Thân Nhân Trung và câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

Câu nói  “hiền tài là nguyên khí quốc gia” có lẽ ai cũng biết, nhưng tác giả của câu nói này thì không phải ai cũng biết đến. Ông chính là Thân Nhân Trung, một vị quan, một “nhà giáo dục” thời Lê sơ.

Bia tiến sĩ ở Văn Miếu. (Ảnh: Gryffindor, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Xuất thân và khoa cử

Vào thời đầu nhà Lý, biên giới phía bắc rất bất ổn. Vùng đất này thuộc về người Tày, người Nùng và người Thái, do các tù trưởng đứng đầu. Nhà Tống luôn tìm đủ mọi cách để lấn chiếm đất, cướp bóc tại đây.

Thời ấy vùng Lạng Sơn và phía bắc của Bắc Giang (Lạng Châu) thường hay được gọi là Động Giáp, bởi người dân trong vùng đều mang họ Giáp. Bấy giờ để giữ yên vùng biên giới, vua Lý Thái Tổ đã giao hảo với các Tù trưởng, gả công chúa cho Tù trưởng người Tày ở Động Giáp là Giáp Thừa Quý. Từ đó Giáp Thừa Quý trở thành Phò mã của Triều đình, Vua cũng cho đổi từ họ Giáp (甲) sang họ Thân (申) bằng cách thêm một nét.

Dòng họ Thân từ đó trở thành trụ cột nơi biên giới của Đại Việt, ngăn sự xâm lấn của phương bắc. Các đời họ Thân sau này đều được vua Lý gả công chúa và phong làm Phò mã.

Đến đời nhà Trần thì lệ gả công chúa cho họ Thân không còn, nhưng dòng họ Thân vẫn giữ ảnh hưởng lớn ở Động Giáp.

Nhà Trần bị Hồ Quý Ly cướp ngôi. Sau đó, cuộc chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.

Năm 1418, khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu thì dòng họ Thân sinh được người con trai là Thân Nhân Trung (còn gọi là Thân Trọng Đức).

Nhà Lê sơ mới lập, Bắc Giang lại là nơi cách xa Kinh thành, vì thế mà trong vùng không khuyến học, lại cũng chẳng có nhân sĩ, ít thầy. Thân Nhân Trung đã sớm có chí học hành nhưng mãi đến ngoài 50 tuổi ông mới thi đỗ khoa thi năm 1469 đời vua Lê Thánh Tông.

Tại khoa thi này, Thân Nhân Trung đỗ đầu kỳ thi Hội tức Hội nguyên. Ông vào thi Đình và đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.

Phụng sự Giang Sơn Xã Tắc

Thời này vua Lê Thánh Tông tập trung khuyến học, dùng nhân tài để trị quốc, thể hiện được là bậc minh quân. Cũng như nhiều bậc hiền tài khác lúc đó, Thân Nhân Trung đã phát huy được tài năng của mình phụng sự cho Giang Sơn Xã Tắc.

Ông được làm Hàn lâm viện thị độc, sau đó thăng Hàn lâm viện thừa chỉ, kiêm Đông các Đại học sĩ, kiêm Quốc tử giám tế tửu (năm 1493).

Thân Nhân Trung là người phụ trách giáo dục của quốc gia trong thời kỳ giáo dục được Vua đặt lên hàng đầu để tạo ra nhân tài cho đất nước. Ông đã thực hiện tốt vai trò của người đứng đầu, chăm lo dạy dỗ cho các sĩ tử ở trường Quốc Tử Giám, đồng thời là người ra đề và chấm thi các kỳ thi Hương và thi Hội. Ông cùng Đỗ Nhuận cũng được vua Lê Thánh Tông mời vào cung để dạy học cho Hoàng tử.

Vua Lê Thánh Tông cho thành lập hội Tao Đàn quy tụ 28 nhân tài kiệt xuất nhất về thơ văn lúc đó, gọi là “nhị thập bát tú”. Nếu vua Lê Thánh Tông đứng đầu gọi là “Tao Đàn Đô nguyên súy”, thì Thân Nhân Trung chính là người thứ hai, gọi là “Tao đàn Phó nguyên súy”, điều này cho thấy nhà Vua rất xem trọng tài năng của ông.

Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Năm 1484, Lễ bộ Thượng thư Quách Đình Bảo tâu với Vua nên dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhằm khuyến học và tìm kiếm hiền tài trong nước. Vua chuẩn tấu cho dựng bia tiến sĩ ghi lại họ tên, thứ bậc những người thi đậu tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 (dưới thời vua Lê Thái Tông) đến khoa thi năm đó tức năm 1484.

Người được giao soạn văn bia cho khoa thi đầu tiên năm 1442 chính là Thân Nhân Trung. Ông đã viết rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…”

Bia tiến sĩ năm 1442 do Thân Nhân Trung soạn lời. (Ảnh: Ngokhong, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)

Nếu “nguyên khí” quyết định thân thể có khỏe mạnh hay không thì “hiền tài” quyết định thế nước mạnh hay suy. Vì thế mà việc giáo dục và tạo ra những bậc hiền tài cho đất nước là rất then chốt.

Để có được bậc hiền tài, Thân Nhân Trung cho rằng cần phải có “giáo dưỡng”, trong bài ký đề tên tiến sĩ khoa thi năm 1487, ông viết rằng: “Trời mở cuộc thịnh trị thái bình ức vạn niên cho nước nhà, ắt sinh ra các bậc hiền tài để nước nhà sử dụng. Bởi vì, nền giáo dục thịnh trị là gốc ở việc có người tài, người hiền tài đông đảo là do giáo dưỡng… Kính nghĩ: Thánh triều ta, đức Thái Tổ Cao Hoàng Đế, thuở đầu mở cuộc cách tân khai sáng, đã lấy việc xây dựng nhà học, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ hàng đầu”.

Ngày nay quốc gia có “hiền tài” hay không?

Con đường khoa bảng xưa kia đã gây dựng nên rất nhiều bậc hiền tài trụ cột của đất nước. Để đỗ đạt, họ phải thông tỏ sách Thánh hiền, không chỉ là Nho gia, mà còn cả Phật gia, Đạo gia. Điều người thời nay không thể hiểu và liễu giải được chính là vì sao người xưa lại chọn con đường khoa bảng này. Thậm chí người hiện đại cho rằng con đường khoa bảng này đã tạo nên lối mòn trong suy nghĩ của dân tộc, khiến người Việt Nam hiện đại trọng hình thức, trọng thành tích. Đây là lý giải hết sức phiến diện.

Kỳ thực những kinh điển Nho, Phật, Đạo hay Kitô này dạy dỗ con người điều gì? Phần lớn đều là đạo lý làm người chính trực, đạo lý đối nhân xử thế, dạy phân biệt thiện ác đúng sai, duy trì và ổn định xã hội dưới một trật tự cố định. Mỗi loại trật tự đều có ưu nhược, nhưng lại góp phần ổn định xã hội trong hàng ngàn năm. Thời xưa nếu hỏi rằng tiêu chuẩn đạo đức của xã hội là gì, thì có thể dễ dàng trả lời rằng đó là những điều được giảng giải trong kinh điển.

Ngày nay, nếu hỏi một người hiện đại rằng tiêu chuẩn đạo đức của xã hội là gì, thì họ sẽ không thể trả lời được cho tường tận. Bởi vì không có tiêu chuẩn cụ thể nên đúng sai bất phân, con người dễ bị trượt dốc, chỉ có thể dựa vào luật pháp để “trị” nhau. Những gì luật pháp không quy định đều là “tương đối”. Nhưng con người không thể “quản” tư duy của nhau, kể cả trong các chế độ độc tài nhất. Trong khi đó, giáo lý Nho, Phật, Đạo, hay Kitô đều mang tính con người ước thúc bản thân mình. Đây là khác biệt lớn nhất trong tư duy của nhân loại hiện đại so với quá khứ.

Ngày nay dưới ảnh hưởng của thuyết vô thần, niềm tin tín ngưỡng bị chà đạp, chẳng còn ai biết đến sách Thánh hiền cũng như những đạo lý sâu sắc Nho, Phật, Đạo hay Kitô. Giảng “đạo đức” mà không giảng tín ngưỡng, không giảng đức tin thì chẳng có gì để làm tiêu chuẩn, rốt cuộc chỉ là bề mặt mà thôi. Đã vô thần duy vật rồi thì cái gì cũng có thể lấy làm “tiêu chuẩn tương đối”. Vì thế mà giáo dục ngày nay không sao tìm được bậc hiền tài cho đất nước, người tạm coi là hiền tài thì cũng không có đất dụng võ.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

5 phút ago

TQ: Một vụ nổ lớn ở Sơn Đông, nghi gài bom vào nhà quan chức thôn [VIDEO]

Một vụ nổ xảy ra tại khu dân cư ở Tân Châu (tỉnh Sơn Đông,…

25 phút ago

Phó Tổng thống Philippines: Nếu bị giết, người được thuê sẽ ám sát Tổng thống

Bà Sara Duterte, hiện là Phó Tổng thống, từng dọa giết Tổng thống đương nhiệm…

40 phút ago

Nghiên cứu: Không gian sống xanh giúp giảm tỷ lệ tử vong

Các chuyên gia cho rằng, không gian sống xanh như công viên, rừng và đồng…

40 phút ago

Mưa khủng khiếp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, học sinh toàn tỉnh nghỉ học khẩn

Lượng mưa tại đỉnh Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) trong vòng 48 giờ qua…

1 giờ ago

Phó Tổng thống Harris không còn là tâm điểm, kín tiếng hơn sau khi thất cử

Phó Tổng thống Kamala Harris đã giữ thái độ kín tiếng kể từ khi thua…

2 giờ ago