Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của danh xưng Hoàng đế

“Hoàng Đế” là danh xưng xuất hiện vào thời Tần Thủy Hoàng tiêu diệt lục quốc, thống nhất Trung Nguyên. Trước khi danh xưng “Hoàng Đế” ra đời, trong lịch sử chỉ có danh xưng “Hoàng”, “Đế”, “Vương” như “Tam Hoàng” và “Ngũ Đế”, Văn Vương, Vũ Vương…

Tranh “Đế vương đạo thống vạn niên đồ” của họa sĩ Cừu Anh thời Minh. (Tranh: Public Domain)

Trong “Độc đoạn” của Thái Ung triều nhà Hán có viết: “Thời thượng cổ, Phục Hy và Thần Nông xưng là Hoàng. Nghiêu, Thuấn xưng là Đế. Vua nước Hạ, Thương, Chu xưng là Vương.”

Trong “Nhĩ nhã. Thích cổ”, cũng viết rằng bậc Quân Vương thời cổ đại dùng “Thiên, Đế, Hoàng, Vương, Hậu, Công, Hầu, Quân” để làm danh xưng cho mình.

Trong “Bạch hổ thông. Tước” của Ban Cố triều Hán viết rằng “Hoàng” là con của Trời, là Thiên tử. Trong “Thuyết Văn” nói rằng “Đế” là danh xưng của bậc Vua trong thiên hạ. “Tam Hoàng”“Ngũ Đế” được ghi chép lại sớm nhất trong cuốn “Chu lễ”, hay trong “Thi. Chu tụng. Chước” cũng có nhắc đến.

Thời Tây Chu, Chu Vương được xưng là Thiên Tử. Người xưa có câu rằng: “Quân quyền thiên thụ”, tức là người ta không phải tự nhiên mà được làm Vua, quyền lực của Vua là do Thượng Thiên an bài, là phụng mệnh Thiên ý trị vì thiên hạ. Bởi vậy mới nói Đế, Vương là con của Trời, “Quân thiên hạ viết thiên tử” (Lễ Ký).

Trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng là vị đế vương đầu tiên lấy danh xưng “Hoàng đế”. Cách gọi “Hoàng Đế” này cũng là lấy ý tưởng và nguồn gốc từ “Tam Hoàng Ngũ Đế”.

Về “Tam Hoàng Ngũ Đế” này, trong cuốn “Bạch hổ thông” của Ban Cố triều Hán có viết “Tam Hoàng” là ba vị Vua đầu tiên của Trung Hoa bao gồm Phục Hy, Thần Nông và Toại Nhân.

Toại Nhân là người sáng tạo ra lửa, đem lại ánh sáng cho con người. Mà ngọn lửa tượng trưng cho mặt Trời nên ông được xưng là Thiên Hoàng.

Thần Nông là người đã dạy dân nghề làm ruộng, chế tạo ra cày bừa, trồng trọt ra ngũ cốc nên được xưng là Địa Hoàng.

Phục Hy được cho là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú. Ông dạy dân chúng cách quan sát hiện tượng thiên văn, địa lý, đặt nền tảng cho nền văn minh cổ đại, bởi vậy ông được xưng là Nhân Hoàng hay còn gọi là Thái Hoàng.

Trong cuốn “Bạch hổ thông” của Ban Cố cũng viết rằng, Ngũ Đế là năm vị Thánh vương bao gồm: Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn.

Hoàng Đế hiệu là Hiên Viên. Ông cũng sáng tạo ra chữ viết, lịch, âm nhạc, thuyền, xiêm y và la bàn. Cần chú ý rằng chữ “Hoàng” trong tên hiệu của Hiên Viên có nghĩa là màu vàng, không phải là chữ “Hoàng” trong danh xưng “Hoàng đế”, có nghĩa là vĩ đại, to lớn, vua chúa.

Chuyên Húc hiệu là Cao Dương, là cháu của Hoàng Đế. Ông là người cao minh, đạo đức.

Đế Khốc hiệu là Cao Tân, là chắt của Hoàng Đế. Ông có thái độ nghiêm túc, ứng xử hợp tình hợp lý, vừa đức độ lại vừa có tài trong việc trị quốc, do đó ông được dân chúng ủng hộ.

Nghiêu Đế còn gọi là Giao Đường Thị hoặc Đường Nghiêu. Ông là người giản dị, cao thượng, được dân kính trọng.

Sau này ông truyền ngôi lại cho Thuấn Đế. Thuấn Đế còn được gọi là Ngu Thuấn. Ông là người vô cùng hiếu thảo cho nên được Nghiêu Đế trọng dụng và về sau được truyền ngôi vị.

“Tam Hoàng Ngũ Đế” được coi là những người vâng Thiên ý để trị vì quốc gia, dùng đức hạnh để giáo hóa dân chúng. Họ không chỉ được người dân nơi nơi kính trọng sâu sắc mà còn trở thành mẫu hình tiêu chuẩn của bậc Quân Vương.

Tần Thủy Hoàng sau khi tiêu diệt lục quốc, thống nhất thiên hạ, làm nên công nghiệp “bình định thiên hạ”, “thống nhất Trung Nguyên” to lớn chưa từng có, vậy nên cảm thấy danh xưng “Vương” là không thích hợp. Ông lệnh cho quần thần bàn bạc để tìm ra một danh xưng xứng đáng.

Thừa tướng Lý Tư đã dâng tấu lên Tần Vương, nói rằng thời cổ có Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Thái Hoàng. Trong đó Thái Hoàng được cho là địa vị tôn quý nhất trong lòng người. Ông kiến nghị Tần Vương lấy danh xưng là Thái Hoàng.

Tần Vương quyết định bỏ chữ “Thái”, giữ lại chữ “Hoàng” trong danh xưng “Thái Hoàng”, sau đó kết hợp với danh xưng “Đế” trong “Ngũ Đế” hợp thành chữ “Hoàng Đế”. Như vậy, “Hoàng đế” chính là được kết hợp từ hai danh xưng tôn quý là “Hoàng” “Đế” của thời cổ đại mà thành.

Vậy là Tần Thủy Hoàng trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.

Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

9 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

10 giờ ago