Người xưa có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, sống chết là do số mệnh, phú quý là do Trời đất an bài. Mạnh Tử nói rằng: “Nghèo khó không thể khiến thay đổi chí hướng thì mới là bậc đại trượng phu”. Khi giàu sang phú quý thì không quên tu dưỡng và lễ tiết. Khi đối mặt với nghèo khó có thể làm được sống trong cảnh rau cháo qua ngày vẫn có thể an bần lạc Đạo. Đó đều là bậc quân tử.
Khổng Tử nói rằng: “Người có chí hướng, tâm đã ở trong Đạo, thì không tham cầu hưởng thụ, nếu vẫn coi việc áo quần rách rưới và đồ ăn đạm bạc là đáng xấu hổ, thì không đáng để đàm luận”. Một người cân đo đong đếm những điều vụn vặt trong cuộc sống thì sẽ không có chí hướng sâu rộng. Người ta dù ở hoàn cảnh nào đều cần tu dưỡng đạo đức với tinh thần vui với Đạo.
Trong “Luận ngữ” có viết rằng: Khổng Tử và các đệ tử ở một địa phương nọ của nước Trần, bị người nơi đó vây hãm, cắt nguồn lương thực, những người đi theo đều rất đói, không thể gượng dậy làm gì. Tử Lộ mặt đầy tức giận đi gặp Khổng Tử nói: “Quân tử mà cũng có khi bị cùng quẫn sao?” Khổng Tử đáp: “Người quân tử đương nhiên cũng có lúc gặp khốn khó, nhưng vẫn có thể giữ vững tiết tháo. Còn kẻ tiểu nhân gặp khốn khó thì không thể ước thúc bản thân mà làm càn”.
Trong “Sử ký – Trọng Ni đệ tử liệt truyện” có viết rằng: Nguyên Hiến khi sinh sống ở nước Lỗ thì cuộc sống rất nghèo khó, nhà cửa sơ sài, cánh cửa cũng không toàn vẹn, nhà hễ trời mưa là bị dột, nhưng ông vẫn ngồi nghiêm chỉnh trong nhà đánh đàn. Khi tiếp đón Tử Cống, ông đầu đội mũ rách, chân đi dép rách, chống cây trượng gỗ dựa bên cửa. Tử Cống bấy giờ giàu có hiển hách, nên có phần thiếu khiêm tốn, nhìn thấy bất giác bật cười: “Đã lâu không gặp, bạn học cũ, sao lại khốn cùng như vậy?” Nguyên Hiến vẻ mặt nghiêm túc, trả lời: “Tôi nghe nói không có tiền thì chỉ là nghèo, nhưng theo đuổi Đạo mà không thành thì mới thật sự là khốn cùng”. Tử Cống nghe vậy lập tức xấu hổ.
Tâm người là nên đặt ở Đạo, đặt ở Đạo thì tâm sẽ được an. Người nghèo khó có chỗ khó tu dưỡng của nghèo khó. Người giàu có, tương tự cũng có chỗ khó tu dưỡng của người giàu. Người giàu có không bằng người bần cùng không lo âu, nguyên nhân là ở chỗ tài phú càng nhiều thì một khi mất đi tổn thất càng lớn. Người có địa vị cao không bằng người có địa vị thấp mà sống yên ổn, nguyên nhân là ở chỗ leo càng cao thì khi té ngã càng thảm hại. Tiền tài dư dật không nhất định là việc tốt, ban ngày đề phòng kẻ mưu hại, ban đêm phòng kẻ trộm cắp. Quan vị hiển hách cũng không đáng để ngưỡng mộ, sẽ có lúc gặp phải sự đố kỵ của người khác, sống cũng không được yên ổn. “Thân nghèo nghèo một lúc, tâm nghèo nghèo một đời”, chỉ có “tâm cùng” mới thật sự là bất hạnh của nhân sinh.
Trong lịch sử có rất nhiều người đạo đức cao thượng đều là những người thực hành chân lý và đạo nghĩa, là những tấm gương tu dưỡng bản thân. Họ xem nhẹ giàu có và danh tiếng, cũng xem nhẹ bần cùng, nhưng họ cũng có niềm vui riêng trong cảnh giới của mình. Suốt cuộc đời họ đều không ngừng tu bỏ đi các loại dục vọng và những chấp nhất của con người, bảo trì một nội tâm tường hòa, sung túc và mãn nguyện. Niềm hạnh phúc của họ chính là sự minh tỏ về chân lý của vũ trụ và ý nghĩa của cuộc sống. Vô luận là bản thân ở vào hoàn cảnh nào cũng đều kiên trì đạo nghĩa, thủ vững sự cao quý trong sâu thẳm tâm linh, không bao giờ ngừng nghỉ.
Theo “Tinh giải luận ngữ: Sỹ chí vu đạo“
Đăng trên ChanhKien.org
Xem thêm:
Mời xem video:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…