Hình tượng loài chó trong dân gian

Chó là loài vật gần gũi con người nhất, không chỉ giúp giữ nhà cửa mà còn rất trung thành bảo vệ chủ, cũng là loài vật thông minh nên dễ huấn luyện.

Vì rất gần gũi với con người, nên hình tượng con chó xuất hiện rất nhiều trong dân gian Việt Nam qua thành ngữ, tục ngữ và cao dao từ xa xưa.

Khi muốn nói ai đó ỷ vào quyền lực của người khác để ức hiếp kẻ yếu hơn thì có câu: “Chó cậy gần chủ”.

Khi muốn nhắc nhở mọi người cần nể nang nhau mà tha cho kẻ dưới thì có câu: “Đánh chó phải ngó chủ nhà”.

Với những ai lanh chanh, đua đòi không khiêm tốn thì thường bị coi là: “Chó chạy trước hươu”.

Còn câu “Chó dữ mất láng giềng” ý chỉ trong nhà có chó dữ, hàng xóm chẳng ai dám đến chơi và lâu ngày thì láng giềng cũng thành người dưng.

Với những ai không phải làm gì, nhưng nhờ may mắn mà thành thì có câu “Chó ngáp phải ruồi”.

Khi nhắc ai đó cẩn thận giữ gìn của nả thì có câu: “Chó treo, mèo đậy”

“Chó đâu có sủa chỗ không
Chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày”,

Câu này nhắc nhở mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân của nó cả.

Chó dại có mùa, người dại quanh năm” ý nói người dại thì thành tính, còn chó nếu có dại thì chỉ dại vào mùa hè.

Nếu ai đó phải sống phụ thuộc, không được tự do thì bị ví là “Chó chui gầm chạn”.

“Chó đen ăn vụng, chó trắng chịu đòn” ý chỉ người này phạm tội nhưng lại để người khác phải mang tiếng oan.

“Chó ăn đá, gà ăn sỏi” chỉ nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu, khó canh tác.

Khi muốn khuyên nhủ ai làm gì cũng cần cẩn trọng suy xét kỹ thì có câu “Chó ba năm mới nằm, gà ba lần vỗ cánh mới gáy”.

(Ảnh minh họa qua animal.vn)

Khi muốn nhắc nhở ai về việc mỗi người đều có phận sự riêng, không nên so bì ghen ghét thì có câu “Chó giữ nhà, gà gáy trống canh”.

Khi muốn nhắc nhở ai không được quên về nơi sinh ra, quê cha đất tổ thì người xưa thường có câu “Chó quen nhà, gà quen chuồng”.

Khi muốn chỉ ai đó nói nhiều lại không đúng trọng tâm thì có câu “Nói dai như chó nhai giẻ rách”.

Khi muốn nói ai đó làm ăn buôn bán gian dối thì có câu “Treo đầu dê, bán thịt chó”.

Để chỉ ai có hay bực mình tức giận thì có câu “Cắm cảu như chó cắn ma”.

Để chỉ tình thế đã đến bước đường cùng dễ làm bậy thì có câu “Chó cùng rứt giậu”.

Khi ví ai đó trung thành, không phản bội lại chủ, người xưa có câu rằng

“Con không chê cha mẹ khó
Chó không chê chủ nghèo”

Đặc biệt, khi khuyên ai cần sống đúng với đạo lý làm người, thì người xưa có câu “Làm người thì khó, làm chó thì dễ”.

Trần Hưng

Xem thêm:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

3 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

3 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

6 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

7 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

7 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

10 giờ ago