Người có hàm dưỡng cao, nói chuyện không tuyệt tình, làm việc có chừng mực, có thể kiểm soát được cảm xúc của mình, luôn đối xử tử tế với người khác. Cho nên, hàm dưỡng là phẩm đức tốt đẹp của một người. Nó không chỉ thể hiện ra cảnh giới tâm tính mà còn có sức hút rất lớn với người khác.
Một người có hàm dưỡng, tu dưỡng thâm sâu thì nhất định sẽ không làm bốn sự tình sau:
Cổ nhân nói: “Nhất ngôn nhi phi, tứ mã bất năng truy; nhất ngôn nhi cấp, tứ mã bất năng cập”, tức là một lời đã nói ra khỏi miệng thì xe bốn ngựa cũng không đuổi kịp. Lời đã nói ra khỏi miệng thì sẽ không thể thu hồi lại được, nên nhất định phải giữ lời, giữ chữ tín. Người có hàm dưỡng nhất định sẽ hiểu được sự nghiêm túc của lời hứa và sự đáng quý của thành tín.
Trong “Đạo Đức Kinh” viết: “Phù khinh nặc tất quả tín”, tức là những người hứa bừa bãi, tùy tiện thì sẽ khó giữ lời. Những người dễ dàng hứa hẹn thì cũng sẽ dễ dàng vi phạm chính lời hứa của mình. Những người có đạo đức thường sẽ không dễ dàng hứa hẹn, do đó họ tránh được việc thất hứa, làm hỏng nhân cách bản thân, cũng tránh được những sự tình không hay có thể xảy ra sau này.
Trong sách “Đệ Tử Quy” viết: “Sự phi nghi. Vật khinh nặc. Cẩu khinh nặc. Tiến thối thác”, ý nói việc không tốt thì đừng mù quáng nhận lời hay hứa hẹn, bởi vì nếu nhận lời thì sẽ khiến bản thân rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu giữ lời là biết rõ ràng việc không tốt mà vẫn cố phạm, nếu không giữ lời thì trở thành người thất tín. Bởi vậy, người có hàm dưỡng thận trọng khi nhận lời một người nào đó, và nhất định sẽ giữ lời.
Trong “Hoa đào am ca”, tác giả Đường Bá Hổ viết: “Biệt nhân tiếu ngã thái phong điên, ngã tiếu tha nhân khán bất xuyên”, nghĩa là người cười ta quá khùng điên, ta cười người nhìn không thấu. Người có trí tuệ sẽ không cười nhạo người khác, người có hàm dưỡng cũng sẽ không giễu cợt người khác.
Lão Tử nói: “Hạ sĩ văn đạo đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi đạo”, người hạ đẳng nghe được chân lý chỉ biết ôm bụng cười to, cho rằng đó là những lời hươu vượn xằng bậy. Họ bật cười vì muốn thông qua đó để hiển lộ cho người khác biết mình thông minh. Nhưng kỳ thực, họ lại hiển lộ ra sự ngu ngốc của mình. Trái lại, những người có trí tuệ sẽ khiêm tốn, biết lắng nghe, lĩnh hội những cái hay, cái tốt của người khác, từ đó mở mang tầm hiểu biết của mình.
Giễu cợt, chế nhạo người khác chỉ nhất thời thỏa mãn tâm ngạo mạn của bản thân, còn tự vấn tự suy xét lại mình mới khiến tâm tính bản thân thăng hoa lên. Những người có hàm dưỡng đều hiểu được đạo lý này.
Trong “Lễ ký. Trung dung” viết: “Hỉ, nộ, ai, lạc chi vị phát, vị chi trung; phát nhi giai trung tiết, vị chi hòa”, ý nói, mừng giận buồn vui khi chưa biểu hiện ra gọi là trung, biểu hiện ra mà phù hợp thì là hòa. Người mà không thể khống chế được cảm xúc của mình thì là bi ai, người có thể nắm giữ được cảm xúc của mình thì là trung, người biểu hiện ra cảm xúc của mình một cách thích hợp thì là hòa.
Đấu Tử Văn đảm nhận chức quan Lệnh doãn, một chức quan cao nhất của nước Sở thời Xuân Thu. Khổng Tử đã dùng chữ “trung” để đánh giá về ông. Bởi vì, Tử Văn ba lần đảm nhận chức Lệnh doãn nhưng không lần nào thể hiện vẻ vui mừng phấn khởi. Lại ba lần Tử Văn bị cách chức, nhưng không một lần nào ông thể hiện ra vẻ oán giận, trách cứ.
Người có hàm dưỡng, cho dù trải qua sự thay đổi nhanh chóng của thế sự nhưng tâm luôn tĩnh lặng như mặt nước yên ả. Cho dù sấm sét nổ bên tai mà họ vẫn không sợ hãi, núi Thái Sơn sụp đổ trước mắt mà vẫn không hoảng. Những người như vậy mới có chí khí, có năng lực đảm đương được việc lớn.
Tục ngữ có câu: “Nhân thiện bị nhân khi, mã thiện bị nhân kỵ” nghĩa là người hiền lành bị người bắt nạt, ngựa hay bị người cưỡi. Nhưng trong “Tăng Quảng Hiền Văn” cũng viết: “Nhân ác nhân phạ thiên bất phạ, nhân thiện nhân khi thiên bất khi”, nghĩa là người đời thường sợ kẻ ác nhưng ông Trời thì không sợ, người đời thường ức hiếp người tốt nhưng ông Trời thì không. Thiên đạo là công bằng, tự sẽ có thưởng phạt phân minh cho việc thiện việc ác.
Ở đời, người lương thiện, người tốt thường chịu thiệt nên hay bị người khác ức hiếp, nhưng thiện có thiện báo, cuối cùng người ấy cũng được những điều tốt đẹp. Xưa nay những người ỷ mạnh nạt yếu thì người không phục, thậm chí cuối cùng là rước lấy tai ương. Người có hàm dưỡng hiểu được điều này nên không bao giờ ức hiếp người khác, đó cũng là cách họ thủ đức cho chính mình.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…