Văn Hóa

Mũ phượng: Trang sức phụ nữ có giá trị nhất thời cổ đại

Cũng giống như người phụ nữ phương Tây mặc váy cưới khi kết hôn, phụ nữ phương Đông thời cổ được đội chiếc mũ Phượng. Chiếc mũ này có ý nghĩa biểu tượng quan trọng trong văn hóa truyền thống, chúng không chỉ đại biểu cho sự trưởng thành mà còn là biểu tượng của địa vị thân phận của một người. Trong số những đồ trang sức đội đầu của phụ nữ xưa, thứ có giá trị nhất kể từ thời nhà Tống chính là mũ phượng. Nguyên chiếc mũ phượng đội đầu lộng lẫy và trang nhã này có nguồn gốc từ những mũ nghi lễ được các hoàng hậu, phi tần và phu nhân quý tộc thời cổ đại sử dụng.

Vào thời cổ đại, bất luận là nam hay nữ đều có thể đội mũ làm trang sức. Ban đầu, mũ chỉ đơn thuần là một công cụ dùng để chùm tóc, chùm đầu, về sau này, mũ đã dần dần trở thành vật trang sức có tính lễ nghi đại biểu cho chế độ thứ bậc trong xã hội.

Trong các loại trang sức đội đầu của nữ giới xưa thì thứ quý nhất là mũ phượng. Mũ phượng dùng hình ảnh chim Phượng hoàng để trang trí trên mũ. Nó được chế tác vô cùng sang trọng và tinh xảo, đại diện cho kỹ nghệ trang sức thời cổ đại. Phong tục trang trí mũ đội đầu bằng hình Phượng hoàng được hình thành từ thời nhà Hán và vẫn được tiếp tục thịnh hành sau thời nhà Hán. Đến thời nhà Tống, mũ phượng chính thức được xác định là lễ quan (mũ nghi lễ) và được đưa vào chế độ quan phục, trở thành lễ quan quan trọng nhất của hoàng hậu và phi tần.

Người phương Tây có câu đại ý rằng: “Muốn đội vương miện thì phải chịu được sức nặng của nó”. Mũ phượng thời cổ đại lộng lẫy, xa xỉ là thế và người đội chiếc mũ ấy đều là những vị hoàng hậu của các triều đại, mang theo hy vọng của thế nhân mong mỏi họ trở thành bậc “mẫu nghi thiên hạ” hiền lương, trí tuệ, giúp Hoàng đế trị vì đất nước yên ổn, thái bình.

(Tranh: Public Domain)
(Tranh: Public Domain)

Mũ phượng thời nhà Tống được phân thành nhiều cấp bậc. Trong đó, “Long phượng hoa sai quan” là thuộc loại mũ phượng cao cấp nhất. Loại mũ này chỉ có hoàng hậu và hoàng thái hậu được đội trong những dịp quan trọng như cúng tế tổ tiên, tham dự các nghi lễ của triều đình. Theo “Tống sử. Dữ phục chí ký tái” ghi chép lại thì mũ của hoàng hậu là “Long phượng hoa sai quan” đặc biệt lớn, ở mặt trên có gắn ngọc châu, đồng thời dùng dây vàng bạc cuộn thành hình rồng, phượng và 24 bông hoa lớn nhỏ, vô cùng lộng lẫy. 

Đến thời nhà Minh, mũ phượng được trang trí ngày càng phong phú hơn. Trong Cố Cung có cất giữ chiếc mũ phượng của hoàng hậu Hiếu Kính nhà Minh. Chiếc mũ phượng này được trang trí bằng ba con rồng vàng, hai con phượng hoàng bay, toàn thân được bao phủ bởi các họa tiết đám mây như ý làm ​​bằng ngọc thủ công và 18 bông hoa mai được làm bằng ngọc trai và đá quý, tạo hình thanh nhã tráng lệ và thể hiện phong cách hoàng gia.

Mũ phượng thời Minh. (Ảnh: Siyuwj, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Càng về sau này, mũ phượng càng được phổ biến hơn, nó đã từ trong hoàng cung đi vào dân gian, từ biểu tượng quyền quý trở thành vật trang sức quan trọng. Tuy rằng công dụng của mũ phượng đã có sự khác biệt, nhưng điều không thay đổi chính là nó được con người gửi gắm sự khao khát và niềm tin về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì sao cổ nhân dùng hình ảnh Phượng hoàng để làm vật trang trí cho mũ? Phượng hoàng được xưng là vua của trăm loài chim trong truyền thuyết, là thần điểu trong văn hóa truyền thống. Phượng hoàng tượng trưng cho sự may mắn cát tường, thái bình và tốt đẹp. Tục truyền rằng, phượng hoàng xuất hiện là dấu hiệu báo có điềm lành sẽ đến. Trong cuốn “Sơn Hải kinh” viết: “Phượng hoàng kiến tắc thiên hạ an trữ”, ý nói thấy Phượng hoàng tức là thiên hạ an bình.

Trong “Sơn Hải kinh. Nam Sơn kinh” còn ghi lại rằng hoa văn ngũ sắc của Phượng hoàng đại biểu cho năm phẩm đức tốt đẹp là “đức, nghĩa, lễ, nhân, tín”. Phượng hoàng bay đến đâu, mang theo những ý nghĩa “đức”, “nghĩa”, “lễ”, “nhân”, “tín” đến đó. Mà trong lý niệm của người xưa, vùng đất nào đầy đủ những đức hạnh tốt đẹp này, thì tất sẽ được Thần ban phúc, sẽ nghênh đón một thời đại tốt đẹp hòa bình cát tường. Chính vì Phượng hoàng tượng trưng cho cát tường may mắn, thái bình, tốt đẹp, lại có đầy đủ phẩm đức tốt đẹp nên mũ phượng trở thành vật phẩm trang sức quý giá trong y phục của con người.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Công an xã được đề xuất khởi tố, điều tra tội có mức phạt đến 7 năm tù

Dự thảo Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự đề xuất trưởng hoặc…

1 giờ ago

TQ: Nổ súng tại quán ăn ở Vũ Hán khiến 3 người thương vong

Tối ngày 18/5, tại một quán nướng ngoài trời ở quận Kiều Khẩu, Vũ Hán,…

1 giờ ago

Khách đi tàu Cát Linh-Hà Đông phải che ô vì dột nước: Hà Nội Metro nói gì?

Hành khách trên tuyến metro Cát Linh - Hà Đông bất ngờ phải che ô…

2 giờ ago

Viện dinh dưỡng quốc gia yêu cầu Nestlé Milo gỡ bỏ quảng cáo vi phạm

Viện Dinh dưỡng khẳng định đề tài nghiên cứu từng hợp tác với Nestlé Việt…

3 giờ ago

Trồng 5 loại cây này trong vườn để xua đuổi chuột

Sử dụng cây trồng trong vườn để đuổi chuột hiệu quả

4 giờ ago

Apple bị phạt 93.000 USD vì tuyên truyền LGBTQ ở Nga

Một tòa án ở Moskva hôm thứ Hai (19/5) đã phạt gã khổng lồ công…

4 giờ ago