“Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục” là khí tiết của kẻ sĩ, người có đức hạnh cao thượng thời xưa. Họ coi nhân cách, sự tôn nghiêm cao hơn sinh mệnh nên thà rằng mất đi sinh mệnh cũng không thể chịu nhục nhã.
Sách “Lễ Ký. Trung Dung” viết: “Tri sỉ cận hồ dũng”, ý nói người biết xấu hổ thì cũng được xem là người gan dạ, dũng cảm. Một người có tâm biết xấu hổ, biết nhục nhã thì mới có thể đứng trước tài vật mà không tham, lâm nạn mà không bị khuất phục. Người như thế cũng có thể khiêm tốn mà thoái nhượng, giữa lấy hay bỏ đều có hạn độ phù hợp.
Vô luận là trong tu dưỡng cá nhân hay khí tiết của một dân tộc, “biết sỉ” đều là đức hạnh dẫn đường của lương tri. Biết sỉ, biết nhục nhã cũng là thể hiện cái dũng của người quân tử, người có đức hạnh cao thượng. Người đứng trước sự vũ nhục mà lựa chọn cách bảo toàn nhân cách của bản thân cũng được coi là người biết sỉ.
“Sĩ khả sát, bất khả nhục”, kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục là câu nói có xuất xứ từ cuốn “Lễ ký. Nho hành”. Nguyên văn câu đó là: “Nho hữu khả thân nhi bất khả kiếp dã, khả cận nhi bất khả bách dã. Khả sát nhi bất khả nhục dã”, nghĩa là đối với nho sĩ chỉ có thể thân cận mà không thể uy hiếp, chỉ có thể gần gũi mà không thể ép buộc, chỉ có thể giết họ mà không thể làm nhục họ.
Trong lịch sử thực sự có những kẻ sĩ như vậy, thà chết không chịu nhục, không sống trong hổ thẹn với đời. Khuất Nguyên thời Xuân Thu là một ví dụ điển hình. Trong “Sử ký” chép rằng Khuất Nguyên là hiền thần của Sở Hoài Vương thời Xuân thu. Ông có chủ trương liên kết với Tề kháng Tần, khởi xướng việc tiến cử hiền tài, khiến nước giàu binh mạnh, nhưng bị nhóm người thuộc tầng lớp hoàng tộc phản đối. Khuất Nguyên bị gièm pha mà rời chức vị, bị đuổi ra ngoài thành, lưu đày đến đất Nguyên, lưu vực sông Tương. Trong thời gian lưu đày, ông viết các bài thơ lo lắng cho dân cho nước như “Ly Tao”, “Thiên vấn”, “Cửu ca”… Những bài thơ ấy được người đời sau hết mực ca ngợi và truyền tụng.
Năm 278 TCN, quân Tần đánh chiếm nước Sở, Khuất Nguyên mắt thấy đất nước bị xâm chiếm thì trong lòng đau như bị đao cắt nhưng vẫn thủy chung không muốn rời bỏ nước Sở mà đi. Cuối cùng, đúng vào ngày 5 tháng 5, sau khi viết tuyệt bút “Hoài Sa”, ông đã bỏ mình ở sông Mịch La.
Phương Hiếu Nhụ triều nhà Minh cũng là một trường hợp “thà chết không chịu nhục”. Phương Hiếu Nhụ là một danh sĩ rất được mọi người trọng vọng thời Minh. Sau này khi Minh Thành Tổ khởi binh đoạt ngôi của cháu trai thì bắt được Phương Hiếu Nhụ.
Minh Thành Tổ muốn Phương Hiếu Nhụ phò tá mình nhưng Phương Hiếu Nhụ cho rằng bậc trung thần không hầu hai vua, huống hồ đây là kẻ giết vua cướp ngôi. Hầu hạ Minh Thành Tổ đối với Phương Hiếu Nhụ mà nói là một nỗi ô nhục, vì thế ông kiên quyết cự tuyệt.
Khi được đưa bút, thay vì viết “Chiếu lên ngôi”, Phương Hiếu Nhụ lại viết: “Giặc Yên cướp ngôi!”
Minh Thành Tổ không thuyết phục được Phương Hiếu Nhụ liền uy hiếp ông, nói: “Ngươi không sợ bị giết chín tộc sao?”
Phương Hiếu Nhụ đáp: “Dẫu giết mười tộc cũng không làm!”
Vì thế, Minh Thành Tổ hạ lệnh: “Diệt mười tộc!”, cho vệ sĩ dùng dao to cắt môi của Phương Hiếu Nhụ, vết dao rạch đến tận mang tai. Sau đó, ông lại sai người bắt gia quyến cửu tộc, cộng thêm cả học trò của Phương Hiếu Nhụ nữa là thành ra “thập tộc”, cả thảy 873 người bị lôi đến chém chết ngay trước mặt Phương Hiếu Nhụ, rồi mới lôi Phương Hiếu Nhụ ra xử lăng trì.
Phương Hiếu Nhụ thà rằng bị tru sát cũng không nguyện ý chịu nhục, điều này có thể cho thấy rõ khí thiết cao thượng “không sợ uy vũ” của ông.
Thời Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang, một người ít học, có phần lưu manh, không đàng hoàng, cuối cùng chiến thắng Hạng Vũ, người từ nhỏ đã chịu sự giáo dục nghiêm khắc, khí huyết phương cương. Hạng Vũ tự cảm thấy không còn mặt mũi nào để về gặp phụ lão ở Giang Đông nên đã ở bên bờ sông Ô Giang mà tử chiến cùng nhiều tướng địch. Trước khi chết, Hạng Vũ còn cười quay về phía những binh lính đang rượt đuổi mình để lấy đầu lĩnh thưởng, sau đó tặng lại đầu cho người từng có giao tình. Tinh thần “kẻ sĩ có thể chết chứ không chịu nhục” của Hạng Vũ làm chấn động hậu thế.
Nữ tác gia nổi tiếng triều Nam Tống, Lý Thanh Chiếu từng vì khí khái ấy của Hạng Vũ mà viết nên mấy vần thơ:
Sinh đương tố nhân kiệt,
Tử diệc vi quỷ hùng.
Chí kim tư Hạng Vũ,
Bất khẳng quá Giang Đông.
Tạm dịch:
Sống làm người hào kiệt,
Chết cũng làm ma anh hùng.
Đến nay nhớ Hạng Vũ,
Không chịu qua Giang Đông.
Trong các trang sử sách và trong lòng hậu nhân, Hạng Vũ tuy rằng đã chết nhưng ông không hề lưu lại thất bại và bi thương. Điều mà ông để lại là cái thế phong lưu, khí khái của người anh hùng. Hạng Vũ tuy rằng mất đi giang sơn và thân xác nhưng lại bảo trì được khí thiết cao thượng và chính khí bi tráng “thà chết không chịu nhục”. Không thẹn mà chết, không chịu nhục mà sống, thản nhiên đối mặt với cái chết mà không sợ, cũng bởi vì thế mà Hạng Vũ quả thực là anh hùng.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…