Văn Hóa

Trâu Lỗ: Ngôi làng hai Trạng

Làng Trâu Lỗ thuộc xã Mai Đình (Hiệp Hòa, Bắc Giang) từng bị quân Tống triệt phá hoàn toàn, nhưng làng vẫn hồi sinh và trở thành làng khoa bảng với hai người đỗ đầu được dân làng xem là “Trạng”.

Đoàn Xuân Lôi và tên gọi làng Trâu Lỗ

Làng Trâu Lỗ có nguồn gốc từ lâu đời. Trong cuộc chiến chống quân Tống năm 981, làng bị quân Tống tàn phá xóa sổ hoàn toàn. Sau khi đánh thắng quân Tống, làng được lập lại và đặt tên là làng Sổ để ghi nhớ sự kiện bi thương.

Đến thời nhà Trần, năm 1384 Triều đình mở khoa thi. Sĩ tử Đoàn Xuân Lôi của làng Sổ đã xuất sắc đỗ đầu khoa thi này.

Đoàn Xuân Lôi muốn giữ truyền thống khoa bảng của làng mình, nên đã xin nhà Vua cho đổi tên làng Sổ thành làng Trâu Lỗ. Ý nghĩa của tên gọi này là đất Trâu thuộc nước Lỗ, quê hương của đức Khổng Tử và Mạnh Tử, với hàm ý làng sẽ xuất sinh được nhà Nho hiền tài để phụng sự Xã Tắc. Vua chuẩn tấu, từ đó làng được đổi tên thành làng Trâu Lỗ cho đến ngày nay.

Đình làng Trâu Lỗ. (Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại)

Sau khi thi đỗ, Đoàn Xuân Lôi được giữ chức Quốc tử trợ giáo giảng dạy ở trường Quốc Tử Giám, nổi tiếng về văn thơ.

Tháng 12/1392, Đồng binh chương sự kiêm Phụ chính Thái sư Hồ Quý Ly đưa ra bài Minh đạo gồm 14 thiên dâng lên Vua, bàn một số việc của các bậc tiên thánh và được Vua khen. Nhưng Đoàn Xuân Lôi lại phản đối bài Minh đạo này. Cũng vì đối lập với Hồ Quý Ly, ông liền bị giáng chức làm Thông phán rồi bị đày đi Ái Châu (Thanh Hóa).

Sau đó Đoàn Xuân Lôi được phục chức, làm Trung thư hoàng môn thị lang, kiêm Thông phán ở Ái Châu.

Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Thuận Tông dời Kinh thành đến Tây Đô (ở Thanh Hoá), mục đích là để cướp ngôi nhà Trần.

Có nông dân bắt được một con sâu hình dạng giống lá cây, dâng lên Vua. Triều đình nhân việc này cho rằng việc dời đô là điềm lành, con sâu này được gọi là “con ngựa lá” (diệp mã nhi), nhiều người làm phú chúc tụng.

Đoàn Xuân Lôi cũng làm bài phú “Diệp mã nhi phú” (Phú con bọ ngựa) với nhiều ẩn ý về sự phản trắc của Hồ Quý Ly.

Đình nguyên Nguyễn Đình Tuân

Đến thời nhà Nguyễn, làng Trâu Lỗ có Nguyễn Đình Khiêm là nhà Nho nghèo, đỗ cao thứ hai trong kỳ thi Hương năm 1864. Ông có người con trai tên là Nguyễn Đình Tuân, từ bé đã nổi tiếng thông minh đĩnh ngộ, có năng khiếu làm thơ.

Năm 16 tuổi Nguyễn Đình Tuân tham dự kỳ thi sát hạch ở địa phương và đỗ cao thứ hai, từ đó nổi tiếng là thần đồng.

Năm 1897, Nguyễn Đình Tuân đỗ kỳ thi Hương. Đến khoa thi năm 1901, ông vượt qua tứ trường kỳ thi Hội, trường nào cũng đạt điểm cao. Vào đến kỳ thi cuối cùng là thi Đình, bài văn sách của ông được chấm điểm cao tối đa và đỗ đầu tức Đình nguyên (nhà Nguyễn không lấy Trạng nguyên).

Đình nguyên Nguyễn Đình Tuân. (Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại)

Đỗ đầu, lại đạt điểm tối đa nhưng vì có nhiều khoa thi trong lịch sử không lấy Trạng nguyên, vì thế mà dân gian truyền câu “chẳng hàng Tam khôi cũng xứng Trạng”. Làng Trâu Lỗ có hai người đỗ đầu không được phong Trạng nguyên, nhưng dân làng xem họ đều xứng danh Trạng.

Theo lệ thời ấy những ai đỗ đại khoa đều được dạo chơi trong vườn thượng uyển, mỗi người được hái một bông hoa, rồi ai hái hoa nào sẽ được Vua cho đánh vàng đúng bằng hoa thật để tặng cho.

Hầu hết những người thi đỗ đại khoa đều chọn những bông hoa to, nhưng Đình nguyên Nguyễn Đình Tuân chỉ chọn bông hoa mai nhỏ bé tượng trưng cho người quân tử.

Trong hoàn cảnh đất nước đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, Nguyễn Đình Tuân học để làm người quân tử chứ không để tâm vào việc làm quan, vì thế mà thi đỗ đầu nhưng sau 2 năm ông mới chịu nhậm chức Tri huyện Việt Yên, làm quan nổi tiếng là thanh liêm.

Rồi trước sự chèn ép của người Pháp với dân Việt, Nguyễn Đình Tuân từ quan không muốn làm cho người Pháp. Năm sau ông lại được làm làm Giáo thụ dạy học, rồi làm Đốc học để dạy học các tỉnh trong nhiều năm liền. Ông nổi tiếng là thầy hay đức độ, không kết thân với người Pháp.

Sau thời gian làm Đốc học, ông từ quan về làng dạy học và bốc thuốc. Tuy nhiên Triều đình vẫn cử ông làm Án sát tỉnh Thái Nguyên, sau đó kiêm chức Tuần phủ Thái Nguyên cho đến khi nghỉ hưu.

Là làng nhỏ nhưng Trâu Lỗ có 2 người đỗ đầu được dân xem như “Trạng”, đây là điều hiếm có vì không có nhiều làng có 2 người đỗ đầu. Người dân làng Trâu Lỗ cũng tự hào về truyền thống có được hai ông “Trạng” của làng mình.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video:

Trần Hưng

Published by
Trần Hưng

Recent Posts

4 sân bay tạm dừng hoạt động tránh bão Trà Mi từ ngày 27/10

Do ảnh hưởng của bão Trà Mi, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định…

4 phút ago

Đường dây ma túy xuyên Lào về Việt Nam: Công an dùng xe tải biển xanh vận chuyển ma túy

Trong đường dây, có hai công an trực tiếp tham gia vận chuyển, tiêu thụ…

42 phút ago

Năng lực quân sự của Bắc Triều Tiên hùng mạnh đến đâu?

Dưới đây là một số thông tin và ước tính về Quân Đội Nhân Dân…

2 giờ ago

Lãnh đạo G7 nhất trí cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine ngay tháng 12

Các nhà lãnh đạo của nhóm bảy nền dân chủ giàu có (G7) đã đạt…

2 giờ ago

Các cuộc thăm dò mới nhất: Ông Trump vẫn dẫn đầu ở hầu hết các bang chiến trường

Các cuộc thăm dò mới nhất của các tiểu bang chiến trường cho thấy cuộc…

2 giờ ago

SpaceX đưa các phi hành gia ISS Mỹ và Nga trở về trái đất an toàn

Hôm thứ Sáu (25/10), ba phi hành gia người Mỹ và một phi hành gia…

3 giờ ago