Trong “Nhạc ký – Lễ Ký” viết rằng: “Người có Đức thì tính tình đoan chính, còn đối với người chơi nhạc thì có Đức mới đàn được hay”. Âm nhạc hay là nhờ vào đức. Âm nhạc có thể tu thân dưỡng tính, giáo hóa thiên hạ, linh thông với thần minh và khiến thiên địa hòa hợp. Do vậy cổ nhân rất coi trọng sự ảnh hưởng của âm nhạc đối với lòng người, dùng Nhạc để phò tá Lễ, dùng âm nhạc để trị quốc. Khả năng giáo hóa đạo đức “Ngụ giáo ư lạc” (giáo dục thông qua giải trí) đã trở thành công dụng chủ yếu của âm nhạc.
Nho gia đặc biệt coi trọng hàm nghĩa thực hành đạo đức của âm nhạc. Khổng Tử giảng: “Muốn cải biến tập quán xã hội, thay đổi phong tục dân gian, không gì tốt hơn âm nhạc; muốn ổn định thân tâm, cai quản thiên hạ, không gì tốt hơn lễ pháp.”
Âm nhạc sở dĩ có thể giáo hóa, là vì hình thức của âm nhạc khiến con người yêu thích. Âm nhạc có giai điệu, tiết tấu và sức truyền cảm mạnh mẽ, hễ lắng nghe âm thanh là tâm bị cuốn theo, âm thầm tưới tắm cho vạn vật.
Nói đến Nhạc không thể không nhắc đến Lễ. Nhạc là thanh âm của đức hạnh, Lễ lại quy phạm, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người. Văn hóa truyền thống dung hòa âm nhạc và lễ pháp với nhau, tạo thành một thể hệ văn hóa lễ nhạc rất hoàn chỉnh. Lễ nhạc khiến âm dương hòa hợp, tương thông với quỷ thần, vô cùng cao xa thâm hậu. Nó điều hòa vạn vật trong xã hội, khiến nhân tâm hướng thiện, tịnh hóa bầu không khí trong xã hội, nhờ đó mới được quốc thái dân an.
Âm nhạc có nhiều loại, mang theo những cung bậc khác nhau. Cổ nhân cho rằng chỉ khi thanh âm đó phù hợp với Đạo thì mới được gọi là âm nhạc. Âm thanh hỗn tạp, buông thả thì vi phạm thiên lý, không tiết chế sự phóng túng của con người, sẽ đưa con người đến sự suy bại hoặc bạo ngược, cuối cùng hủy diệt nhân tính. Đây là thứ thanh âm vong quốc. Âm nhạc chân chính là biểu hiện của đạo trời, giúp con người hun đúc đạo đức, tu tâm dưỡng tính, và là cánh cửa dẫn đến đạo hạnh trong khi con người thưởng thức âm nhạc.
Thời Xuân Thu, Ngụy Văn Hầu từng hỏi Tử Hạ rằng: “Sự khác biệt giữa âm nhạc xưa và âm nhạc nay là gì?”
Tử Hạ đáp:
Cổ nhạc là nhã nhạc được truyền lại bởi các bậc thánh hiền từ thời Hoàng đế, Nghiêu đế và Thuấn đế. Như khúc “Hàm Trì” của Hoàng đế, khúc “Đại chương” của Nghiêu đế, khúc “Thiều” của Thuấn đế, khúc “Hạ” của Vũ đế, điệu yên bình mà trang trọng, giàu ngụ ý. Bậc quân tử nghe được điều này, có thể nói ra nghĩa lý của cổ nhạc, kính Trời bằng đức hạnh, ngẫm về việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Âm nhạc hiện đại chỉ có thể gọi là thứ âm thanh tục tĩu. Những màn biểu diễn tạp loạn, trác táng, thể hiện sự điên cuồng muốn thỏa mãn mọi ham muốn vật chất, khiến người ta nghe xong ý chí thui chột hoặc trở nên kiêu ngạo. Thứ âm nhạc này không có nội hàm. Đa phần là tác phẩm của kẻ hôn quân, gian thần, hoàn toàn trái với tinh thần dùng đức trị quốc, có hại cho đức hạnh, nên không thể gọi là nhạc.
Nội hàm đạo đức trong âm nhạc vượt xa kỹ xảo âm thanh và cũng là nội hàm văn hóa mà một xã hội cần phải có. Ngoài ra, phẩm vị thanh cao hay thô tục khi lựa chọn âm nhạc có liên quan đến phong thái chung của thời đại, phản ánh chuẩn mực đạo đức xã hội cao hay thấp, cũng như nền cai trị minh bạch hay ám muội. Nếu âm nhạc mang đạo đức của người quân tử đóng vai trò chủ đạo, tuyên giảng dùng đức cai trị thiên hạ, sẽ giúp con người chú trọng tu thân, thúc đẩy sự phồn vinh của xã hội, niềm vui thịnh thế rộng khắp mà tường hòa, khiến người ta cảm nhận được sự an định và hài hòa, nhân tâm hướng thiện là phúc lành của chúng sinh. Những thời kỳ thịnh trị trong lịch sử Trung Hoa, trong những phép trị quốc của các bậc quân vương đức độ như Nghiêu, Thuấn, Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương, Đường Thái Tông… đều bao hàm đức hạnh của lễ nhạc.
Nội hàm của âm nhạc là chính yếu, kỹ thuật chỉ là thứ yếu. Mà nội hàm này lại chỉ có được thông qua sự tu dưỡng đạo đức của người biểu diễn. Các nhà soạn nhạc kiệt xuất từ xưa đến nay đều là những người có tu dưỡng rất cao.
Sư Khoáng thời Xuân Thu được hậu thế tôn xưng là “Thánh nhạc”, phẩm hạnh cao khiết đã mang lại cho ông học vấn cao siêu về âm nhạc. Ông là minh chứng trực tiếp nhất của câu nói “có Đức mới đàn được hay”. Ông đã sáng tác những khúc nhã nhạc cao thâm, thoát tục như “Dương Xuân”, “Bạch Tuyết”. Giai điệu khúc “Bạch Tuyết” thuộc về âm Thương, thanh âm trầm bổng thanh thoát như cây trúc giữa tuyết trắng. Khúc “Dương Xuân” thuộc âm Cung, mô tả mùa xuân của vạn vật, gió nhẹ thư nhàn. Ca khúc biểu đạt tâm thái người quân tử, giữ thân trong sạch, lòng chẳng vướng bụi trần ai, truy cầu đạo đức cao thượng và chí hướng cao xa. Các chư hầu đều cầu được nghe nhạc của ông.
Tương truyền mỗi lần Sư Kháng động vào đàn đều rất trang nghiêm, phù hợp với lễ tiết. Ông dùng tâm niệm ngay chính để biểu đạt cảnh giới thâm trầm sâu xa, trạng thái thân tâm hợp nhất, tương thông với trời đất. Lắng nghe tiếng nhạc của ông khiến lòng người được cảm hóa bởi cái thiện, cảnh giới tư tưởng được thăng hoa.
Cảnh giới nội tâm và cảnh giới nghệ thuật có một sự cộng hưởng mật thiết. Một thẩm mỹ quan chính xác và tiêu chuẩn đạo đức cao, cùng nội hàm và những triết lý nhân sinh sâu sắc sẽ giúp con người cảm ngộ được thiên đạo vĩnh hằng. Vậy nên nghệ thuật chân chính bắt nguồn từ văn hóa truyền thống, văn hóa Thần truyền. Muốn có tiếng đàn hay, con người nhất định phải tuyên dương Đức.
Theo Epoch Times
Tác giả: Trí Chân
Lâm Phương Vũ biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
Trong một bài phát biểu quan trọng được phát sóng truyền hình hôm Thứ Năm,…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…