Virus corona chủng mới (COVID-19) đã có đột biến hay chưa? Gần đây, hợp tác giữa giới khoa học Anh và Brazil đã hoàn thành xác định gen của virus trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Brazil. Các chuyên gia phát hiện trường hợp tại Brazil có ba đột biến so với ban đầu tại Vũ Hán. Giới chuyên gia Đài Loan cũng đã xác nhận thực trạng này tại Đài Loan.

1e4be50c331b0c631f1de3a3f8a5e6e0

Theo ông Trương Thượng Thuần/Chang, Shan-Chwen (phải), người triệu tập của MOHW, đối chiếu kết quả cho thấy virus COVID-19 thực sự đã có “thay đổi trình tự” (Nguồn: CNA).

Nghiên cứu chung của Brazil và Anh:  Virus đã đột biến trong quá trình lây truyền

Theo Vision Times (Mỹ), nguồn tin từ ngày 29/2 cho biết, trong hợp tác nghiên cứu giữa nhà khoa học Adolfo Lutz (người Brazil) cùng Viện Y học Nhiệt đới thuộc Đại học Y São Paulo (Brazil) và Đại học Oxford (Anh), đã hoàn thành xác định trình tự gen đối với ca bệnh COVID-19 đầu tiên ở Brazil. Một phân tích sơ bộ có tiêu đề “Báo cáo đầu tiên về COVID-19 ở Nam Mỹ” (First report of COVID-19 in South America) cho biết, qua đối chiếu trình tự gen COVID-19 ca đầu tiên ở Brazil và chủng virus ban đầu mới lây nhiễm bệnh cộng đồng ở Vũ Hán Trung Quốc cho thấy đã xuất hiện ba điểm khác biệt.

Nhóm nghiên cứu cho biết, hiện nay tại Ý mới chỉ công bố trình tự gen của một trường hợp từ Hồ Bắc, là trường hợp “từ ngoài truyền vào nước Ý”. Tuy nhiên, với tình trạng gia tăng nhanh “trường hợp bệnh tại bản địa nước Ý”, cần phải phân tích lại “đặc thù” virus tại bản địa. Kết quả nghiên cứu hiện đã cho thấy virus lây truyền ở châu Âu không giống như virus lây truyền ban đầu ở Vũ Hán Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu cho biết, đối với Brazil, việc phân tích cách thức các loại virus này lây lan và biến đổi có thể giúp xác định khả năng sắp tới virus có thể lây lan trong nước, cách để tránh nhiễm tập thể, cũng hiểu rõ hơn cách kiểm soát đối với các quốc gia có thể lây lan virus.

Coronavirus (CoV) là nhóm virus RNA có màng bọc ngoài (mantle), bề ngoài có hình dạng tròn, nhìn qua kính hiển vi điện tử trông giống như hình vương miện (mũ nhà vua thời xưa), do đó có tên corona (vương miện). Coronavirus dễ bị đột biến trong quá trình truyền nhiễm khiến việc phòng ngừa và kiểm soát tăng thêm khó khăn. Coronavirus chủng thứ bảy năm 2019 (COVID-19) bùng phát từ năm ngoái nhưng cho đến ngày 11/1/2020 cơ quan chức năng Trung Quốc mới lần đầu tiên công bố thông tin về trình tự [RNA] virus, nhưng từ ngày 22/1 đã tạm ngừng công bố đại chúng về vấn đề này.

Nhóm nghiên cứu công bố thông tin này, hy vọng rằng các quốc gia có thể chia sẻ kết quả nghiên cứu để nhận diện virus rõ ràng hơn và phối hợp ngăn chặn virus lây nhiễm, góp phần hạn chế tối đa đột biến không thể xác định khiến tình hình dịch bệnh càng khó kiểm soát.

Trường hợp tương tự tại Đài Loan

Theo truyền thông Đài Loan (Liberty Times, Sanli News Network và Heho Health…), tại họp báo gần đây về công tác phòng ngừa dịch COVID-19 ở Đài Loan, người triệu tập Trương Thượng Thuần (Chang, Shan-Chwen) của Trung tâm Chỉ huy Dịch bệnh Truyền nhiễm Trung ương Đài Loan (MOHW) cho biết, nghiên cứu của chuyên gia Đài Loan cũng đã phát hiện quả thực có sự khác biệt về trình tự gen sau khi so sánh các chủng virus khác nhau ở các quốc gia và khu vực khác nhau. Chuyên gia này chỉ ra kết quả so sánh đến nay cho thấy COVID-19 thực sự đã xảy ra “thay đổi về trình tự”, tại Đài Loan có trường hợp virus trên cơ thể người bệnh giống với chủng ban đầu (khi mới lây lan ở Vũ Hán – Trung Quốc Đại Lục), nhưng cũng có trường hợp lại khác biệt khá nhiều.

Giám đốc Chu Chí Hạo (Chou Jih-Haw) của MOHW nói thêm, trong trường hợp virus biến đổi, điều đáng chú ý là liệu sự thay đổi trình tự của chủng virus như vậy có ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh sau này nữa hay không thì đang theo dõi tiếp, còn công tác nghiên cứu phát triển vắc-xin cũng như thuốc trị liệu thì vẫn đang nỗ lực dưới hỗ trợ của Chính phủ Đài Loan.

Tuyết Mai

Xem thêm: