(Tranh: OpenAI)
Có lẽ một vài người từng nuôi chí muốn làm một người cao thượng, nhưng ý nghĩa của “cao thượng” là gì? Một người chỉ cần không làm việc xấu, chỉ làm việc tốt là có thể trở thành một người cao thượng sao? Kỳ thực làm người tốt là có cảnh giới, và làm người cao thượng cũng là có cảnh giới. Cảnh giới của cao thượng không chỉ biểu hiện ở việc họ làm bao nhiêu việc thiện nơi thế gian, mà còn biểu hiện ở việc không tính toán, so đo đến những cái ác của người khác và không ôm hận.
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng một nhà buôn giàu có khi về già quyết định đã đến lúc chia gia sản cho ba người con trai. Nhưng trước khi chia tài sản, ông muốn ba người con trai đi chu du. Ông nói với các con: “Một năm nữa các con hãy quay lại đây và kể cho cha nghe việc cao quý nhất mà các con đã làm được trong một năm này. Một năm sau, ai làm được việc cao quý nhất sẽ được phân nhiều gia sản nhất”.
Một năm sau, ba người con lần lượt trở về nhà. Người cha gọi các con lại để nghe câu chuyện của họ trong năm vừa qua.
Người con đầu tiên kể: “Trong chuyến hành trình của mình con đã gặp một người lạ. Ông ấy rất tin tưởng và đưa một túi tiền vàng cho con cất giữ. Sau đó ông ấy không may qua đời, con đã trả lại số tiền vàng nguyên vẹn cho gia đình ông ấy”.
Người cha nhận xét: “Con trai, con làm rất tốt! Nhưng trung thực là phẩm chất mà con người nên có, vậy nên việc này chưa phải thực sự là cao quý”.
Người con thứ hai kể: “Con đi đến một ngôi làng nghèo và nhìn thấy một đứa trẻ không may bị rơi xuống sông, con lập tức nhảy xuống khỏi ngựa, không màng đến nguy hiểm và đưa đứa trẻ lên bờ”.
Người cha khen ngợi: “Con trai, con thật tuyệt vời. Nhưng cứu người là trách nhiệm mỗi người phải nên gắng hết sức để làm, vì vậy việc này cũng chưa được gọi là cao thượng”.
Người con thứ ba do dự một chút rồi kể: “Trong hành trình của mình, con gặp một người, anh ta tìm đủ mọi cách để hãm hại con, có vài lần con đã suýt chết trong tay anh ta. Có một đêm con đang cưỡi ngựa một mình đi trên vách núi thì phát hiện người ấy đang ngủ dưới một gốc cây ở rìa vách đá, con chỉ cần một cú đá nhẹ là có thể khiến anh ta rơi xuống vách núi, nhưng con không làm vậy, con đã đánh thức anh ta và bảo anh nên cẩn trọng hơn. Đây thực sự không phải là chuyện gì to tát…”
Nhưng khi người cha nghe thấy, ông lại nghiêm nghị nói: “Con trai của ta, có thể giúp đỡ kẻ thù của mình. Đây chính là một việc cao quý và thiêng liêng”.
Ai cũng có sự thiện lương trong tâm. Và có lẽ ai khi làm việc thiện từ tâm mà không cầu báo đáp cũng cảm thấy một cảm giác vui vẻ ấm áp khó diễn tả trong lòng. Vậy nên làm việc thiện có thể được gọi là người tốt, nhưng vẫn chưa thể tính là việc làm cao quý. Có thể vượt qua được oán hận, buông bỏ những uất ức trong tâm, lấy đức báo oán chứ không phải lấy ác trị ác, lấy thiện tâm để đối đãi với oán thù, đây mới là việc cao thượng trên đời.
Trong Phúc Âm Mátthêu có ghi lại lời Chúa Giêsu giảng rằng: “Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa”. Những người biết cách đối xử bao dung với những kẻ ghét mình, yêu thương kẻ căm ghét mình, thậm chí có thể giúp đỡ kẻ thù của mình thoát khỏi nguy hiểm, thì đó chính là một nhân cách cao thượng. Bởi vì người cao thượng thật sự không có kẻ thù.
Dựa theo “Thắp sáng ngọn đèn tâm: Thiện tâm là thứ cao quý nhất trên đời“
Tác giả: Quán Minh
Xem thêm:
Mời xem video:
Tập đoàn SYRE, công ty con của Tập đoàn may mặc H&M dự kiến đầu…
Thuế quan tác động trực tiếp tới môi trường thu hút đầu tư, ảnh hưởng…
Quân đội Trung Quốc đã đến Việt Nam vào trưa 25/4, cùng quân đội Lào,…
Sự đồng hành trong đời sống tâm linh cùng niềm tin rằng hôn nhân là…
Theo hãng tin Reuters, Bộ Thương mại Trung Quốc đang tập hợp các mặt hàng…
CNN vừa công bố hình ảnh bức chân dung mà Tổng thống Nga Vladimir Putin…