Người xưa rất coi trọng việc lựa chọn bạn bè, khi kết giao thì vô cùng cẩn thận, thậm chí có lúc vì một vài tiểu tiết mà đoạn tuyệt qua lại, bởi vì chính những tiểu tiết đó đã vô tình tiết lộ nhân phẩm và tu dưỡng của con người. Hơn nữa, người xưa thường dùng quân tử làm hình mẫu để hướng tới học hỏi, còn với tiểu nhân thì luôn muốn tránh né, rời xa. Trong kinh điển Nho gia có rất nhiều lần đề cập đến cách phân biệt kẻ tiểu nhân và người quân tử, về tổng thể khác biệt lớn nhất chính là đức hạnh và sự tu dưỡng cá nhân.
Người quân tử luôn khoan dung, không thù hận người khác, lạc quan tươi vui cho nên họ “ngẩng đầu không thẹn với Trời, cúi đầu không ngượng với đất”. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn cảm thấy người khác không phải, xã hội không phải, cảm thấy ghen ghét đố kỵ, nên luôn toan tính nghĩ suy.
Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người. Người quân tử hòa ái với mọi người nhưng không cùng người khác kéo bè kết đảng, kẻ tiểu nhân thì thích câu kết, móc ngoặc với người khác, bề ngoài thì tưởng như quảng giao, nhưng khi lợi ích không còn thì tất sẽ đối xử lạnh nhạt, thậm chí hãm hại người khác.
Người quân tử kết giao đạm nhạt như nước, dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người. Kẻ tiểu nhân lại dùng sự ngon ngọt dụ dỗ mê hoặc, gạt bỏ người đối lập, làm những điều sai trái, hại người lợi mình.
Người quân tử rộng lượng mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng nhưng lại nhỏ hẹp. Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không an yên, bởi thế thường công kích người khác. Người quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động, kẻ tiểu nhân thì luôn ở trong suy tư lo nghĩ. Người quân tử lòng dạ quang minh chính đại, rộng rãi, khí an thần định. Kẻ tiểu nhân lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn cho nên thường xuyên “mặt ủ mày chau”.
Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích. Người quân tử luôn cân nhắc để không phạm pháp, vi phạm đạo đức lương tri, kẻ tiểu nhân làm mọi cách để giành được quyền lực và tiền bạc. Chính vì vậy, kẻ tiểu nhân tuy được cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá hơn điều nhận được.
Người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” mà bao dung hết thảy các ý kiến, cũng không giấu diếm quan điểm bất đồng của mình, chân thành đối xử với người khác, đây là sự hài hòa lý trí và thiện lương. Kẻ tiểu nhân thường nói theo ý người khác, vào hùa và phụ họa theo nhưng trong lòng lại không nghĩ giống như vậy, bằng mặt không bằng lòng.
Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử trước tiên sẽ dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc, cuối cùng mới lựa chọn. Kẻ tiểu nhân gặp vấn đề cần lựa chọn thì trước tiên nghĩ xem nó có lợi cho bản thân như thế nào.
Người quân tử cho dù ở vào bước đường cùng vẫn kiên trì nguyên tắc làm người, kẻ tiểu nhân gặp lợi ích liền làm xằng làm bậy. Càng là ở vào hoàn cảnh khó khăn cực điểm, càng có thể nhìn thấu được phẩm chất của một người là quân tử hay tiểu nhân.
Người quân tử luôn hướng lên, hướng xa còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày một rớt xuống dưới. Người quân tử thuận theo Thiên lý nên ngày càng cao minh hơn, còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng của bản thân nên ngày càng đen tối và tầm thường. Người xưa nói, làm người thì chí phải đặt ở cao xa. Hướng về phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa. Hướng về phía dưới là không biết sửa sai, không biết tu thân dưỡng tính, ngày một bại hoại.
Khổng Tử nói: “Người quân tử yêu cầu bản thân, kẻ tiểu nhân yêu cầu người khác”. Khi xảy ra vấn đề, xảy ra mâu thuẫn, việc đầu tiên người quân tử làm là tự xem xét bản thân, nhìn lại bản thân mình xem có thiếu sót gì không, từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.
Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, khi xảy ra sự việc, điều họ làm ngay lập tức chính là đổ lỗi cho người khác. Thậm chí họ luôn nhìn vào người khác mà không nhìn lại mình. Họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và dần dần họ sẽ rơi rớt xuống phía dưới, không có tiến bộ.
Ngày nay, trong mâu thuẫn còn có một cách nói thế này: “Nhìn lại mình đi rồi hẵng nói người khác”. Người nói ra câu này kỳ thực đã không phải người quân tử, không nguyện ý nhìn lại bản thân, không nguyện ý lắng nghe lời chỉ trích, mà còn mắc lỗi ngụy biện nữa.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…