Văn Hóa

Nối lại mối liên hệ với Thiên thượng – Nhân dịp Nhà thờ Đức Bà mở cửa lại

Là di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, là thắng cảnh của Paris và niềm kiêu hãnh của nước Pháp, Nhà thờ Đức Bà Notre Dame với lịch sử hơn 800 năm sẽ được mở cửa trở lại vào thứ Bảy, ngày 7 tháng 12. Sẽ có mấy ngày để kỷ niệm sự tái sinh của nhà thờ cổ này sau trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019.

(Ảnh: Stockbym, Shutterstock)

Hơn 800 năm qua, nhà thờ cổ kính mang phong cách Gothic này đã mang trong mình nền văn minh Cơ đốc giáo của châu Âu, niềm khao khát và đức tin của nhân loại vào Thần linh, là một phần lịch sử nhân loại. Trong hơn 800 năm thăng trầm, Paris đã trải qua cuộc Cách mạng Pháp, bạo loạn Công xã Paris, và Thế Chiến thứ hai. Mỗi lần trải qua kiếp nạn như thế, nhà thờ này đều may mắn đứng vững, như được Thượng thiên phù trợ. Vậy mà, một trận hỏa hoạn trong thời bình của ngày nay gần như đã nuốt chửng nhà thờ cổ kính này.

Làm thế nào mà Nhà thờ Đức Bà Paris lại may mắn thoát nạn sau những trận ném bom, những vụ oanh tạc vô tình bằng máy bay trong Thế chiến Thứ hai?

Hiệp định đình chiến cứu Paris khỏi lửa chiến tranh

Thống chế và chiến lược gia quân sự người Pháp Henri Philippe Pétain sinh ra ở miền Bắc nước Pháp vào năm 1856, là con trai của một nông dân Công giáo. Sau đó, ông giữ chức Tổng tư lệnh Quân đội Pháp trong Thế chiến Thứ nhất, lãnh đạo nước Pháp chống lại Đế quốc Đức. Trong chiến tranh, ông không đặt tấn công lên hàng đầu mà chủ trương trấn áp pháo binh quy mô lớn và phát động một loạt cuộc tấn công với chi phí tương đối thấp để tiêu hao sức mạnh hữu hiệu của kẻ địch. Ông thường xuyên ra tiền tuyến để lắng nghe ý kiến ​​của quân lính và làm việc cật lực để cải thiện điều kiện sinh hoạt cho quân đội. Đặc biệt thành tích xuất sắc trong trận Verdun đã khiến ông được mệnh danh là vị cứu tinh của Verdun và anh hùng của nước Pháp.

Philippe Pétain. (Ảnh: L’Illustration, n° 5073 du 25 mai 1940, Public Domain)

Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 1940, Đức Quốc xã đã đánh bại Pháp, Bỉ, Hà Lan, và các nước khác bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng. Vào thời điểm đất nước rơi vào khủng hoảng, Pétain được bầu làm Thủ tướng Pháp. Người Pháp hy vọng người anh hùng kỳ cựu này sẽ lấy lại được vinh quang cho nước Pháp, cứu nước Pháp khỏi sự diệt vong. Nhưng không ngờ, trái với kỳ vọng và mong đợi của đất nước, ngay khi lên nắm quyền, Thống chế Pétain lại bắt đầu đàm phán hòa bình với Đức và ký hiệp định ngừng bắn vào ngày 22 tháng 6 năm 1940, tránh cho thành phố hoa lệ giàu văn hóa nghệ thuật này khỏi sự tàn phá của chiến tranh.

Thống chế Pétain một lần nữa lại được một số người ca ngợi là anh hùng vì đã tránh cho Pháp khỏi bị cuốn vào một cuộc chiến đẫm máu hơn. Tuy nhiên, năm 1945, sau khi Thế chiến Thứ hai kết thúc, vị thống chế già lại bị xử tử hình ở Pháp dưới tội danh phản quốc. Dù đã trở thành tù nhân nhưng Pétain vẫn được nhiều người yêu mến. Sau đó, Tướng de Gaulle đã giảm án của ông xuống án tù chung thân.

Thống chế Pétain đã đúng hay sai? Chỉ biết rằng ông đã cứu trung tâm nghệ thuật Paris của thế giới khỏi ngọn lửa chiến tranh vô tình. Khi nói về người thầy và người bạn cũ của mình, Tướng de Gaulle nói: “Vị chỉ huy tối cao ‘mất’ vào năm 1925 là một con người vĩ đại.”

Vì sao Thống chế Pétain, người anh hùng dân tộc bảo vệ lãnh thổ Pháp bằng mọi giá trong Thế chiến Thứ nhất lại chọn đầu hàng và ký hiệp ước ngừng bắn với quân xâm lược Đức mà không chiến đấu trong Thế chiến Thứ hai năm 1940?

“Kẻ hủy diệt thành phố” đầu hàng và từ bỏ ném bom Paris

Chuyện Đức Quốc xã rút khỏi Paris trước thềm Thế chiến Thứ hai kết thúc cũng kịch tính không kém.

Tháng 8 năm 1944, khi Hitler thấy trước sự thất bại của mình, ông ta đã phái Tướng Dietrich von Choltitz, nổi tiếng là người nghiêm khắc chấp hành mệnh lệnh đến đóng giữ ở Paris để cố thủ hoặc tiêu diệt cả thành phố. Ví thế sau đó, thành phố Paris tràn ngập chất nổ.

Khi nhận thấy không thể giữ Paris, Hitler đã lệnh cho Choltitz: “Paris không được phép rơi vào tay quân thù, chỉ trừ khi nó trở thành một đống tàn tích”.

Không ngờ đến phút cuối, Choltitz lại quyết định đầu hàng quân Đồng minh và không thực thi lệnh hủy diệt Paris của Hitler, để lại một thành phố Paris nguyên vẹn vào tay quân Đồng minh. Paris lại một lần nữa lại sống sót khỏi kiếp nạn bị tàn phá.

Sau này người ta gọi Choltitz là “cứu tinh của Paris”.

Choltitz ký kết đầu hàng. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Vì sao vị tướng sắt đá Choltitz từng hủy diệt biết bao thành phố cổ châu Âu lại chống lại mệnh lệnh của Hitler mà đầu hàng, nhượng lại Paris cho quân Đồng minh? Ông ấy có thể biến Paris thành đống đổ nát trong nháy mắt chỉ với một mệnh lệnh, nhưng lại đổi ý vào phút chót, và Paris lại được bình an vô sự. Vì sao lại kịch tính như vậy?

Nhìn từ góc độ tín ngưỡng

Bất kể các sử gia có giải thích thế nào, đó là góc nhìn của các sử gia. Nhân dịp Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa lại, tại sao chúng ta không thể nhìn những sự kiện trên từ góc độ tín ngưỡng? Mặc dù không phải ai cũng có thể đồng ý với cách nhìn này, nhưng đó vẫn là điều mà rất nhiều người chưa từng suy nghĩ đến.

Chúng ta biết rằng Paris là trung tâm nghệ thuật của phương Tây, là nơi thu thập nghệ thuật huy hoàng của nhân loại. Không chỉ là văn hóa phương Tây mà văn vật phương Đông cũng được thu thập về đây thông qua thời kỳ xâm lược thuộc địa. Thời bấy giờ, Paris là nơi lưu giữ lại những tác phẩm nghệ thuật đáng kiêu hãnh nhất, hoàn mỹ và chính thống nhất của nhân loại.

Mà nghệ thuật chính thống của nhân loại, từ góc độ tín ngưỡng là như thế nào mà xuất sinh? Sự xuất hiện rồi lên đến đỉnh cao của nghệ thuật Tây phương, ban đầu đều là ở giáo đường. Sự xuất hiện rồi lên đến đỉnh cao của nghệ thuật phương Đông, cũng chính là ở trong tôn giáo. Ví như ngắm nhìn các quần thể tranh hang động và điêu khắc hang động ở Đôn Hoàng hay ở Long Môn, chắc chắn người ta sẽ có cảm giác không khác gì đang dạo bước trong Vatican của phương Tây.

Các tượng Phật lớn nhất trấn giữ quần thể tượng Phật tại hang Long Môn. (Ảnh: Bule Sky Studio, Shutterstock)
Tượng Phật trong hang số 18 tại quần thể hang Vân Cương. (Ảnh: Zhangzhugang, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)
Tượng Phật trong hang số 254 thuộc quần thể hang Mạc Cao, Đôn Hoàng. (Ảnh: Ismoon, Wikipedia, CC BY-SA 4.0

Bởi vậy trong giới tín ngưỡng đều cho rằng từ nơi u minh, hết thảy của xã hội nhân loại, mà nhất là những thứ nghệ thuật tốt đẹp chân chính, đều là do Chúa, Phật, Thần nắm giữ. Thần vì sao muốn bảo tồn nghệ thuật chính thống cho con người? Bởi vì nghệ thuật là do Thần truyền cấp cho con người. Nói cách khác, Thần ưu ái con người, bảo hộ con người, lưu lại cho con người nghệ thuật chính thống, lưu lại Paris và Nhà thờ Đức Bà Paris, là để con người có thể giữ vững chính tín vào Thần linh, để cuối cùng có thể quay trở về với Chúa. Bởi vậy những biểu hiện của con người trong chiến tranh, bất kể như có vẻ không logic, cũng chính là thuận theo sự an bài mà biểu hiện thôi.

Nói ngược lại, Thần có thể bảo toàn Paris giữa ngọn lửa chiến tranh, cũng có thể giáng trận đại hỏa phá hủy giáo đường trứ danh giữa lúc ca hát nhảy múa thời bình. Đương nhiên, hỏa hoạn có thể xảy ra dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng mà hết thảy những điều ngẫu nhiên kỳ thực đều là tất nhiên, bởi vì đằng sau đó là có nguyên nhân…

(Ảnh: Loic Salan, Shutterstock)

Chỉ có thể cứu vớt người thiện lương

Nhà thờ Đức Bà Paris hiện nay là nơi lưu giữ một số thánh vật và kiệt tác nghệ thuật của Cơ đốc giáo, lại là thắng địa nổi tiếng thu hút du khách. Nhưng có bao nhiêu du khách mang theo tâm thành kính mà tham bái nhà thờ? Có bao nhiêu du khách mang tâm kính ngưỡng để thưởng lãm những bức họa? Có bao nhiêu du khách mang tâm hướng thiện tới tìm dấu vết của Thiên Chúa và ký ức nơi Thiên đàng từ thẳm sâu trong nội tâm?

Tin tức trên truyền thông, bài báo nào cũng chỉ nói về số tiền lớn chi cho việc phục dựng trùng tu, thu hút bao nhiêu triệu khách du lịch mỗi năm, coi hoạt động trùng tu, mở cửa nhà thờ thành hoạt động kinh doanh, coi đây là nơi tụ hội của các nhân vật nổi tiếng. Khi giáo đường thần thánh được coi là danh lam thắng cảnh, là nơi kiếm tiền, khi trong tâm người không còn có Chúa nữa, thì con người có làm ô uế Thánh điện hay không?

(Ảnh: D.serra1, Shutterstock)

Paris ngày nay bẩn thỉu, tràn ngập rác thải, nỗi lo trộm cắp thường trực, nhưng không chỉ có thể. Tâm hồn và đạo đức con người cũng biến tướng. Lễ khai mạc Thế vận hội 2024 ở Paris chẳng phải đã nêu rõ ra những điều này hay sao?

Ngọn tháp cao chót vót của nhà thờ Gothic đại diện cho sự kính ngưỡng của con người đối với Thiên Chúa và khao khát hướng tới thế giới thiên quốc, đại diện cho sợi dây nối con người với Thần. Kiến trúc bị lửa phá hủy thì có thể chi khoản tiền lớn để trùng tu phục dựng, nhưng còn mối liên hệ với Thần thì làm sao mới có thể khôi phục lại trong tâm con người đây? Nhà thờ bị lửa thiêu rụi đã được phục dựng lại, còn mối liên hệ giữa con người và Thần đã được phục hồi chưa? Những truyền thuyết về Chúa Cứu Thế hay Sáng Thế Chủ trong tôn giáo và tín ngưỡng vẫn đang vẳng lại bên tai, triệu hoán những con người có tâm hồn thiện lương trong thời loạn thế, bạn có nghe thấy chăng?

Minh Trí

Published by
Minh Trí

Recent Posts

Ngưng thở khi ngủ có thể làm thay đổi não bộ, đẩy nhanh lão hóa

Những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có xu hướng bị lão hóa nhanh…

26 phút ago

Nhà máy quốc phòng bán 6 triệu giàn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025

6 triệu giàn pháo hoa sẽ được Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp Quốc…

28 phút ago

Đường dây làm giả cả giấy triệu tập của ngành công an

Đường dây này đã làm giả hàng nghìn giấy tờ, tài liệu các loại cho…

37 phút ago

Trung Quốc: Nhiều chủng virus lây lan, bệnh viện quá tải

Chủ đề như “tỷ lệ dương tính với virus cúm đang gia tăng nhanh chóng…

55 phút ago

Tổng thống Zelensky nói sẽ không tới tham dự lễ nhậm chức Tổng thống Trump

“Đương nhiên là tôi muốn… Tôi không thể tới, đặc biệt khi chiến tranh đang…

1 giờ ago

7 lời khuyên giúp cư xử lịch sự và nhã nhặn với người khác

Một trong những nhược điểm của văn hóa tự nhiên là chúng ta ít chú…

2 giờ ago