Văn Hóa

Kẻ cắp xe đạp – Hơn 70 năm vẫn còn nguyên ý nghĩa

Mời các bạn xem lại “Kẻ cắp xe đạp”, bộ phim hơn 70 năm trước:

Phim trắng đen – một diễn viên không chuyên Lamberto Maggiorani và em bé Enzo Staiola. Câu chuyện cũng “đời thường” nhưng đó lại là một trong những điểm làm nên thành công của bộ phim.

Đây chính là phong cách làm phim theo cách quay phóng sự mà Zavattini là người đề xuất: máy quay đuổi theo ghi hình. Rất rõ ràng, không cường điệu hay nhân hóa lên, rất chân thực gần gũi với từng người, từng cuộc sống hàng ngày, đặc biệt rất phù hợp với tâm lý hành động của nhân vật.

Người ta gọi đây là phim thuộc trường phái Tân Hiện Thực (neorealismo) của Ý. Hầu hết đề cập đến cuộc đời của tầng lớp lao động, sống trong bối cảnh nghèo nàn và mang những thông điệp nhắn nhủ về một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà sự giàu có được phân phát đồng đều tới mọi tầng lớp trong xã hội. Các tác giả đã nhìn nhận những chi tiết chân thực này với con mắt nhân văn. Bộ phim không e dè và rất thẳng thắn khi thể hiện một thế giới tiêu cực bị bóp méo đến thảm hại bởi chính con người.

Vào năm 1958, 10 năm sau ngày ra mắt, tại Hội chợ triển lãm quốc tế Brussels, phim “Kẻ cắp xe đạp” được các đồng nghiệp bình chọn là một trong 10 bộ phim xuất sắc nhất thời đại. Phim nổi tiếng đến mức Viện hàn lâm điện ảnh Mỹ lần đầu tiên buộc phải trao bằng khen cho một phim không nói tiếng Anh. Từ tiền lệ này, giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất ra đời như một hạng mục mới..

Nhưng danh giá nhất là cuộc bầu chọn tại Hội chợ triển lãm quốc tế Bruxelles (Bỉ) tháng 10/1958. Ban giám khảo là những đạo diễn tên tuổi của điện ảnh thế giới đã chọn “Kẻ cắp xe đạp” là một trong số 12 phim hay nhất của mọi dân tộc, mọi thời đại. Danh dự cao quý đó vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay.

Hơn 70 năm qua nhưng vấn đề đặt ra trong phim có tính thời sự và chuẩn mực cho tới tận ngày nay.

Hành động của Ricci là hành động bộc phát của một người dân nghèo bất kỳ trong hoàn cảnh đó, không mang tính diễn, bộ phim thành công không chỉ ở cốt truyện, cảnh quay mà còn ở chính những người diễn viên không chuyên này. Họ như đang sống cho chính họ, như đang làm những gì cần phải làm để cuộc sống thực của họ được khấm khá hơn.

(Ảnh: Public Domain)

Hãy nhìn vẻ mặt của em bé Bruno ở đoạn kết: vừa ngơ ngác, vừa lo lắng, vừa hoang mang – vẻ mặt không thể nhầm của một thiên thần bất ngờ lạc ra khỏi thiên đường tươi đẹp.

Bộ phim phản ánh một xã hội khủng hoảng, dân chúng khốn khổ, nhiều bất công xã hội nhưng chứa đựng tình người sâu sắc và cảm động.

Bộ phim đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cả một thế hệ đạo diễn lẫy lừng của nước Ý như: Visconti, Rossellini, Antonioni, Fellini, Bertolucci… và rất nhiều văn nghệ sĩ khác trên thế giới như kịch tác gia nổi tiếng Arthur Miller (Mỹ).

Trương Văn Dân

Đăng dưới sự cho phép của tác giả
Theo Facebook Trương Văn Dân

Xem thêm:

Trương Văn Dân

Published by
Trương Văn Dân

Recent Posts

Mưa lớn 70-150mm trút xuống Sơn La, Hòa Bình và Đông Bắc từ đêm 22/5

Từ đêm 22/5 đến sáng 24/5, Bắc Bộ đón đợt mưa lớn với lượng mưa…

39 phút ago

Mỗi ngày làm 10 việc nhỏ này có thể âm thầm tích đức

“Đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà không…

1 giờ ago

Hai nhà ngoại giao Israel bị bắn chết ở Washington, DC, Hoa Kỳ

Một người đàn ông ủng hộ Palestine đang bị giam giữ sau khi bị cáo…

2 giờ ago

Bộ Công thương: Hàng hiệu giả công khai bán tại các tuyến phố du lịch Đà Nẵng

Một đợt cao điểm trấn áp buôn lậu và hàng giả được thực hiện từ…

3 giờ ago

Bí quyết sống thọ đã được người đoạt giải Nobel khám phá, nguyên nhân thật bất ngờ

Theo hiểu biết thông thường, sống thọ thường liên quan đến tập luyện, bỏ thuốc…

3 giờ ago

Giáo sư virus học Gintsburg người Nga cảnh báo về đại dịch “cúm mèo” toàn cầu

Giáo sư Alexander Gintsburg cảnh báo rằng cúm gia cầm H5N1 hiện đang lây lan…

3 giờ ago