Có một thực tế rằng nền văn minh khoa học kỹ thuật cao ngày nay có xuất xứ từ phương Tây và đi theo một con đường hoàn toàn khác so với nền văn minh cổ đại của phương Đông. Rất nhiều ghi chép và văn vật cho thấy đã từng tồn tại một loại khoa học hoàn toàn khác tại phương Đông cổ đại, hơn nữa lại còn là nền khoa học kỹ thuật cao, hoàn toàn vượt qua nhận thức của người hiện đại. Nhưng vì sao nền văn minh này của nhân loại lại bị thất truyền? Đây là một điều đáng suy ngẫm.
Năm 1994, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 19 thanh kiếm đồng trong quá trình khai quật hố chiến binh đất nung số 2 khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, những thanh kiếm đồng này dài 86 cm, trên thân kiếm có 8 mặt. Các nhà khảo cổ đã sử dụng thước cặp để đo và phát hiện ra rằng sai số của tám mặt này nhỏ hơn một sợi tóc, thanh nào cũng như vậy. Điều này có nghĩa là những quy trình sản xuất tinh vi này không phải ngẫu nhiên mà đạt tới được. Rõ ràng phải tồn tại một quy trình sản xuất với hệ thống kiểm soát chất lượng của một nhà máy hiện đại ngày nay.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là những thanh kiếm bằng đồng này đã được chôn trong lòng đất hơn 2000 năm, nhưng khi khai quật lên vẫn sáng như mới và vô cùng sắc bén. Nguyên nhân là do tất cả các thanh kiếm này đều được mạ một lớp hợp chất kim loại dày 10 micromet. Phát hiện này ngay lập tức đã gây chấn động bởi vì phương pháp xử lý mạ tương tự là một công nghệ tiên tiến chỉ xuất hiện trong thời hiện đại. Ở Đức năm 1937 và ở Hoa Kỳ năm 1950, người ta đã lần lượt phát minh và xin cấp bản quyền sáng chế cho phương pháp xử lý oxy hóa crom.
Vậy thì cách đây hơn 2000 năm trước, người cổ đại làm thế nào lại có được loại công nghệ hiện đại này? Hơn nữa, loại công nghệ này đã xuất hiện từ rất lâu trước thời nhà Tần. Thanh kiếm Việt Vương Câu Tiễn được khai quật ở Hồ Bắc vào năm 1965 cũng đã sử dụng loại công nghệ tương tự. Bởi vậy kiếm Câu Tiễn được bảo tồn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Việt Vương Câu Tiễn sống vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, là vị quân chủ nổi tiếng của nước Việt.
Đương nhiên, công nghệ tiên tiến được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng không chỉ giới hạn ở công nghệ mạ. Khi các nhà khảo cổ học dọn dẹp hố chiến binh đất nung số 1 họ đã phát hiện một thanh kiếm bằng đồng bị cong do một chiến binh đất nung nặng 150kg đè lên, độ cong vượt quá 45 độ. Tuy nhiên, khi mọi người di chuyển bức tượng đó đi thì một kỳ tích kinh ngạc đã xuất hiện: thanh kiếm bằng đồng vừa bé vừa mỏng này ngay lập tức duỗi thẳng, khôi phục lại trạng thái tự nhiên. Đây chính là “Hợp kim ghi nhớ hình dạng” (Shape memory alloy) mà các nhà luyện kim đương đại mơ ước. Loại kỹ thuật này mãi cho đến những năm 1950 mới được các nhà khoa học chú ý đến và phải đến những năm 1960, Hải quân Hoa Kỳ mới phát triển vật liệu hợp kim ghi nhớ hình dạng phiên bản thương mại đầu tiên. Vậy làm sao mà cách đây hơn 2000 năm, người cổ đại đã phát hiện và ứng dụng một cách thuần thục loại kỹ thuật cao này?
Người hiện đại ngày nay phải giải thích như thế nào về việc người xưa đã có được kỹ thuật tiên tiến như vậy? Nhà Tần xuất hiện vào năm 221 đến 206 trước Công Nguyên, cách năm 1960 đã hơn 2000 năm. Theo logic cơ bản của hầu hết người hiện đại thì người xưa nói chung là tụt hậu so với hiện đại, tri thức khoa học và trình độ công nghệ của người xưa cũng là tụt hậu so với xã hội hiện đại vài nghìn năm, chứ không thể đi trước xã hội hiện đại vài nghìn năm được.
Nền văn minh vật chất hiện đại của nhân loại bắt đầu với cuộc Cách mạng Công nghiệp, và chúng ta hiện đang sống trong một thời đại công nghiệp hóa cao, còn 2000 năm trước là thời đại của nền văn minh nông nghiệp. Từ văn minh nông nghiệp đến văn minh công nghiệp, nhân loại đã trải qua mấy ngàn năm. Theo quan điểm của người hiện đại thì đây dường như là bước tiến chậm của khoa học kỹ thuật. Người ta cho rằng mãi đến “đêm trước Cách mạng Công nghiệp”, bộ não người mới đột ngột được “khai sáng”. Bắt đầu bằng phát minh ra máy hơi nước, rồi có những bước tiến lớn và mở ra cánh cửa công nghiệp hóa thay thế sức người và sức vật bằng máy móc quy mô lớn. Tuy nhiên, loại quan niệm hiện đại này rõ ràng là sai lầm.
Lại nói về ngành công nghiệp máy móc thì ngay từ hàng nghìn năm trước cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu, trình độ kỹ thuật máy móc của người cổ đại đã rất cao rồi.
Theo “Mặc Tử. Lỗ vấn” ghi chép thì: “Công thâu tử (Lỗ Ban) tước trúc mộc dĩ vi thước, thành nhi phi chi, tam nhật bất hạ”, nghĩa là Lỗ Ban tạo ra một con chim gỗ bay ba ngày trên trời mà không bị rơi xuống đất. Vậy nguyên lý hoạt động của máy bay không người lái do Lỗ Ban chế tạo cách đây hơn 2000 năm là gì, sử dụng loại động cơ nào, điều này thực sự là bí ẩn đối với người ngày nay.
Sách “Hồng thư” triều nhà Minh lại ghi: “Công thâu bàn vi mộc diên, dĩ khuy Tống thành”, Lỗ Ban chế tạo ra diều gỗ, đảm nhận nhiệm vụ trinh sát trong chiến tranh là thám thính thành nhà Tống.
Ngoài máy bay trinh sát, Lỗ Ban còn tạo ra “máy bay chở khách”. Theo sách “Dậu dương tạp trở” thời nhà Đường viết rằng Lỗ Ban rời xa quê hương đi làm ăn xa, bởi vì vợ ông ở nhà lo lắng nên ông đã làm một con diều gỗ, chỉ cần ngồi lên và gõ vài cái là con diều gỗ sẽ bay lên trời đưa ông trở về nhà, hôm sau lại bay đến chỗ làm.
Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã chế tạo ra trâu gỗ, ngựa máy. Theo “Tam Quốc Chí” ghi lại: “Cửu niên, Lượng phục xuất Kì sơn, dĩ mộc ngưu vận… Thập nhị niên xuân, Lượng tất đại chúng do Tà Cốc xuất, dĩ lưu mã vận”, nghĩa là năm thứ 9, Lượng ra Kỳ Sơn, dùng trâu gỗ vận chuyển lương thực, mùa xuân năm thứ 12, Lượng biết dân chúng từ Tà Cốc ra, dùng ngựa gỗ tự hành (tạm gọi là ngựa máy) vận chuyển. Căn cứ vào tư liệu lịch sử này, Gia Cát Lượng từng sử dụng trâu gỗ ngựa máy để vận chuyển lương thực. Nhưng cũng giống như kỹ thuật chế tạo máy bay không người lái, kỹ thuật chế tạo ngựa gỗ của Gia Cát Lượng cũng không được truyền đến ngày nay.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ khác từ lĩnh vực cuộc sống. Năm 1972, khi khai quật ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi triều Hán ở Hồ Nam, người ta phát hiện ra hai chiếc áo được dệt bằng tơ mỏng. Hai chiếc áo này dài 128 cm, tay áo dài 190 cm, chỉ nặng 48 gram và 49 gram, còn không đến một lạng, sau khi gấp lại còn có thể để vào trong hộp diêm, có thể nói là trong như khói và mỏng như cánh ve sầu. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho kỹ thuật dệt sợi thời Tây Hán, nhưng kỹ thuật này đã bị thất truyền. Có thông tin rằng bảo tàng tỉnh Hồ Nam từng ủy thác cho một viện nghiên cứu để tái tạo ra chiếc áo mỏng tương tự như vậy. Kết quả người ta phải mất 13 năm mới làm ra được chiếc áo mỏng nặng 49,5 gram. Vậy mà ở hơn 2000 năm trước, loại kỹ thuật này đã tồn tại phổ biến rồi.
Hoa Đà từ thời cổ đại đã bắt đầu sử dụng loại thuốc gây mê Ma phí tán do ông tạo ra để gây mê toàn thân cho bệnh nhân trong các ca phẫu thuật. Sau đó, một cuộc phẫu thuật mổ bụng đã được thực hiện để loại bỏ khối u và khâu lại dạ dày và ruột. Quy trình này tương tự như quy trình được thực hiện ở phương Tây bằng cách sử dụng phương pháp gây mê, nhưng nó được thực hiện trước 1600 năm.
Nói đến y học cổ đại còn có những thành tựu đáng kinh ngạc hơn nữa. Các huyệt vị kinh lạc của cơ thể người và các quy luật vận hành khí huyết mà người cổ đại khám phá ra đang dần được khoa học hiện đại khẳng định một cách gián tiếp. Điều đáng chú ý nhất là những huyệt vị kinh lạc này không tồn tại ở bên trong cơ thể người dưới dạng vật chất, mà tồn tại dưới dạng năng lượng có thể đo đạc được. Do đó, nó không thể được tìm thấy trong giải phẫu học hiện đại, mà phải được tìm thấy với sự hỗ trợ của các dụng cụ điện từ.
Cũng như những đường sức từ, chỉ có thể đo đạc hoặc thể hiện bằng các vật liệu nhiễm từ, khoa học hiện đại ngày nay chỉ có thể xác nhận rằng những đường kinh mạch này của người quả thật là có tồn tại và phù hợp với vị trí của các kinh lạc được ghi lại trong y học cổ đại. Tuy nhiên, khoa học hiện đại vẫn chưa thể phát hiện ra quy luật dòng chảy của năng lượng người. Vậy mà ngay từ hàng nghìn năm trước, người cổ đại đã hoàn toàn nắm vững quy luật vận hành của năng lượng nhân thể này. Hơn nữa còn thiết lập được một hệ thống y học hoàn thiện và quy củ, mặc dù hệ thống này ngày nay về cơ bản đã thất truyền, chỉ còn thấy mô tả sơ lược trong sách cổ. Y học phương Đông ngày nay cơ bản là sự vận dụng mò mẫm và lấy y học phương Tây làm nền tảng học thuật. Vậy câu hỏi đặt ra là, người cổ đại đã khám phá ra quy luật dòng chảy năng lượng trong cơ thể người như thế nào mà khoa học hiện đại không thể nắm bắt được?
Sẽ có người hỏi rằng thời cổ đại đã có rất nhiều kỹ thuật cao như vậy, thì phải chăng là nền văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại tiến bộ hơn nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay? Kỳ thực, nếu chỉ xét từ góc độ vật chất, không có cách nào để kết luận một cách đơn giản nền văn minh nào là tiên tiến hơn. Ví dụ, người xưa dùng cày và trâu để cày ruộng thì chắc chắn hiệu quả không thể bằng các loại máy móc nông nghiệp mà người hiện đại sử dụng được. Người xưa sử dụng ngựa và xe ngựa để đi lại thì không thể so sánh với ô tô và máy bay của xã hội hiện đại được. Cho dù kỹ thuật đúc kiếm của người xưa có tiên tiến đến đâu đi nữa thì hiệu quả của chúng trong chiến tranh cũng không thể so sánh được với súng máy, xe tăng, đại bác của xã hội hiện đại được.
Các sản phẩm công nghệ của một thời đại trước tiên là phải phù hợp với phương thức sinh sống của thời đại đó. Nói cách khác, người muốn sống như thế nào thì sẽ phát minh ra những đồ dùng, công cụ sản xuất mà mình cần. Người cổ đại theo đuổi những điều cao thâm, như “Thiên nhân hợp nhất”. Cuộc sống mà họ muốn sống, lý tưởng xã hội mà họ theo đuổi hoàn toàn khác với những người hiện đại. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”, người cổ đại hy vọng một lối sống sẽ thúc đẩy việc bảo tồn nhân tính, đạo đức và lương tri. Cho dù họ có trí tuệ và tri thức cao siêu đi nữa, họ cũng chỉ phát minh sáng tạo ra kỹ thuật và đồ dùng phù hợp với triết lý sống và lý tưởng của thời đại đó.
Cho nên, cốt lõi của vấn đề không phải là nền văn minh khoa học cổ đại hay nền văn minh khoa học hiện đại xuất hiện từ phương Tây tiên tiến hơn, mà là lối sống nào tương ứng với các nền văn minh vật chất này lâu bền và ổn định hơn, hơn nữa còn có thể thúc đẩy việc duy trì nhân tính, đạo đức và lương tri của nhân loại. Đây có lẽ cũng là ý nghĩa nguyên thủy của khái niệm “văn minh”.
Theo “Tam Quốc Chí” ghi lại, tâm huyết cả đời và những kinh nghiệm chữa bệnh của Hoa Đà được ông ghi lại trong cuốn “Thanh nang thư”, nhưng do đồ đệ bảo hộ không tốt nên cuốn sách cuối cùng đã bị đốt cháy. Rất nhiều thành tựu y học của Hoa Đà không được lưu truyền lại, trong đó có loại thuốc gây mê Ma phí tán mà ông đã tạo ra cho các ca phẫu thuật. Căn cứ sách sử ghi lại, nguyên liệu điều chế Ma phí tán đều là thực vật kết hợp lại với nhau, giống như thuốc bắc vậy. Còn thuốc gây mê ở phương Tây hiện nay đều là hóa phẩm, giống như thuốc tây chúng ta dùng bây giờ, là sản phẩm của thời đại công nghiệp hóa cận đại. Ngoài ra ở phương Tây tồn tại một thực tế rằng những loại thuốc xuất xứ từ dược liệu tự nhiên không thể được đăng ký bản quyền, khiến các phòng thí nghiệm dược phẩm chỉ tập trung chế tạo hóa phẩm hiện đại mới có thể bù đắp chi phí nghiên cứu và có được lợi nhuận khổng lồ. Điều này cũng có thể nhắc nhở chúng ta rằng người ở những nền văn minh khác nhau sử dụng phương thức khoa học kỹ thuật khác nhau, dựa theo lý tưởng của nền văn minh đó.
Vũ trụ quan “Thiên nhân hợp nhất” cho rằng vũ trụ và vạn vật trời đất là do Thần sáng tạo ra. Người sống trong trời đất, hành vi của người phải phù hợp với ý chỉ của Thần, phải phù hợp với quy luật vận hành của trời đất. Ý chỉ của Thần cũng chính là Thiên ý, quy luật vận hành của trời đất chính là Thiên đạo, cho nên thuận theo Thiên đạo, hiểu được Thiên ý, thực hành Thiên mệnh là định hướng cơ bản của tất cả các hành vi của người cổ đại. Người là một thành viên của vũ trụ và là một bộ phận của Thiên đạo, hết thảy phương thức sống của người cần phải phù hợp Thiên đạo, hòa hợp với đất trời, tạo thành trạng thái “Thiên nhân hợp nhất”.
Ví dụ, thiên văn học thời cổ đại rất phát triển và mục đích căn bản của người xưa khi quan sát thiên văn là thông qua các hiện tượng thiên văn để thấu hiểu ý trời. Điều này về cơ bản khác với thiên văn học hiện đại, vốn chỉ nghiên cứu quy luật vận hành của các thiên thể. Trong “Chu Dịch. Hệ từ” viết: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, thánh nhân tượng chi”, trời sinh hiện tượng, cho biết lành dữ, thánh nhân trông đó mà học theo. Trong “Âm phù kinh”, Hoàng Đế đã khai sáng: “Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, tẫn hĩ”, xem xét đạo trời, cứ làm theo sự vận hành của trời, như vậy là biết hết rồi. Người xưa biết rằng thiên tượng đối ứng với ý trời, muốn hiểu được ý trời thì phải nghiên cứu thiên tượng, vì vậy quan sát thiên tượng là một môn học vấn quan trọng nhất của người xưa.
Theo sử sách ghi chép lại, truyền thống quan sát thiên tượng để đoán vận bắt đầu từ thời kỳ Hoàng Đế. Theo “Hậu Hán thư. Thiên văn thượng” ghi lại: “Hiên viên thủy thụ, quy nhật nguyệt tinh thần chi tượng, cố tinh quan chi thư tự hoàng đế thủy”, nghĩa là khi Hoàng Đế Hiên Viên nhận được “Hà Đồ Đấu bao thụ”, thì trong đó viết hình ảnh mặt Trời, mặt Trăng, vì sao, do đó sách Tinh quan bắt đầu từ thời Hoàng Đế.
Mà các dụng cụ để quan sát thiên văn cũng đã có từ thời Đế Nghiêu đế Thuấn. Trong cuốn “Xuân Thu văn diệu câu” sáng tác vào thời Hán ghi lại: “Đến thời Đế Nghiêu, lệnh cho Xi và Nhị Thị làm thị tộc cai quản bốn mùa của trời đất đồng thời chế tác ra hỗn thiên nghi”. Hỗn thiên nghi chính là công cụ được người xưa sử dụng để quan sát thiên văn. Thời kỳ Đông Hán, Trương Hành dựa trên cơ sở của người đời trước đã cải tiến Hỗn thiên nghi và tạo ra Hỗn thiên nghi đầu tiên trong lịch sử có thể chạy đồng bộ với các thiên thể. Hỗn thiên nghi này có thể biểu thị vận chuyển của thiên tượng, có thể dự báo được tình huống vận chuyển của thiên tượng. Trương Hành đã quan sát hơn 2500 vì sao dựa trên thiết bị này, vẽ hình các vì sao và khám phá nguyên nhân của các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực. Những thành tựu thiên văn và những dụng cụ thiên văn rất phát triển này đều được ra đời dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”. Người Trung Quốc cổ đại quan sát thiên văn không chỉ để khám phá quy luật vận hành của các thiên thể mà còn để hiểu được thiên ý đằng sau những thiên tượng ấy. Trong lịch sử, mục đích chính của việc quan sát thiên tượng là để chỉ ra cái được cái mất của Hoàng đế trong việc cai trị, vận thế của vương triều, làm cho hành vi của Hoàng đế phù hợp với Thiên ý.
Đạo của Trời đất chứa đựng nguyên lý âm dương tăng giảm, ngũ hành tương sinh tương khắc. Vì vậy, người xưa khi thực hiện bất cứ một công trình, kiến trúc nào trên đại địa cũng cần xem xét mối quan hệ âm dương ngũ hành để phù hợp với quy luật vận hành của đất trời. Đây cũng là biểu hiện của vũ trụ quan “Thiên nhân hợp nhất”.
Công trình thủy lợi Đô Giang Yển được xây dựng từ thời Chiến Quốc hơn 2000 năm trước là một công trình tiêu biểu. Vị quan khâm sai Thành Đô bấy giờ là Lý Băng đã tận dụng điều kiện địa lý cao ở phía Tây Bắc, thấp ở phía Đông Nam, dựa theo địa hình đặc thù là lối ra của sông Mân Giang, dựa vào mạch nước, thế nước để khéo léo dẫn dắt, lựa chọn thiết kế không xây đập ngăn nước mà tạo ra một kênh phân chia dòng nước. Đô Giang Yển bao gồm ba công trình chính là: Ngư Chủy để phân dòng nước, Bảo Bình Khẩu là con đường dẫn nước xuyên qua núi Ngọc Lũy đổ về đồng bằng Thành Đô, và Phi Sa Yển để phân luồng chia lũ và xử lý đất cát. Nhờ vậy, Đô Giang Yển là một công trình thủy lợi sinh thái phân phối nước tự động, xả lũ tự động, xả cát tự động và kiểm soát lượng nước tự động, đảm bảo các lợi ích toàn diện cho việc tưới tiêu, kiểm soát lũ lụt, giao thông vận tải đường thủy và nước sinh hoạt. Đô Giang Yển không những không gây tổn hại đến thiên nhiên và sinh thái như các đập nước lớn hiện đại mà về bản chất nó là một công trình tối ưu hóa và cải tạo lại môi trường tự nhiên. Đây là hiện thân hoàn hảo của tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” trong lĩnh vực công trình thời cổ đại.
Đô Giang Yển là công trình thủy lợi duy nhất còn lại lâu đời nhất trên thế giới với đặc điểm là không có đập ngăn nước. Theo dự tính của các chuyên gia thủy lợi, các công trình thủy lợi tiên tiến nhất ở các nước phát triển chỉ có tuổi thọ khoảng 300 năm. Mà Đô Giang Yển đã sử dụng hơn 2000 năm và vẫn còn nguyên vẹn và vẫn phát huy tác dụng, Sau khi Đô Giang Yểm được xây dựng, đồng bằng Thành Đô từ đó trở đi được bảo vệ khỏi hạn hán và lũ lụt, Tư Xuyên trở thành vùng đất trù phú mãi cho đến ngày nay vẫn như vậy. Đây là hiệu quả lâu dài về mặt xã hội do văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại mang lại.
Vũ trụ quan “Thiên nhân hợp nhất” ở điểm khởi nguyên xuất phát từ hệ thống tu luyện của Đạo gia. Khái niệm tu luyện không xa lạ với người cổ đại, những tri thức mà Đạo gia và Phật gia truyền thụ lại đều là những tri thức có liên quan đến kinh nghiệm và phương pháp tu luyện. Hệ thống tri thức của hai trường phái này cũng tạo thành cấu trúc cấp cao nhất của văn hóa phương Đông. Một số người hiện đại kỳ thực cũng biết, tu luyện là một con đường khoa học cao cấp hơn, có thể trực tiếp khám phá những bí ẩn của sinh mệnh và trời đất. Điều này khác với cái gọi là hệ thống khoa học “thực chứng” xuất hiện vào thời cận đại ở phương Tây. Ngay cả trong thời đại ngày nay khi hệ thống khoa học kỹ thuật phương Tây rất phát triển, ở các nơi trên thế giới vẫn có rất nhiều người hoặc là ở trong núi sâu rừng già hoặc là ở các chùa miểu đạo quán, hoặc là trong các loại tín ngưỡng tôn giáo, hoặc là trong các phương pháp tu luyện cổ xưa, tu luyện thông qua các phương pháp được truyền thừa từ thời cổ đại như tĩnh tọa, tĩnh tu, thiền định, khí công… Các pháp môn khác nhau này đều có rất nhiều thần tích và kỳ tích trong tu luyện. Sự truyền thừa và tiếp diễn của những văn hóa tu luyện này giúp người hiện đại có cơ hội liễu giải được những biểu hiện thực sự của nền văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại.
Văn hóa tu luyện và tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” chính là ngọn nguồn của khoa học kỹ thuật cổ đại và là tư tưởng chỉ đạo cho việc sử dụng những kỹ thuật cao cấp này. Triết học, lý niệm trị quốc, luân lí tông tộc, văn học, nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc, quân sự cùng với kỹ thuật phát triển, kinh doanh buôn bán và phương thức sinh sống của người cổ đại đều thể hiện tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” và nhân tố tu luyện. Điều này hoàn toàn khác với cách nghĩ và thái độ đối với kỹ thuật của nhân loại trong thời đại văn minh công nghiệp ngày nay.
Vì sao khoa học kỹ thuật cổ đại lại bị thất truyền là điều mà rất nhiều người muốn tìm hiểu. Điều này liên quan đến hệ thống văn hóa tu luyện và hệ thống văn minh công nghiệp ngày nay, sự khác biệt căn bản trong cách thức truyền thừa khoa học kỹ thuật.
Như đã đề cập trước đó, văn hóa truyền thống phương Đông là văn hóa tu luyện. Cho nên, sự xuất hiện và kế thừa của mọi nền văn minh khoa học kỹ thuật thuộc hệ thống văn hoá này đều có nhân tố tu luyện ở bên trong. Nhân tố tu luyện là gì? Chính là người này phải có mức độ đạo đức rất cao, có thể kính Thiên kính Thần, tuân theo Thiên đạo thì người này mới có đủ tư cách để tiếp nhận truyền thừa những kỹ thuật này. Vào thời cổ đại, bất luận là truyền thừa loại tài nghệ nào, kỹ năng nào hay khoa học kỹ thuật nào thì đều là sư phụ tìm đồ đệ. Sư phụ trước tiên sẽ khảo sát xem mức độ đạo đức của người đệ tử này như thế nào, sau khi nắm giữ được những kỹ năng, kỹ thuật cao ấy rồi có dùng vào làm việc xấu hay không. Đây là phương thức căn bản của sự truyền thừa kỹ thuật hoặc tài nghệ cổ đại. Nó không giống với thời công nghiệp hóa hiện đại ngày nay, chỉ cần người học nộp học phí thì sẽ có cơ hội học được các loại kỹ thuật và chuyên môn. Nói cách khác, trong quá trình truyền thừa khoa học kỹ thuật cổ đại, không chỉ có truyền thừa khoa học kỹ thuật mà điều quan trọng hơn là truyền thừa giá trị quan của việc sử dụng những kỹ thuật này, cũng chính là truyền thừa một mô thức văn minh phù hợp với Thiên đạo cho nhân loại.
Lấy một ví dụ, theo “Sử ký” ghi lại, y thuật của thần y Biển Thước được truyền thừa từ Trường Tang Quân. Trường Tang Quân và Biển Thước gặp nhau ở quán trọ, sau hơn 10 năm quan sát Biển Thước mới truyền cho Biển Thước một số phương thuốc bí mật, cũng cấp cho Biển Thước một loại thuốc và bảo ông dùng nước sương đọng trên cỏ sắc uống, liên tục uống trong 30 ngày. Sau khi dặn dò xong những việc này, Trường Tang Quân đột nhiên biến mất. Biển Thước biết Trường Tang Quân không phải người bình thường, căn cứ lời dặn dò ấy, Biển Thước uống thuốc liên tục trong 30 ngày thì Biển Thước có thể thấu thị, có thể nhìn thấy được tình trạng bệnh lý của các cơ quan nội tạng bên trong người ta. Sau khi có được khả năng thấu thị này cùng với những bí phương y học do Trường Tang Quân truyền cho, ông đã nhanh chóng trở thành một thần y nổi danh thiên cổ.
Câu chuyện Biển Thước gặp Tề Hoàn Công cũng được nhiều người biết rõ. Vì sao Biển Thước vừa nhìn thấy Tề Hoàn Công thì liền biết ông bị bệnh ở chỗ nào. Y học hiện đại cũng phải trải qua các kỹ thuật tiên tiến như xét nghiệm, chụp X quang, chụp cộng hưởng từ… sau đó lại phải thông qua chuyên gia phân tích kiểm tra kết quả mới có thể biết được một người bị bệnh ở chỗ nào. Vậy mà Biển Thước chỉ nhìn qua một cái là đã biết rồi.
Rất nhiều thần y thời cổ đại đều có khả năng này, giống như Hoa Đà sau khi gặp Tào Tháo thì đã biết trong đầu Tào Tháo có khối u. Chuyện này trong sử sách có ghi chép lại. Vì sao Hoa Đà lại biết được trong đầu Tào Tháo có khối u? Chính là thông qua “thiên mục” mà Hoa Đà nhìn thấy được. Người hiện đại khi đọc những câu chuyện lịch sử cổ đại này thường bỏ qua những chi tiết mấu chốt nhất, kỳ thực đây là văn minh của người cổ đại. Muốn lý giải được loại văn minh này của người cổ đại thì phải hiểu rõ hệ thống văn hóa tu luyện mà tổ tiên đã khai sáng ra.
Trong môi trường văn hóa tu luyện, cổ nhân truyền thừa lại một loại khoa học kỹ thuật hay một loại tài nghệ nào thì đều phải tuyển chọn đồ đệ để truyền, phải tìm được người có đạo đức cao thượng, hơn nữa còn phải có ngộ tính vô cùng tốt thì mới có thể truyền thừa. “Ngộ tính” mà cổ nhân coi trọng khác với chỉ số thông minh mà người hiện đại ngày nay coi trọng. “Ngộ tính” và mức độ đạo đức là có quan hệ trực tiếp với nhau, còn chỉ số thông minh và mức độ đạo đức không có quan hệ trực tiếp. Nền văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại được xây dựng trên cơ sở “Ngộ tính”, chứa đựng nội hàm đạo đức, còn văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại được xây dựng trên cơ sở chỉ số thông minh. Vì vậy khi mức độ đạo đức của nhân loại suy giảm dần theo tiến trình lịch sử, giá trị quan không ngừng biến dị thì một số khoa học kỹ thuật được xây dựng theo hệ thống tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” có thể bị thất truyền vì không tìm được người có ngộ tính tốt để truyền thừa nữa. Nếu như mức độ đạo đức không còn cao nữa thì cho dù chỉ số thông minh có cao đến đâu đi nữa cũng không có cách nào để truyền thừa những khoa học kỹ thuật cổ đại kia. Bởi vì việc truyền thừa này đều có nhân tố tu luyện.
Ngoài ra, người cổ đại có thể nắm giữ được những khoa học kỹ thuật siêu phàm cũng đều hiểu được thiên mệnh, họ biết rằng có một số kỹ thuật là không thể được truyền lại cho đời sau. Ví dụ như con chim gỗ do Lỗ Ban chế tạo ra không được lưu truyền lại, là vì nếu những người bình thường trong thời đại của Lỗ Ban có thể ngồi trên con chim đó đi du lịch vòng quanh hoặc sử dụng máy bay không người lái trong chiến tranh từ quá sớm thì tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại chiểu theo thiên tượng sẽ bị thay đổi. Lỗ Ban có thể chế tạo ra loại máy móc như vậy thì ông cũng có thể hiểu được đạo lý này. Cho nên, Lỗ Ban cũng không truyền thừa lại kỹ thuật ấy cho người sau. Đương nhiên khi lịch sử loài người phát triển đến thời hiện đại, khi máy bay xuất hiện thì loại kỹ thuật của Lỗ Ban cũng không cần dùng nữa.
Cũng giống như vậy, Gia Cát Lượng kỳ thực không phải người bình thường. Lúc Gia Cát Lượng ở Long Trung ông đã biết thiên hạ sẽ chia làm ba phần, và ông phải giúp Lưu Bị hoàn thành thiên mệnh. Gia Cát Lượng cũng biết rằng vận mệnh sẽ không cho phép Thục Hán thống nhất, nhưng ông vẫn cần phải ra Kỳ Sơn, vì di mệnh của Lưu Bị mà tận trung. Cả đời Gia Cát Lượng có rất nhiều phát minh, trong đó trâu gỗ ngựa máy là một truyền kỳ, loại khoa học kỹ thuật này cũng không được lưu truyền về sau. Có một nguyên nhân đó là Gia Cát Lượng biết rằng bản thân ông có thể sử dụng loại máy móc tự động này để vận chuyển lương thực, giúp thực hiện thiên mệnh ra Kỳ Sơn của mình, nhưng không thể đem loại kỹ thuật này truyền lại cho đời sau được.
Theo vũ trụ quan “Thiên nhân hợp nhất”, cổ nhân cũng hiểu rằng tất cả trí tuệ của người, linh cảm cho những sáng tạo phát minh, và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đều xuất phát từ sự khải thị của Thần. Người ở thời đại nào, sử dụng khoa học kỹ thuật gì, phát minh sáng tạo ra loại đồ dùng nào, đều cần phải tuân theo Thiên ý, không thể tùy tiện can nhiễu và thay đổi mô hình và tiến trình phát triển của xã hội loài người đã được an bài.
Ngoài ra, cổ nhân cũng biết vạn vật trời đất đều có linh tính nên họ sẽ không dùng sức mạnh của khoa học kỹ thuật để phá hủy môi trường tự nhiên, cũng sẽ không để sức mạnh của khoa học kỹ thuật thay đổi cách sống mà Thần định ra phù hợp với người để duy trì một mức độ đạo đức. Người cổ xưa không chỉ có thể lĩnh ngộ được Thiên đạo, nhận biết được thiên cơ mà còn có thể từ trong những thiên cơ ấy nhận được những linh cảm và khải thị để phát minh sáng tạo. Phương thức phát minh, sáng tạo và kế thừa những khoa học kỹ thuật này của người phù hợp với Thiên đạo và khoa học kỹ thuật được phát triển theo cách này thực sự phù hợp với hai từ “văn minh”. Cho nên, “văn minh khoa học kỹ thuật” cổ đại mới thực sự là “nền văn minh khoa học kỹ thuật”.
Trên thực tế, nền văn minh nhân loại không chỉ có một lần. Nền văn minh nhân loại mà chúng ta đang sinh sống bắt đầu cách đây khoảng chừng 5000 năm và khảo cổ học cũng đã phát hiện ra rằng trong hàng chục nghìn năm, hàng trăm nghìn năm, hàng triệu năm trước, thậm chí hàng trăm triệu năm trước đã có những nền văn minh nhân loại rất phát triển trên trái đất, và những nền văn minh này được giới học thuật gọi là nền văn minh tiền sử.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ nổi tiếng nhất: Năm 1972, một nhà máy chế biến uranium của Pháp đã phát hiện ra trong quặng uranium nhập khẩu từ nước Cộng hòa Gabon ở Châu Phi có một số uranium 235 đã bị sử dụng. Các nhà khoa học sau đó đã phát hiện và xác nhận có hơn 10 lò phản ứng hạt nhân tại các khu vực khai thác uranium của Gabon. Những lò phản ứng hạt nhân này được xây dựng cách đây khoảng 2 tỷ năm, chôn sâu dưới mặt đất hàng chục km và đã hoạt động trong khoảng 500.000 năm. Vì không dám vượt ra khỏi nhận thức của khoa học thực chứng, nhiều nhà khoa học đã cho rằng đây là các lò phản ứng được “hình thành tự nhiên”. Tuy nhiên “tự nhiên” là một cách giải thích hết sức miễn cưỡng vì phản ứng hạt nhân cần một số điều kiện ngặt nghèo không thể có trong “tự nhiên”, điều này đã được nhà vật lý Glenn T. Seaborg, người từng đoạt giải Nobel Vật lý, trình bày khi nói về các lò phản ứng hạt nhân ở Gabon. Mặc dù tiến sĩ Seaborg không nói rằng đây là một lò phản ứng nhân tạo, nhưng khi một nhà vật lý đoạt giải Nobel lúng túng khi nói về cái gọi là “tự nhiên”, thì điều này đáng để chúng ta suy ngẫm.
Khám phá này liệu có cho thấy rằng đã từng có nền văn minh thậm chí cả 2 tỷ năm về trước? Tuổi thọ của trái đất là bao nhiêu năm? Vì sao những sự việc này lại xuất hiện trên trái đất chúng ta đây? Việc nhiều nhà khoa học nhất quyết chối bỏ bằng chứng này cũng không phải là khó hiểu. Nó liên quan đến một mâu thuẫn lớn hơn trong giới học thuật chủ lưu và giới học thuật tiên phong bị bài xích: Thuyết tiến hóa, điều được coi là một trong những mũi nhọn của khoa học hiện đại, sẽ sụp đổ nếu một nền văn minh xuất hiện từ 2 tỷ năm về trước được công nhận. (Xem thêm trong chuyên đề: Đã đến lúc cần thay đổi sách giáo khoa về con người?)
Ở biên giới Pakistan có một di chỉ thành phố cổ là Mohenjodaro, được phát hiện vào năm 1922. Các nhà khảo cổ học cho rằng thành phố cổ này đã ở đây cách nay khoảng 4500 năm và là một phần của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Nếu chỉ xét từ góc độ kiến trúc đô thị thì nền văn minh ở đây lúc bấy giờ rất phát triển. Tuy nhiên, sau đó các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng thành phố cổ đại này đã bị phá hủy trong một vụ nổ lớn. Nghiên cứu sâu hơn một bước nữa, họ đã phát hiện ra rằng tại khu di tích có một vật thể thủy tinh xuất hiện sau một vụ nổ hạt nhân, trong xương của thi thể có bức xạ hạt nhân. Oppenheimer, một trong những cha đẻ của bom nguyên tử, sau khi xem qua ghi chép về Mohenjo-Daro đã nói: “Đây không khác gì một cuộc tấn công hạt nhân”.
Ngoài ra, ở Babylon, sa mạc Sahara và sa mạc Gobi ở Mông Cổ, người ta cũng tìm thấy tàn tích của các cuộc chiến tranh hạt nhân thời tiền sử, và những viên đá thủy tinh trong những tàn tích ấy cũng giống hệt như những viên đá thủy tinh ở các bãi thử các vụ nổ hạt nhân ngày nay. Những phát hiện này đã chỉ ra rằng nhân loại đã có nhiều nền văn minh thời tiền sử, và sự bùng nổ của chiến tranh hạt nhân có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của các nền văn minh này.
Ngày nay, trên địa cầu đã có 9 quốc gia có vũ khí hạt nhân, số lượng này cũng đủ để phá hủy nền văn minh hiện có của nhân loại hàng mấy chục lần. Có một phóng viên đã từng hỏi Einstein rằng nhân loại sẽ sử dụng loại vũ khí gì trong chiến tranh thế giới thứ ba? Einstein đã trả lời rằng ông không biết vũ khí trong thế chiến thứ ba, nhưng ông biết vũ khí của người trong thế chiến thứ tư sẽ là gậy và đá. Khi người vứt bỏ lời chỉ dạy của Thần, rời xa thiên đạo, tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và những vũ khí tối tân hơn có khả năng hủy diệt toàn bộ nền văn minh, thì nền văn minh này sẽ đi về đâu?
Trên thực tế, nền văn minh phương Tây lúc đầu cũng có nhân tố “Thiên nhân hợp nhất” trong đó, bởi vì kính thiên kính Thần thực chất là một truyền thống văn hóa chung của nhân loại. Nói cách khác, văn hóa chính thống của nhân loại là hệ thống văn hóa Thần truyền. Ở phương Tây, những công trình kiến trúc đẹp nhất nhất định là trong các nhà Thờ hay Thánh địa. Trong văn học, âm nhạc và hội họa phương Tây thời kỳ Phục Hưng và tiền Phục Hưng, nội dung cơ bản đều là ca ngợi Thần. Các loại hình nghệ thuật này ở phương Tây cũng được phát triển từ hệ thống nghệ thuật tôn giáo.
Triết học phương Tây ban đầu cũng là một hệ thống nhận thức đầy rẫy các yếu tố tu luyện. Nhưng có lẽ từ thời Aristotle trở đi thì yếu tố tư biện trong triết học phương Tây ngày càng nhiều còn nhân tố tu luyện thì ngày càng ít đi và cuối cùng còn lại trong cuộc sống thế tục là hệ thống triết học tư biện thế tục hóa.
Nếu xem xét toàn diện lịch sử nhân loại từ góc độ “Thiên nhân hợp nhất” và văn hóa Thần truyền, chúng ta sẽ thấy rằng sự phát triển của xã hội nhân loại vừa có yếu tố thiên mệnh vừa có cả yếu tố nhân tạo (hành vi của người). Mà trong tiến trình lịch sử loài người, nếu các yếu tố nhân tạo luôn phù hợp với Thiên ý và thuận theo hình thức phát triển của nền văn minh theo lý niệm “Thiên nhân hợp nhất” thì xã hội nhân loại sẽ phát triển tốt đẹp, sự phát triển của văn minh vật chất và văn minh khoa học kỹ thuật sẽ không đem đến tai họa cho nhân loại. Ngược lại, nếu yếu tố nhân tạo lệch khỏi thiên mệnh, khiến cho nền văn minh vật chất và sự phát triển của khoa học kỹ thuật không còn chịu sự ước thúc của đạo đức và thiên ý nữa thì sức mạnh của khoa học kỹ thuật của nhân loại sẽ ngày càng phát triển theo chiều hướng hủy diệt.
Khoa học kỹ thuật là một phương tiện quan trọng mà người dựa vào để cải thiện điều kiện sinh tồn của mình. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ thời cận đại đến nay rõ ràng là có vấn đề. Nhân loại đã sản xuất một lượng lớn vũ khí hạt nhân và còn đang phát triển trí tuệ nhân tạo với những khả năng không thể đoán trước được. Điểm cuối cùng của con đường phát triển khoa học kỹ thuật này là gì? Nghĩ kỹ lại một chút mới thấy thật đáng sợ.
Vậy thì giữa sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự thịnh vượng của nền văn minh nhân loại có tồn tại mâu thuẫn căn bản nào không? Hiển nhiên là không. Nền văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại được trình bày trong bài viết này kỳ thực đã vạch ra một hướng khác cho sự phát triển khoa học kỹ thuật của nhân loại. Văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại không chỉ có khoa học kỹ thuật phát triển mà hơn nữa nó còn tôn trọng lý niệm “Thiên nhân hợp nhất”. Điều này làm cho văn minh khoa học kỹ thuật trở nên bền vững.
Điểm khác biệt cơ bản giữa văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại và văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại là ở chỗ văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại dựa trên tiền đề kính thiên kính Thần, lấy “Thiên nhân hợp nhất” làm mục đích cuối cùng của sự phát triển. Còn văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại được xây dựng dựa trên nền tảng là sự theo đuổi cạnh tranh kỹ thuật, đi kèm với đó là thuyết vô thần, khuyết thiếu sự ước thúc của thiên đạo và sự chỉ dẫn của thiên ý. Điểm phát triển cuối cùng của nó chỉ có thể dẫn đến sự hủy diệt.
Vậy thì liệu chúng ta có thể quay đầu, trở lại với con đường phát triển khoa học kỹ thuật “Thiên nhân hợp nhất”? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, trước hết chúng ta phải trở về với nền văn hóa thần truyền chung của nhân loại, phải khôi phục văn hóa truyền thống chân chính, khôi phục lại các giá trị phổ quát. Nền văn minh nhân loại đã thực sự đến thời khắc mấu chốt. Rất nhiều người đều biết rằng trong nền văn minh vật chất và nền kinh tế tiêu dùng hiện đại, việc duy trì nhu cầu năng lượng và nhu cầu vật chất của nhân loại trên trái đất này chỉ còn là vấn đề thời gian. Tài nguyên và cách sử dụng tài nguyên trong văn minh nhân loại chu kỳ này là một loại “phát triển” mang tính tàn phá và hủy diệt.
Dựa theo bài gốc trên Epoch Times tiếng Trung
Tác giả: Vương Cận
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…