Giáo dục con người không phải là nuôi cho lớn, làm cho thi đỗ

Trong giáo dục và quản trị con người có một nguyên lý vàng là người dẫn đường hay người quản lý cần phải biết gia tăng áp lực VỪA ĐỦ và thích hợp với đối tượng mình cần dẫn dắt hay quản lý.

Nếu áp lực quá yếu anh ta sẽ dễ lơ là, quên đi trách nhiệm nhưng nếu quá mạnh sẽ là sự can thiệp vào nhân cách, sự tôn nghiêm của cá nhân và mất đi động lực bên trong.

Trong học tập, người ta vốn chỉ chú ý đến động cơ ngoài – với hi vọng thưởng, phạt bằng lời khen, giấy khen, tiền… sẽ làm cho học sinh học tốt. Nhiều người tin rằng kỉ luật sắt sẽ làm cho học sinh học tập trung và hiệu quả.

Thật ra moi thứ nói trên chỉ có tác dụng khi nó không mâu thuẫn với động lực nội sinh (động lực trong) của học sinh. Đó là sự say mê học tâp, là năng lực tập trung, là khát khao chiếm lĩnh điều chưa biết, là khát vọng thể hiện bản thân và mài sắc bản thân mình.

Nếu như nó mâu thuẫn nhau, kỉ luật sẽ phản tác dụng.

Bộ não của cơ thể người rất thông minh. Khi nó gặp tác nhân có hại nó sẽ sinh ra cơ chế phòng vệ. Đó là lý do giải thích tại sao khi bị ép buộc vô lý hay khi thấy học không hứng thú con người ta lại cảm thấy mỏi mệt, buồn ngủ… Đấy là tín hiệu não và hệ thần kinh phát ra để yêu cầu được… nghỉ.

Việc học liên tục trên 8 tiếng một ngày đối với thanh niên đang độ lớn là phi khoa học và phản nhân văn.

Nếu có động lực từ phía trong người ta có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào không cần ngồi vào bàn ghế hay cầm sách. Họ có thể suy nghĩ về nó và đào sâu suy tưởng ngay cả khi đang làm các việc khác.

Để có động lực trong thì người học phải có mối quan tâm, hứng thú và sự say mê. Đây là thiên tính của đứa trẻ khi mới chào đời. Sau này do sự tác động vô lý của môi trường, cha mẹ, giáo dục nhà trường mà nó dần bị triệt tiêu.

Động lực trong thường này sinh trong môi trường gắn liền với tự do, dân chủ và ý thức sâu sắc về bản ngã của mình.

Điều đó cần đến sự hiểu biết và dũng cảm trước hết của bố mẹ và không phải chỉ ngày một ngày hai mà có được.

Muốn có một con người tốt không đơn giản là nuôi cho lớn, làm cho thi đỗ là xong.

Nhiều nhà giáo trong 30 năm đi dạy đã tạo ra vô số các học sinh giỏi và có bằng cấp. Nhưng nếu như các học trò đó chỉ học để lấy bằng, đi làm để kiếm tiền, thậm chí là học để ngồi vào đâu đó rồi mong chờ gặt hái bổng lộc thì sự nghiệp của nhà giáo này là thất bại. Tội nhiều hơn công.

Muốn con có khả năng tập trung và ý thức về trách nhiệm của bản thân trong học tập thì từ nhỏ phải tạo điều kiện tối đa cho con tập trung, say mê và biểu đạt bản thân trong môi trường dân chủ, tự do. Đừng bảo hộ quá mức khi con nhỏ hoặc nhăm nhăm kiếm tiền để chờ con lớn lên cho con vào học trường đỉnh, trường kỉ luật thép vì như thế là làm ngược quy trình. Những cá nhân ý thức sâu sắc về tự do thường là những người biết khắc kỉ – chế ngự bản thân và tôn trọng luật chơi chung.

Không tin, hãy quan sát xung quanh sẽ thấy.

Nguyễn Quốc Vương

Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Nhà nguyện Sistine và bức “Chúa Trời tạo ra Adam”

Có thể bạn chưa nghe kể về nhà nguyện Sistine, nhưng chắc hẳn là bạn…

2 phút ago

Miền Bắc chuẩn bị bước vào đợt rét đậm, vùng núi cao hạ dưới 10 độ C

Từ ngày 26/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh, đến đêm chính…

5 phút ago

Tiến sĩ Y khoa Đài Loan tâm sự về y học và tu luyện

Từ chỗ hết lòng nghiên cứu Tây y, bác sĩ Vương Nguyên Phủ tiếp xúc…

12 phút ago

Tùng Thiện Vương: Vị danh sĩ được ví là Thái Bạch Kim Tinh giáng thế

Tùng Thiện vương có số lượng sáng tác rất phong phú bao trùm các lĩnh…

23 phút ago

Cựu Thứ trưởng Ba Lan: Quan chức Ukraine tham nhũng tới phân nửa tiền viện trợ của Mỹ

Ông Piotr Kulpa, cựu Thứ trưởng Ba Lan, khẳng định rằng Ukraine không nhận được…

25 phút ago

10 nhạc khúc nổi tiếng Trung Hoa cổ đại – Kỳ II: Thập diện mai phục

Tiếng vang, tiếng trống, tiếng cung kiếm, tiếng người ngựa gào thét...

32 phút ago