Cảnh giới cao nhất của Binh pháp Tôn Tử là gì?

Thời kỳ Chiến Quốc cách đây khoảng 2.500 năm, danh tướng Tôn Vũ của nước Ngô đã để lại bộ binh thư “Binh pháp Tôn Tử” có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều đời sau. Bộ binh thư này không chỉ là sách gối đầu giường của nhiều lão tướng thời xưa mà còn là cuốn sách yêu thích của rất nhiều doanh nhân châu Á nổi tiếng. Đặc biệt, các doanh nhân người Nhật Bản và Hàn Quốc rất thích nghiên cứu trí tuệ được ẩn chứa trong “Binh pháp Tôn Tử”.

(Tranh minh họa tổng hợp: Wikipedia, Public Domain)

Ở Nhật Bản, “Binh pháp Tôn Tử” có thể được đánh giá là trường thịnh không suy, có ảnh hưởng sâu rộng. Đây là một hiện tượng thú vị vì “Binh pháp Tôn Tử” là bộ binh thư xuất hiện vào thời chư hầu cát cứ Xuân Thu Chiến Quốc ở Trung Hoa xưa, vậy mà lại ảnh hưởng sâu rộng ở nước ngoài thay vì ở Trung Quốc hiện đại.

Thật ra, trong xã hội Nhật Bản hay Hàn Quốc, sự vận hành của giới doanh nhân bên cạnh cạnh tranh gay gắt ra còn coi trọng chiến lược, coi trọng đạo lý, phải có cả “thương đức” lẫn “thương tài”. Điều này rất khác so với văn hóa doanh nghiệp tại Trung Quốc ngày nay. Điều doanh nhân Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm đến không phải chỉ là “phương pháp chiến thắng” mà còn là những đạo lý khiến cho việc kinh doanh trở nên mềm dẻo hơn, biết tiến lui linh hoạt hơn.

Chẳng hạn câu nói nổi tiếng nhất trong “Binh pháp Tôn Tử” là: “Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi”, biết địch, biết ta thì trăm trận cũng không gặp nguy. Trong cuộc sống, việc “biết mình biết người” là vô cùng quan trọng. Khi đã hiểu rõ đối phương, hiểu rõ mình thì mưu kế mới sáng tỏ, sách lược cũng rõ ràng. Không biết người, chỉ biết mình thì hoá thành tự phụ. Biết người mà không biết mình lại hoá thành tự ti. Không biết người cũng không biết mình thì chính là ngu tối.

Sau khi biết người biết ta rồi thì Tôn Tử dạy là: “Tri khả dĩ chiến dữ bất khả dĩ chiến giả, thắng”, ý nói người làm tướng mà biết lúc nào có thể đánh và không thể đánh thì có thể thắng trận. Trong cuộc sống, người biết tiến biết lùi, biết nhanh biết chậm, hiểu rõ thực hư, xét việc rõ ràng, tỉnh táo minh bạch mới đương đầu được với những tình thế hiểm hóc, mới có thể định tâm vững vàng trước thử thách phong ba.

Biết được có thể thắng hay không rồi thì mới lập kế hoạch. “Phu vị chiến nhi miếu toán thắng giả, đắc toán đa dã. Vị chiến nhi miếu toán bất thắng giả, đắc toán thiểu dã”, trước khi bắt đầu chiến tranh mà nhắm chiến thắng, là do kế hoạch mưu tính được chuẩn bị chu đáo nhiều mặt, còn trước khi bắt đầu chiến tranh mà nhắm không thắng, là do kế hoạch không chuẩn bị cẩn thận mà thôi.

Trong quá trình chiến trận thì Tôn Tử lại giảng rằng: Dụng binh tác chiến phải giống như nước chảy, không có hình thức cố định, có thể căn cứ vào tình hình biến hóa của địch mà giành thắng lợi, đây cũng được gọi là “dụng binh như Thần”. Tình thế trên chiến trường thay đổi khôn lường, không nên câu nệ vào hình thức mà nên giống như nước, thứ vốn không có hình thái cố định, rót vào bình tròn thì nước hình tròn, vào bình vuông thì nước hình vuông. Trong cuộc sống cũng vậy, nhiều khi tình thế còn nguy hiểm, gian nan hơn cả trên chiến địa. Người cơ trí, linh hoạt, chủ động ứng phó, không máy móc giáo điều rập khuôn mới có thể thành công.

Tuy nhiên dùng binh là có cảnh giới khác nhau. Tôn Tử không tôn sùng việc đánh nhau, mà cho rằng việc nhà binh còn có cảnh giới cao hơn thế nhiều: “Bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã”. Đây là câu nói phản ánh nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng nhà binh của Tôn Tử. Tôn Tử chỉ coi chiến tranh là biện pháp hạ sách nhất, động binh là chiến lược bất đắc dĩ phải dùng mà thôi. Trong phép dùng binh, có thể khiến cho toàn bộ nước địch đầu hàng là thượng sách, đánh tan tành nước ấy chỉ là thứ sách. Có thể khiến quân địch đầu hàng là thượng sách, đánh tan tành quân địch chỉ là thứ sách. Có thể khiến tất cả binh lính địch đầu hàng là thượng sách, đánh giết tất cả chỉ là thứ sách. Cho nên, để đánh thắng quân địch, tài trí nhất là biết dùng mưu, thấp hơn thì dùng các biện pháp ngoại giao, thấp hơn nữa là dùng vũ lực, hạ sách nhất mới phải đánh. Không chiến mà thắng là cảnh giới cao nhất của binh pháp vậy.

Điều này cũng là một đạo lý làm người. Trong cuộc sống, tranh giành với nhau thì chính là hạ sách. Có thể thu phục được lòng người, có thể ở trong chốn tôn sùng lợi ích tranh tranh đấu đấu mà làm được “vô tranh” thì là cảnh giới cao, là thắng lợi hoàn mỹ rồi.

Cũng vì những tư tưởng thâm sâu, trình bày từ thấp đến cao, lại coi trọng đạo nghĩa, nên “Binh pháp Tôn Tử” mưới có thể trường thịnh. Bởi thế mà cùng với sự tôn trọng người lao động, những doanh nhân nước ngoài ở Nhật Bản hay Hàn Quốc hiểu rằng một quyết định của người kinh doanh có ảnh hưởng đến mấy ngàn, thậm chí mấy vạn công nhân, cùng với tiền đồ tương lai của xí nghệp. Cho nên, quyết định trọng đại của họ thường không thể không cân nhắc, không thể không do dự. Rất nhiều người kinh doanh lại tìm kiếm linh cảm và trí tuệ trong các tín ngưỡng hay trong các cổ thư như “Binh pháp Tôn Tử”.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

24 phút ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

36 phút ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

2 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

3 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

4 giờ ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

5 giờ ago