wechat. Các từ khóa như “người truyền sang người” hay các từ khóa và tin nhắn chỉ trích các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ cũng đã bị xóa bởi hai trang mạng xã hội này.
Kiểm duyệt dẫn đến việc thông tin không được cung cấp kịp thời đã giới hạn khả năng nắm bắt thông tin của người dân và giới hạn năng lực tự bảo vệ bản thân của chính họ.
Chưa thể tìm ra biện pháp nào để giải quyết cái nạn do virus, thì ĐCSTQ lại làm việc chăm chỉ hơn để ngăn chặn dư luận: không ngăn chặn được virus thì ngăn chặn cái miệng của mọi người. Lấy ví dụ như trường hợp của bác sỹ Lý Văn Lượng.
Tuy nhiên, cách hành xử này sẽ chỉ khơi dậy sự tức giận càng lớn hơn. Mặc dù Trần Thu Thực, Phương Bân và Lý Trạch Hoa lần lượt bị bắt giữ, vẫn còn một niềm tin rằng nhiều người sẽ tiếp tục đứng lên.
Vừa rồi, một bản kiến nghị đã được đưa ra trên trang web kiến nghị của Nhà Trắng kêu gọi thả các nhà báo công dân này. Cần có 100.000 chữ ký được nhận trong vòng 30 ngày, Nhà Trắng sẽ có phản hồi chính thức.
Dịch vẫn đang hoành hành, Ban Tuyên giáo Trung ương lại xúc tiến việc xuất bản cuốn sách “Đại quốc chiến dịch bệnh” để ca ngợi chính quyền Bắc Kinh. Nhưng điều này đã làm dấy lên nhiều sự phản cảm của nhiều người, sách chưa ra lò thì đã “chết”, còn chẳng kịp xuất hiện trên thị trường!
Ông Tiết Phù Dân, một nhà trí thức ở Hải Điến, Bắc Kinh đang học luật ở đại học Bắc Kinh gần đây đã công bố số chứng minh nhân dân của mình trên Internet và công khai báo cáo chỉ trích ông Vương Hỗ Ninh – tác giả của hai tác phẩm: “Đại quốc chiến dịch bệnh” và “Cuộc sống của chúng ta ngọt ngào hơn mật ngọt” được xuất bản bởi “Nhân dân nhật báo”.
Trong bức thư viết: “Ông Vương Hỗ Ninh với tư cách là uỷ viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, chịu trách nhiệm về ý thức hệ, trong tình hình phòng chống dịch bệnh nghiêm trọng hiện nay, Vương đã không có luân lý và lương tri căn bản của con người, không thức tỉnh và quan tâm đến việc tăng cường và cải thiện công tác phòng chống dịch bệnh, hết sức giảm thiểu đau khổ cho nhân dân, không biết chân thành xin lỗi người dân cả nước, không biết hối hận xin lỗi với thế giới về những tội ác bởi sự bùng phát của dịch bệnh gây ra thảm họa cho người dân thế giới. Ngược lại lại đi khoe khoang về cái gọi là thành tích chiến đấu chống dịch bệnh, điều này thực sự khiến mọi người trên toàn thế giới nhạo báng, để cho toàn nhân dân Trung Quốc đau lòng, tuyệt vọng.”
Ông cho rằng Vương Hỗ Ninh không xứng đáng đảm trách công việc này, và yêu cầu ông Vương phải xin lỗi, từ chức và truy cứu trách nhiệm chính trị.
Ca ngợi công đức của Tập Cận Bình lại bị tố cáo, ông Vương Hỗ Ninh hẳn là không bao giờ nghĩ tới. Có lẽ điều này sẽ không chỉ tồn tại một cách lẻ loi, ngược lại còn nhận được rất nhiều khen ngợi.
Ngày 28/2, ông Mã Hiểu Vĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đã ca ngợi Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng khi ông giới thiệu công tác phòng chống dịch bệnh tại một cuộc họp báo.
Ông Mã Hiểu Vĩ nói rằng dưới áp lực cộng gộp của việc điều trị chậm trễ và sự lây lan của dịch bệnh, Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng đã “chỉ đạo, huy động trực tiếp và tổ chức cải cách xây dựng cả ngày lẫn đêm”.
Trước đó, ông Chu Tiên Vượng trả lời phỏng vấn đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng với tư cách là lãnh đạo của một chính quyền địa phương, ông chỉ có thể công bố thông tin sau khi lãnh đạo chính phủ có được thông tin và cho phép công bố, “còn nhiều việc phải làm”.
Theo như tình huống bình thường, thì khi chính quyền chất vấn, các quan chức Vũ Hán có thể bị cách chức hoặc điều tra, nhưng ông Chu Tiên Vượng ngược lại, lại được khen ngợi. Đây quả là một hiện tượng bất thường.
Ông Hứa Chương Nhuận, giáo sư Đại học Thanh Hoa đã bình luận trên Internet rằng dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán “đã phơi bày sự thất vọng về đạo đức nói chung và phơi bày sự yếu kém về thể chế chưa từng có”. Khi dịch bệnh bùng phát, cả nước theo sau chịu tổn hại.
Nhà luật học nổi tiếng này đã viết: “Trong đại dịch này, chứng kiến sự hỗn loạn này, có thể đồng bào của tôi, 1,4 tỷ anh chị em, chúng tôi, hàng tỷ người không bao giờ thoát khỏi vùng đất này, tất cả đều gào thét vì bất công, tất cả vì chính nghĩa đem sinh mệnh đốt lửa cháy, đâm rách đêm tối đón bình minh.”
Nhà bình luận thời sự Lam Thuật cho rằng áp lực chính trị và kinh tế đã khiến Bắc Kinh kiệt quệ, cuộc sống trở nên khó khăn. Nhưng bây giờ là lúc quốc tế và trong nước chung sức nỗ lực. Ngày mà Bức tường đỏ sụp đổ không còn xa nữa.
Theo Epoch Times
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…