Những nhà lập quốc Hoa Kỳ đã đề xướng phương pháp quản lý nhân dân theo pháp luật, do đó đây là một nền pháp trị, không phải là nhân trị.
Đã là con người, thì ai cũng đều có cảm xúc, có cảm xúc ắt sẽ có lúc phán đoán sai. Pháp luật là một hệ thống bao gồm một loạt các quy tắc, được sử dụng để điều chỉnh hành vi của con người và thường được thực thi dưới một thể chế. Các quy tắc này không liên quan đến cảm xúc, chúng là những phán đoán lý tính không có yếu tố cảm xúc. Do đó, sẽ là công bằng nếu nhà nước thực sự sử dụng các quy tắc đã được thiết lập trước để phán xét hành vi của người dân. Bởi vậy, một chính phủ hiện đại cần sử dụng luật pháp để quy phạm nhân dân, chứ không thể sử dụng ý chí của những người lãnh đạo để ước thúc người dân.
Luật pháp là công bằng với mọi đối tượng, chi phối không chỉ người dân mà còn cả các quan chức. Quyền tự do của Hoa Kỳ được pháp luật bảo vệ. Luật pháp quy định các quyền và nghĩa vụ của người dân. Những người vi phạm, bất kể thân phận, địa vị, chủng tộc và giai tầng, đều bị truy cứu trách nhiệm theo luật nhằm bảo vệ quyền và tự do của người dân khỏi bị xâm phạm.
Luật pháp trong mắt những nhà lập quốc Hoa Kỳ cần phải không hạn chế và gây khó khăn cho mọi người. Chức năng chính của nó là bảo đảm tự do, bởi vì họ tin rằng nếu không có luật pháp sẽ không có tự do và đó sẽ là một “khu rừng” hỗn loạn.
Tất nhiên, điều này cũng có nghĩa là mọi người trong xã hội, trong khi có được các quyền tự do được pháp luật bảo vệ, cũng sẽ mất đi một số quyền tự do khác, có nghĩa là phải từ bỏ một vài quyền lợi. Bởi vì mọi người phải được điều chỉnh và ước thúc để hình thành một xã hội và cân bằng các mối quan hệ xã hội. Dưới tiền đề của những ước thúc đó, người dân được tận hưởng tự do, tuân thủ các quy tắc, có quyền lợi và nghĩa vụ. Đây là mối quan hệ giữa pháp luật và tự do. Nói cách khác, luật pháp là mặt khác của tự do. Không có luật pháp, không thể bảo đảm sự tự do. Vì có luật pháp, mọi người cũng sẽ mất đi những quyền tự do nhất định trước khi được bảo đảm những quyền tự do khác.
Điều cần phải chỉ ra ở đây là sự xuất hiện của luật pháp cũng là một hiện tượng xảy ra trong xã hội loài người khi đến một giai đoạn phát triển nhất định. Trước kia pháp luật không được nhấn mạnh như vậy. Bởi thời thượng cổ đã có vương pháp, vua có đạo đức của mình. Vua không cần phải ban hành quá nhiều luật lệ để kiềm chế những người dưới quyền của mình. Ông hoàn toàn có thể sử dụng đạo đức để cảm hóa người dân, duy trì xã hội ổn định và thái bình.
Nhưng sau này thuận theo sự phát triển của xã hội, đức trị trở nên không còn hợp lý. Cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử thời cổ đại đã nói rất rõ: “Mất Đạo thì đến Đức. Mất Đức thì đến Nhân. Mất Nhân thì đến Nghĩa. Mất Nghĩa thì đến Lễ”. Nghĩa là thời thượng cổ dùng đức trị dân, hay còn gọi là tâm pháp, pháp luật trong tâm. Sau khi đạo đức bại hoại mới thi hành Nhân, Nhân không được nữa mới mượn tới Nghĩa, Nghĩa cũng không được nữa, mới đành phải dùng đến Lễ. Lễ ở đây chính là các định chế mang tính quy tắc ước thúc mà mọi người phải tuân theo. Nói rộng ra, nó chính là pháp luật.
Tại phương Tây cũng có những lý luận tương tự. Platon thời Hy Lạp cổ đại nhấn mạnh đến việc cai trị bằng đạo đức. Aristotle, học trò của ông lại nhấn mạnh đến việc cai trị bằng pháp luật. Có vẻ như quan điểm của hai thầy trò khác nhau. Kỳ thực, quan điểm hoàn chỉnh của Platon là: Quốc gia tốt nhất nên do người có đạo đức quản lý bằng trí tuệ, nếu đạo đức của con người không còn tốt nữa thì đành phải dùng tới pháp luật, đây là “đáp án tốt nhất tiếp theo”.
Khi xã hội chủ yếu dựa vào luật pháp, nó cũng có thể mang tới một nhược điểm. Trên thực tế, các những nhà lập quốc Hoa Kỳ cũng nhận ra nhược điểm đó, vì thế họ đưa ra một nguyên tắc: Luật pháp không được quá phức tạp, phải đơn giản, dễ hiểu và phải tương đối ổn định, không được thay đổi theo thời gian.
Tuy nhiên luật pháp của Hoa Kỳ hiện tại đã trở nên quá phức tạp và hệ thống luật pháp cũng quá cồng kềnh. Sự phức tạp và cồng kềnh này rồi sẽ dẫn đến vấn đề diễn giải và gian lận. Đây không phải là tầm nhìn của những nhà lập quốc.
Hoa Kỳ thượng tôn pháp luật, nhưng các nhà lập quốc cũng luôn hiểu rằng nền pháp trị ấy chịu sự giám sát của Thiên Chúa: Sứ mệnh của Hoa Kỳ là trở thành một hình mẫu và phúc âm cho cả nhân loại. Những nhà lập quốc đã sử dụng nguyên tắc này để nhắc nhở các thế hệ tương lai luôn ghi nhớ sứ mệnh của họ, không quên thiên mệnh huy hoàng của Hoa Kỳ.
Sứ mệnh này đã quyết định chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ, phương thức Hoa Kỳ lãnh đạo trên thế giới. Trong hơn 200 năm, Hoa Kỳ đã không mở rộng quân sự, không xâm chiếm lãnh thổ nước ngoài, chung sống hòa bình với các nước trên thế giới và không dễ dàng tham gia vào các cuộc xung đột mang tính khu vực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ chọn cách cô lập bản thân. Ngược lại, Hoa Kỳ tin rằng Thiên Chúa đã chọn Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ muốn tự do và đạo đức của mình lan rộng khắp thế giới. Hoa Kỳ chỉ tham gia chiến tranh khi có những nguy cơ mang tính toàn cầu, vì thế không ít người nhìn nhận Hoa Kỳ là “cảnh sát thế giới”. Rất nhiều nước đối lập với Hoa Kỳ cũng có chung cảm giác này.
Những nhà lập quốc nói rằng Hoa Kỳ là “Thành phố tỏa sáng trên đỉnh núi”, chính là một ngọn hải đăng. Sự tồn tại của Hoa Kỳ giống như một ngọn hải đăng, mọi người đều ngóng nhìn và ngưỡng vọng. Nghĩa là, Hoa Kỳ tự mình làm tốt và nước khác cần học theo. Mô hình Hoa Kỳ sẽ khiến cả thế giới đều thuận theo. Ở một ý nghĩa nào đó, khi nói đến phương Tây phát triển, là người ta nói đến sự tự do. Đây là thành công của Hoa Kỳ.
Những người theo đạo Tin lành đã trốn khỏi Châu Âu đến Hoa Kỳ với ý nghĩ rằng nước Mỹ được Thiên Chúa ban cho họ và cho phép họ xây dựng lại vương quốc của Chúa trên trái đất. Những nhà lập quốc vào thời điểm đó nói rằng: Hoa Kỳ là một vùng đất rộng lớn màu mỡ với nhiều hoa màu và đất đai phong phú. Dòng nước tưới tiêu có mặt khắp mọi nơi, nối các con sông lớn trên khắp đất nước trở thành một con đường thông thương, du lịch trọng yếu. Đây là đất nước của Thiên Chúa, chúng ta sẽ xây dựng một quốc gia kiểu mẫu tại đây. Sứ mệnh của chúng ta không phải là vượt trội về chủng tộc, mà là một mô hình về đạo đức và tự do. Chúng ta có trách nhiệm với loài người, nếu Hoa Kỳ thất bại, thì chúng ta là kẻ phản bội, điều chúng ta đã phản bội là toàn bộ nhân loại.
Do đó, những nhà lập quốc nhấn mạnh rằng: Chúng ta nhất định phải thành công tại Hoa Kỳ, nếu không chúng ta sẽ phản bội nhân loại và phản bội sứ mệnh mà Chúa giao phó cho chúng ta. Nỗ lực của Mỹ là chưa từng có, trong quá trình thiết lập Hiến pháp và đất nước, chúng tôi đã xem xét tất cả các hệ thống chính trị trong lịch sử loài người, chúng tôi đã nghiên cứu tất cả các bài học trong lịch sử, chúng tôi đã nỗ lực hết mình, chúng tôi đã vận dụng kinh nghiệm cá nhân của mình và tình hình cụ thể của Hoa Kỳ, từ đó áp dụng một phương án trị quốc mới mẻ, táo bạo và đầy hứa hẹn.
Dựa vào những lời dạy và nguyên tắc của những nhà lập quốc, Hoa Kỳ đã đạt được thành công lớn dưới sự bảo vệ của Thiên Chúa. Đây chính là lý do tại sao trên đồng đô-la của Hoa Kỳ lại in dòng chữ “Chúng ta tin vào Chúa” (In God we trust).
Ngày nay, chỉ cần sử dụng các nguyên tắc lập quốc này, nhìn lại toàn bộ sự hỗn loạn và tranh chấp giá trị đang diễn ra tại Hoa Kỳ, tranh chấp tả-hữu, tranh chấp tự do-dân chủ, tranh chấp chính phủ-người dân… chúng ta sẽ biết được điều gì là gốc rễ.
Kỳ thực, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với sự hỗn loạn để tìm lại sự vĩ đại của mình, chính là trở về nền tảng lập quốc mà Chúa ban tặng.
Theo Sound Of Hope
Thiên Cầm biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…