Câu chuyện nhân duyên kỳ lạ của vua Lê Thần Tông

Người xưa tin rằng nhân duyên là do trời định, rất nhiều câu chuyện minh họa cho điều này, trong đó có câu chuyện nhân duyên kỳ lạ của vua Lê Thần Tông còn được ghi chép cẩn thận và lưu giữ lại.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, báo Bình Phước Online)

Xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa có dòng họ Lê Viết nổi tiếng từ xa xưa. Tuy nhà thờ cùng gia phả của dòng họ đã bị thất lạc, nhưng họ Lê Viết vẫn lưu giữ được cuốn “Lê kỷ tục biên”. Đây là cuốn sử về dòng họ Lê, đặc biệt ghi chép về thời kỳ Lê Trung Hưng. Trong cuốn sách này có nhắc đến mối nhân duyên kỳ lạ của vua Lê Thần Tông và bà Phạm Thị Ngọc Hậu.

Vào thời Lê Trung Hưng ở làng Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương (tức làng Kim Bảng, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá ngày nay) có hai vợ chồng là ông Phạm Đình Kiên và bà Chu Thị Loan sinh được hai người con gái là Ngọc Hiền và Ngọc Hậu.

Khi hai chị em được khoảng 10 tuổi thì ông Kiên lâm bệnh và qua đời. Nhiều người đến cúng viếng, trong đó có một thầy địa lý vốn từng chịu ơn giúp đỡ của ông Kiên. Vị thầy địa lý còn ngỏ ý muốn tìm miếng đất tốt để đền ơn giúp đỡ xưa kia.

Thầy địa lý tìm được ngôi đất phúc địa gọi là “nhất giá công hầu, nhất giá vương” (nghĩa là một người lấy công hầu, một người lấy vua) rồi táng ông Kiên vào đấy.

Hai chị em Ngọc Hiền Ngọc Hậu lớn lên thì trở thành thiếu nữ xinh đẹp. Năm Ngọc Hậu 19 tuổi thì theo người thân ra kinh thành Thăng Long dạo chơi.

Lúc này vua Lê Thần Thông đang ở ngôi lần thứ nhất. Đột nhiên vua nằm mộng thấy có người con gái xinh đẹp đến từ phương nam, nói rằng có duyên từ tiền kiếp. Giấc mộng này không chỉ một mà còn lặp lại nhiều lần như thật, khiến nhà vua kinh ngạc.

Vua bèn mô tả lại dung nhan người con gái, cho người vẽ ra thật giống, rồi sai mang đi tìm kiếm. Lính hầu mang tranh đi và tìm được Ngọc Hậu, cô gái giống hệt như trong tranh đang dạo chơi ở kinh thành. Tin rằng điều này là ứng với giấc mộng, vua Lê Thần Tông liền lấy Ngọc Hậu làm cung Phi và rất sủng ái.

Người chị là Ngọc Hiền cũng lấy được người tiến sĩ họ Lê ở thôn Trường Sơn, xã Quan Trung, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Vị quan này làm đến Đặc tiến kim tử Vinh lộc Đại phu Tá lý công thần Hình bộ Thượng thư, tước Phương Quế hầu.

Như vậy ngôi đất “nhất giá công hầu, nhất giá vương” của ông thầy địa lý xưa kia đã ứng nghiệm.

Năm 1654, bà Ngọc Hậu sinh được hoàng tử đặt tên là Lê Duy Vũ, đến năm 1662 thì được phong làm thái tử.

Đến tháng 11/1662 thì vua Lê Thần Tông qua đời, thái tử Duy Vũ lên ngôi khi mới 8 tuổi, hiệu là Lê Huyền Tông, bà Ngọc Hâu được phong làm hoàng thái hậu.

Tuy nhiên vua Lê Huyền Tông mất khi mới chỉ 17 tuổi, bà Ngọc hậu buồn bã. Thế rồi bà chuyên tâm tìm hiểu Phật Pháp, làm từ thiện, giúp đỡ dân chúng cho đến khi mất.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Elon Musk tiết lộ hàng tỷ quỹ liên bang đã được rửa, kêu gọi điều tra ngay kẻ chủ mưu

Ông Elon Musk, hôm thứ Ba (ngày 1/4) đã công khai chỉ trích các "tổ…

35 phút ago

Phản ứng với thuế quan của Mỹ, toàn thị trường chứng khoán hoảng loạn, bán tháo hàng loạt

Trong 90 phút giao dịch đầu phiên sáng 3/4, VN Index giảm mạnh gần 5%,…

2 giờ ago

Lào Cai: Một đường dây cung cấp 5 tấn chất độc xyanua cho các nhóm vàng ‘tặc’

Một đường dây cung cấp hóa chất chứa chất độc xyanua quy mô lớn tới…

2 giờ ago

Sự thật về dầu hạt và sức khỏe của bạn

Mỗi thập kỷ lại có một "kẻ thù" mới trong thực phẩm. Trước đây, đó…

2 giờ ago

9 cách để chống lại sự hỗn loạn trong cuộc sống

Những thứ làm chậm lại tốc độ hỗn loạn không thể tránh khỏi chính là…

3 giờ ago

Công đoàn công nhân bang Michigan ca ngợi thuế quan ô tô của Tổng thống Donald Trump

Các công nhân thuộc công đoàn công nhân tiểu bang Michigan đang ca ngợi mức…

3 giờ ago