Hồi đầu mình chưa đi đâu nhiều cứ nghĩ chỉ ở quê mình khi người ta giàu lên một tí, khỏi khổ cái ăn cái mặc một tí người ta mới xây mộ to, nghĩa địa mới giống như một thành phố đầy cao ốc, lâu đài.

Nhưng không phải.

Sau này đi khắp nơi và xem trên mạng mới biết không chỉ có quê mình mới thế. Những chỗ khác còn hoành tráng hơn rất nhiều. Có những ngôi mộ được xây to không kém nhà cho người sống.

Khi sang Nhật mình cũng tò mò quan sát nhiều nghĩa địa của Nhật xem thế nào. Thấy họ cũng xây nhưng mộ không to lắm và không rõ có quy định pháp lý nào không nhưng mình thấy các ngôi mộ có kích cỡ, màu sắc giống nhau. Phần lớn là màu đen, trầm hoặc xám. Đi dịch cho luật sư Nhật thì biết ở Nhật có luật bắt buộc hỏa táng. Người chết mà không đem thiêu theo thủ tục bắt buộc hoặc tự ý chôn là phạm tội.

Đôi khi vẩn vơ đặt ra câu hỏi, dân số tăng lên, đất đai không sinh ra các nghĩa địa cứ trùng điệp thế này thì căng thật.

Ngẫm ra người ta khổ thật, sinh ra đã khổ vì không chọn được gia đình, quê hương, hoàn cảnh. Sống thì khổ vì phải bon chen, giành giật mưu sinh, mưu cầu danh lợi rồi nếm đủ thứ mỏi mệt bởi các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội, già khổ vì bệnh rồi lo lắng chết đi đám tang thế nào, có ai khóc không, bao nhiêu vòng hoa, kèn trống thế nào, mộ có to không, rồi tiệc to tiệc nhỏ…

Vậy nên người chết cứ hấp hối là trâu bò gà lợn chết. Sau đó là ầm ĩ khủng khiếp và đủ thứ nghi thức rắc rối phô trương.

Nhà văn Mạc Ngôn bên Trung Quốc từng viết rằng chết rồi ma cũng không được khóc vì ma khóc là ảnh hưởng đến người sống quả cũng có lý.

Tất nhiên, ai có tiền người đó xây nhưng xét trên bình diện xã hội thì cũng thấy lo lo và có cái gì đó không ổn lắm. Trong quy mô gia đình và dòng họ thì cũng phát sinh nhiều vấn đề xoay quanh chuyện này như chuyện đóng góp ít, đóng góp nhiều từ đó sinh ra bất hòa, lạnh nhạt…

Nghĩ cũng lạ, không biết từ bao giờ ở nước ta tư tưởng cho rằng khi đặt mồ ma cha mẹ ở nơi đất tốt hay chăm lo mộ phần hoành tráng là con cháu sẽ được phù hộ làm ăn phát đạt, khỏe mạnh nhưng các diễn ngôn – câu chuyện về tư tưởng này rất phổ biến. Từ bình dân tới sĩ phu.

Mình thì cho rằng những người thông thái nhất ngày xưa muốn dạy người Việt phải biết trân trọng tổ tiên, cha mẹ nhưng nếu nói thẳng như thế thì e nhiều người không hiểu, không lan truyền được nên phải dùng diễn ngôn ẩn dụ. Nhưng lâu ngày người ta không còn tiếp cận nó như một ẩn dụ nữa.

Bởi thế rất nhiều gia đình, dòng họ trong khi không nhớ gì về tư tưởng, mơ ước, day dứt của người đã khuất vẫn rất chăm lo tới chuyện tìm hướng, tìm đất để đặt mộ và xây một thật to lớn.

Kể ra cũng là một điều đáng suy ngẫm.

Nguyễn Quốc Vương

Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

11 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

27 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

36 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

41 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago