Văn Hóa

Từ chữ “dục” ngẫm về văn hóa truyền thống và quan niệm hiện đại

Chữ “Dục” (欲) cấu tạo bởi “Khiếm” (欠) và “Cốc” (谷), do đó từ bề mặt cũng có thể nhìn ra rằng “Dục” nghĩa là khuyết thiếu đồ ăn. Nhưng mà “dục” là tâm lý của con người, nên việc “khuyết thiếu” này lại xảy ra trong tâm. Vì thế có thể nói “dục” chính là cảm thấy “đói” về mặt “tinh thần”. Chúng ta biết rằng con người một khi không đủ lương thực thì sẽ bị cái đói cái khát dày vò, luôn cảm thấy không thỏa mãn. Vậy thì rốt cuộc “món ăn tinh thần” có thể khiến nội tâm con người cảm thấy no đủ là gì? Điều này khiến người ta không khỏi liên tưởng đến văn hóa truyền thống và so sánh nó với các quan niệm hiện đại ngày nay.

(Tranh minh họa: Họa sĩ Cừu Anh thời Minh, Public Domain)

Nói rằng văn hóa truyền thống là “món ăn tinh thần” khiến nội tâm con người thấy no đủ là bởi vì lý niệm truyền thống dạy con người phải biết đủ, quý tiếc phúc và biết ơn. Những lý niệm này sẽ khiến con người không trở nên quá truy cầu, quá tham lam.

“Cao ốc ngàn gian, đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, hà cớ gì người ta phải truy cầu nhiều thứ như vậy? Huống chi, tiền tài dù nhiều đến mấy, chức vị dù cao đến đâu đi nữa cuối cùng đến lúc sinh mệnh lìa đời thì đâu còn ý nghĩa gì. Người xưa dạy: “Tri túc thường lạc”, biết đủ thường vui. Người không biết đủ thì dẫu sống trong nhung gấm lụa là, ở trên đỉnh cao của danh vọng cũng vẫn đứng núi này trông núi nọ, khổ công vớt trăng nơi đáy nước. Những người biết đủ thì dẫu cuộc sống có mệt nhọc, họ cũng vẫn tìm được niềm vui.

Đối nghịch với văn hóa truyền thống, nếu chú ý một chút, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng quan niệm hiện đại luôn “cổ vũ” con người theo đuổi những điều “tốt nhất”. Ví như, hôn nhân phải tìm người tình cảm mãnh liệt nhất… còn loại tình cảm bình đạm thì sẽ được cho là “không đủ yêu”. Mỗi người đều luôn bị so sánh với người khác, giỏi rồi còn phải giỏi “nhất”… Đi mua hàng cũng phải là “tốt nhất trong tầm giá”, “cố thêm một ít để tốt hơn”. Cứ như vậy, con người dường như đã cạnh tranh với nhau ngay từ khi sinh ra, kém một chút là không được. Hứng thú và lòng tham của con người bị kích phát rất lớn, cảm tưởng như không bao giờ có thể thỏa mãn được, khiến người ta luôn tham cầu, thậm chí còn nhấn mạnh không nên chấp nhận số phận, phải “nghịch thiên mà làm”.

Một số quan niệm hiện đại rất giống với cách gây nghiện, khiến cho người ta càng hãm vào thì ham muốn càng lớn và càng hãm vào càng cảm thấy “đói” hơn. Ví như dưới sự ảnh hưởng của lý niệm hiện đại, khi có chỗ không hài lòng với bạn đời của mình người ta sẽ luôn mơ ước gặp được “tình yêu đích thực” phù hợp với mình, cũng cho rằng trên đời có người như vậy. Điều này, trái ngược với quan niệm truyền thống về hôn nhân, vợ chồng phải trân quý nhau trọn vẹn cả một đời. Hơn nữa quan niệm truyền thống còn cho rằng, hôn nhân thực chất là do Thiên thượng an bài và chấp thuận. Vì thế ở phương Đông có bái Thiên Địa, ở phương Tây có thề nguyền nơi lễ đường. Do đó hôn nhân không phải điều con người cố cầu mà được, cũng không nhằm mục đích để con người hưởng thụ và vứt bỏ khi không vừa ý.

Một ví dụ khác, nhiều người hiện đại mắc chứng lo âu về ngoại hình và sợ già đi. Nhiều người cho rằng giữ được vẻ ngoài trẻ trung mới là tốt, do đó cố sức trang điểm, dùng thuốc, đi thẩm mỹ viện… nhưng điều này thực sự cũng là quan điểm sinh ra theo quan niệm hiện đại. Đằng sau cách nghĩ này là tâm dục rất mạnh, chính là tâm sắc dục, tâm hư vinh… ma tính ẩn đằng sau cũng rất mạnh mẽ.

Trong xã hội truyền thống, thậm chí cách đây vài chục năm, người ta nhìn chung không có quan niệm trái tự nhiên về việc phải “đóng băng tuổi tác”. Người xưa phổ biến coi trọng gia đình, con cháu. Điều mong ước chính là “ngũ phúc”, chính là “trường thọ, phú quý, khang ninh, hảo đức và thiện chung”. Trong đó “trường thọ” là chỉ sinh mệnh không bị chết yểu, chết trẻ, hơn nữa còn sống lâu sống thọ, cao tuổi mà khỏe mạnh. “Phú quý” là chỉ tiền tài dư dật, sung túc, hơn nữa còn có địa vị tôn quý. “Khang ninh” là chỉ thân thể khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật, hơn nữa, còn có tâm linh an bình, yên vui. “Hảo đức” là phẩm hạnh, đạo đức tốt đẹp, là có tính cách nhân từ lương thiện, hơn nữa còn khoan dung, độ lượng. Đặc biệt nhất là “thiện chung”, nghĩa là có thể dự đoán trước được cái chết của mình, những năm tháng cuối đời không gặp phải tai họa bất ngờ, thân thể không bị ốm đau hành hạ. Trong ngũ phúc này cũng không có ái tình, hôn nhân, vẻ bề ngoài, những điều mà con người hiện đại bị ám ảnh. Mong muốn sống tốt, sống đẹp thì ai cũng có, nhưng người xưa lại đề cao đức hanh, cho rằng nhờ đức hạnh mới có thể có được các loại phúc khác, gọi là “hậu đức tải vật“.

Có thể thấy, các quan niệm hiện đại đều kích thích “dục” (ham muốn) của con người. Kết quả là khiến cho cuộc sống của người ta vô cùng khốn khổ và không ai hài lòng với bất cứ điều gì, luôn luôn phấn đấu để có được nhiều hơn. Rất nhiều suy nghĩ mà chúng ta cho là đương nhiên, thực chất lại là sự tham lam quá mức và những suy nghĩ không nên có.

Nếu một người ôm giữ lòng tham quá mức, người ấy sẽ không bao giờ thấy đủ, không bao giờ cảm thấy hài lòng, vĩnh viễn có chuyện ưu sầu và lo lắng. Trên thực tế là họ đang càng ngày càng rời xa hạnh phúc. “Biết đủ thường vui”, biết ơn, quý tiếc phúc mới là tâm thái đúng đắn dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là thỏa mãn dục vọng ham muốn mà là dứt bỏ dục vọng ham muốn của con người.

Theo Vision Times tiếng Trung
Tác giả: Ngung Tâm
An Hòa biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

An Hòa

Published by
An Hòa

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

1 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

5 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

6 giờ ago