Văn Hóa

Phương pháp giảm tai hại của tức giận

Phương pháp giảm tai hại của tức giận
Of anger
Tác giả: Francis Bacon (*)
Dịch giả: Nguyễn Sơn Hùng

Lời mở đầu

Người dịch nhớ có lần rất ngạc nhiên khi tra nghĩa của các từ “oán”, “hận”, “thù” tất cả đều có nghĩa là “GIẬN” hoặc do giận mà có. Thí dụ, Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh giải thích như sau:

“Oán: Giận hờn – Thù hằn”; “Oán hận: hờn giận (animosité)”; “Hận: Oán giận”; “Thù: Thù hằn – Giận hờn – Người tương đối với mình”.

Nội dung giải nghĩa của các tự/từ điển khác cũng không khác bao nhiêu nên không nêu ra đây.

Từ đó người dịch ý thức rằng “Nóng giận rất nguy hiểm, là nguồn gốc của các việc xấu và oán hận, hận thù, và tự nhủ nên cố gắng tập luyện tránh giận”.

Trong chuyến về thăm quê hương vào tháng 1 năm 2025, vào một buổi sáng uống cà phê với một bạn thời trung học, trong có các cựu đồng nghiệp của bạn. Một người trong nhóm kể lại chuyện của bạn ấy lúc làm Hiệu trưởng treo trên tường một châm ngôn để tự răn bản thân như sau:

“Cơn nóng giận: Bắt đầu bằng sự điên rồ, kết thúc bằng sự hối hận.”

Trong những bài viết trong “Tùy Tưởng Tập (Essays)” của Francis Bacon có bài bàn về “Tức Giận” đáng tham khảo nên người dịch dịch ra đây để giới thiệu đến quý độc giả tham khảo để giúp ích cho cuộc sống hàng ngày.

*

Cần phải hạn chế “phạm vi” và “thời gian diễn ra” của tức giận. Dù tức giận cũng không nên để tai hại xảy đến.

Để cố gắng dặp tắt hết sự tức giận chỉ là sự khoa trương của phái theo chủ nghĩa khắc kỷ (Stoic). Chúng ta có những lời khuyên dạy tốt hơn của Thánh kinh: “Dù có giận cũng không nên để phạm tội lỗi. Đừng để sự tức giận kéo dài đến chiều.” (1) Cần phải giới hạn và hạn chế cả “phạm vi” và “thời gian xảy ra” của tức giận.

Tôi sẽ trình bày trước hết, 1) làm thế nào để có thể giảm bớt, làm lắng dịu khuynh hướng tự nhiên (tức bản tính bẩm sinh) và thói quen của tức giận. Thứ hai, 2) làm thế nào để có thể kiềm chế tức giận tùy theo mẫu người và ít nhất có thể kiềm chế để tai hại do tức giận không xảy ra. Thứ ba, 3) làm thế nào người khác nổi giận và để xoa dịu tức giận của họ.

Phương pháp giảm bớt bản tính và thói quen tức giận

Trước hết trình bày hạng mục 1, nghĩa là, làm thế nào để có thể giảm bớt, làm lắng dịu bản tính thói quen tức giận.

Để có thể giảm bớt, làm lắng dịu bản tính và thói quen tức giận, không có cách nào khác là suy nghĩ thật kỹ và xem xét lại những kết quả mà tức giận đã và sẽ đem lại những khổ não, rắc rối trong cuộc đời của bản thân như thế nào.

Ngoài ra, thời điểm tốt nhất để thực hiện việc nói trên là lúc cơn giận đã kết thúc để chúng ta có thể khách quan xem xét lại.

Seneca đã nói đúng “Tức giận giống như các mảnh vụn đỗ nát của một bức tường, vỡ nát rơi xuống và bay tán loạn ra trên những vật va chạm phải”.(2)

Thánh kinh khuyên chúng ta “Hãy giữ chặt linh hồn chúng ta bằng sự nhẫn nại chịu đựng” (3). Bất cứ ai không nhẫn nại chịu đựng đều sẽ đánh mất linh hồn của mình.

Đừng để bản thân phải trở thành con ong, bởi vì “Con ong phải chết sau đâm chích vì phải để lại cây kim trong đối tượng bị đâm chích” (4).

Chắc chắn tức giận là một thứ hạ tiện kém đạo đức bởi vì những người yếu đuối như trẻ em, phụ nữ, người già, người bệnh tật dễ bị tức giận của người khác làm thương tổn họ. Điều cần phải lưu ý là không phải sự sợ hãi do tức giận mang đến cho đối tượng mà sự khinh bỉ mà đối tượng có thể cảm nhận khi bị tức giận. Bởi vì đối với họ sự bị khinh bỉ còn nặng hơn các loại bị thương tổn khác.

Điều này đối với người biết kiềm chế bản thân trong khi giận thì dễ lưu ý được thôi.

Phương pháp tránh tai hại do tức giận gây ra

Kế đến trình bày hạng mục 2, nghĩa là, làm thế nào để có thể kiềm chế tức giận tùy theo mẫu người và ít nhất có thể kiềm chế để tai hại do tức giận không xảy ra.

Nguyên nhân và động cơ của tức giận thông thường có 3 loại.

Loại 1do quá dễ bị tổn thương. Bởi vì nếu không nghĩ rằng bản thân mình bị tổn thương thì không ai tức giận cả. Do đó, những người nhạy cảm và tế nhị lại dễ tức giận. Đối với những có bản tính vững mạnh ít nhạy cảm thì họ có nhiều khổ não.

Loại 2do xem và giải thích rằng tổn thương đem lại cho họ chứa đầy khinh bỉ. Bởi vì việc khinh bỉ gây ra tổn thương hoặc to lớn hơn tổn thương nên làm trình độ tức giận mãnh liệt hơn. Đối với người nhạy cảm với việc nhận ra khinh bỉ thì tức giận của họ càng mãnh liệt hơn.

Loại 3do ý kiến bình phẩm làm tổn thương giá trị con người và làm mức độ tức giận mạnh lên nhiều lần và nhọn bén hơn. Phương cách để đối xử với trường hợp này, như lời nói thích đáng của Consalvo, hãy có “danh dự bằng mạng lưới vững chắc hơn” (5).

Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất để kiềm chế tức giận là chờ thời cơ, tự mình làm cho mình tin rằng thời cơ báo thù chưa đến và cần phải chờ thêm một thời gian, trong khi chờ đợi không nên làm gì. (Bởi vì thông thường sau đó tức giận sẽ dịu bớt đi và con người sẽ trở nên khách quan, sáng suốt hơn).

Để tránh tai hại xảy ra dù không kiềm chế được tức giận, có 2 điều đặc biệt nên lưu ý.

Thứ nhấtkhông nói ra lời lẽ có tính ác liệt, đặc biệt là trường hợpnhọn bén và đúng”. “Nếu chỉ là lời nói xấu hoặc trách mắng thông thường” thì không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Ngoài ra, khi tức giận không nói ra điều bí mật. Bởi làm như vậy người nói ra sẽ không thể sống thích hợp với xã hội (nghĩa là không được xã hội chấp nhận).

Thứ haikhông bỏ ngang công việc (đang đảm nhận) một cách độc đoán dù bất cứ công việc gì. Nghĩa là, dù cho đối tượng thấy sự tức giận bén nhọn như thế nào cũng không nên làm những việc không thể khôi phục hàn gắn lại.

Phương pháp làm người khác tức giận và xoa dịu tức giận xuống

Sau cùng là hạng mục 3, nghĩa là làm thế nào người khác nổi giận và để xoa dịu tức giận của họ.

Đối với việc chọc người khác nổi giận và xoa dịu tức giận chủ yếu là chọn thời điểm.

Để chọc giận đối tượng, hãy chọn lúc đối tượng đang gặp khó khăn hay đang bực bội. Ngoài ra, (cũng đã trình bày ở trên) hãy tìm kiếm và tập hợp hết những gì có thể hạ nhục, làm xấu hổ đối tượng.

(Không hiểu tại sao tác giả lại đề cập việc tiêu cực này ở đây?)

Có 2 phương pháp để làm đối tượng không tức giận là làm ngược điều nói trên.

Thứ nhấtchọn thời điểm thích hợp, giống như trường hợp chọc giận. Bởi vì ấn tượng ban đầu quan trọng.

Thứ haigiải thích việc gây tổn thương cho đối tượng không phải là do cố ý, nhất là không có ý xem thường hay khinh bỉ đối tượng bằng cách đổ lỗi cho sự hiểu lầm, sợ đối tượng, nóng tính… bất cứ việc gì mà các bạn muốn hoặc có thể đưa ra..

(*) Nguồn: Francis Bacon: “Of Anger” trong tác phẩm Essays (1625).

Tượng Francis Bacon trong Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ. (Ảnh: John J. Boyle, Carol M. Highsmith, Public Domain) (Tòa soạn bổ sung)
Bìa sách “Essays”. (Ảnh: Public Domain) (Tòa soạn bổ sung)

Phàm lệ

(1) Dịch giả cắt thành nhiều câu để độc giả dễ đọc. Thêm vào đó, có rất nhiều câu bao hàm một ý rất lớn và quan trọng nên tách riêng ra để dễ theo dõi.

(2) Chữ khổ nhỏ trong ( ) là giải thích thêm để cụ thể hơn và dễ hiểu hoặc nhận xét của dịch giả.

(3) Những phần chữ nghiêng hoặc nghiên tô đậm là phần dịch giả nghĩ là quan trọng.

(4) Tựa của mỗi đoạn do dịch giả đặt thêm.

Ghi chú

(1) Trích dẫn từ mục V. 26 của “Ephesians” (Thư gửi tín đồ vùng Ephesos) trong Tân Ước thánh kinh.

(2) Trích dẫn từ mục I.1 trong quyển I của “De Ira” (Về Tức Giận) do Lucius Annaeus Seneca (TCN 1~ TCN 65, ông có người cha cùng tên nên được gọi là “Seneca minor”(nhỏ)), gồm 3 quyển trong tác phẩm “Dialogue” (Đối Thoại), gồm 12 quyển. Nguyên văn “ruinis simillima quae super id quod oppressere franguntur.”

Bởi vì bản dịch của Watanabe và của Narita đều khó hiểu nên người dịch đã tham khảo bản dịch De Ira của Kanetoshi Takuya.

(3) Trích dẫn từ mục XXI. 19 của Luke, 1 trong 4 sách phúc âm của Tân Ước thánh kinh. Nguyên văn “In your patience possess ye your souls.”

(4) Trích dẫn từ mục IV.26 trong “Georgica” (tiếng Latin, Nông Canh Thi) của Publius Vergilius Maro (TCN 70~ TCN 19)

(5) Gonzalo Fernandez y Aguilar (1453 ~ 1515), tướng quân của Bồ Đào Nha được gọi là “the Great Captain”. Ông nói “Danh dự của một quân nhân cần phải là mạng lưới tốt và bền chắc”

Tài liệu tham khảo

(1) Watanabe Yoshio (1983): Bacon Tùy Tưởng Tập, nxb Iwanami Shoten, in lần thứ 7 năm 1988.

(2) Narita Shigehasa (1979) Bacon, Danh Trứ của Thế Giới, nxb Chuo Koronsha, in lần thứ 3 năm 1992.

(3) Kanetoshi Takuya (2008): “Về Tức Giận” (bản dịch tiếng Nhật “De Ira” của Lucius Annaeus Seneca), Iwanami Shoten.

Nguyễn Sơn Hùng
Xong 31/3/2025

Đăng lại từ Diễn Đàn Khai Phong (DienDanKhaiPhong.org)

Nguyễn Sơn Hùng

Published by
Nguyễn Sơn Hùng

Recent Posts

Không còn được miễn thuế, Shein tăng giá hàng loạt sản phẩm bán vào Hoa Kỳ

Vào cuối tuần, hầu hết các sản phẩm của Shein bán vào thị trường Hoa…

2 giờ ago

Kinh tế tuần 21-27/4: Khối ngoại quay lại mua ròng, Vàng giảm nhiệt, Nhiều vụ thực phẩm, thuốc giả bị phát hiện

Các thị trường bớt căng thẳng sau khi nhận được tín hiệu hạ nhiệt từ…

6 giờ ago

Con cái có lựa chọn được cha mẹ cho mình?

“Sự trở về với gia đình” này không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng…

9 giờ ago

Nga ca ngợi lòng “tinh thần anh dũng” của binh sĩ Triều Tiên tại khu vực Kursk

Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nga, Đại Tướng Valery Gerasimov, đã biểu dương sự…

9 giờ ago

Vancouver, Canada: Xe ô tô lao vào lễ hội đường phố khiến nhiều người chết và bị thương

Hôm thứ Bảy (26/4), cảnh sát cho biết một số người đã thiệt mạng và…

10 giờ ago

Nổ lớn tại cảng Shahid Rajaee, Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương

Một vụ nổ lớn có thể do nổ vật liệu hóa học đã khiến ít…

10 giờ ago