Vào giai đoạn đất nước xảy ra cuộc nội chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, đã có 7 lần giao tranh lớn xảy ra. Các đời chúa Nguyễn đã thành công trong việc chặn đứng quân Trịnh phía bắc, tạo tiền đề cho việc khai phá vùng đất phương nam, định hình nên nước Việt ngày nay. Trong 7 lần giao tranh lớn này nổi lên có tướng Nguyễn Hữu Dật, một vị tướng quân tài giỏi nhiều lần giúp quân Nguyễn giữ vững chiến lũy, đánh bại cuộc nam tiến của quân Trịnh.
Theo Phả hệ họ Nguyễn thì Nguyễn Hữu Dật là cháu 18 đời của Định Quốc công Nguyễn Bặc thời nhà Đinh, và là cháu 8 đời của công thần Nguyễn Trãi.
Nguyễn Hữu Dật sinh năm 1603, là con của vị quan Tham chiến Nguyễn Triều Văn được phong tước hầu (Triều Văn hầu). Do bất mãn với chúa Trịnh, năm 1609, Nguyễn Triều Văn đưa toàn bộ gia quyến vào nam theo chúa Nguyễn Hoàng.
Thuở nhỏ Nguyển Hữu Dật đã tỏ ra thông minh, có trí nhớ hơn người. Sách “Đại Nam chính biên liệt truyện” còn chép về tư chất của một vị tướng quân tài giỏi bên trong Hữu Dật như sau: “Lúc mới lên vài tuổi, cùng đàn trẻ chơi đùa, Dật thường bày trận, đặt quân kỳ và quân chính, tự nhận mình là đại tướng”.
Nguyễn Triều Văn thấy con thông minh lanh lợi thì mừng lắm, liền tìm thầy cho con, may mắn “gặp được dị nhân, dạy cho binh pháp, bởi thế Dật học càng tiến”. Nguyễn Hữu Dật không chỉ học võ mà văn chương cũng được rèn dũa thành tài.
Năm 16 tuổi, nhờ có tài văn, Nguyễn Hữu Dật được bổ nhiệm làm văn chức trong Triều. Thấy mình có tài, được bổ nhiệm lúc còn rất trẻ, Dật sinh ra tự cao, tính cách bốc đồng, một lần không kìm chế, nói lời trái ý chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, chúa bèn cho Dật về.
Sau khi nhận được bài học này, Dật không thối chí, mà rèn dũa bản thân, siêng năng học hành. Vì thế đến năm 1626 khi 23 tuổi, Dật lại được bổ nhiệm làm quan văn, không chỉ thế còn tham gia vào các việc cơ mật của chúa và được chúa Sãi rất yêu quý.
Năm 1627 là năm khởi đầu cuộc nội chiến Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần giao tranh lớn qua 3 đời chúa Phúc Nguyên, Phúc Lan, Phúc Tần. Đó cũng là giai đoạn Nguyễn Hữu Dật thể hiện tài cầm quân của mình khi nhiều lần phải đối mặt với đại quân của chúa Trịnh.
Bắt đầu từ năm 1620, chúa Nguyễn quyết định hoàn toàn đoạn tuyệt với việc nộp cống thuế cho Đàng Ngoài bởi chúa Trịnh vô cớ gây chiến. Lấy cớ chúa Nguyễn không nộp thuế, năm 1627, Trịnh Tráng thống lãnh 20 vạn đại quân theo 2 đường thủy bộ nam tiến.
Chúa Sãi cử Nguyễn Phúc Vệ làm Tiết chế, Nguyễn Hữu Dật làm Giám chiến, Công Tử Trung tiếp ứng thủy quân.
Quân Trịnh lợi dụng quân đông tấn công nhưng không sao chọc thủng được phòng tuyến quân chúa Nguyễn. Nhờ mở cửa giao thương với phương tây mà quân chúa Nguyễn có được đại bác của Bồ Đào Nha, uy lực rất mạnh, đạn bắn rất ổn định, hầu như không bị tắc, tốc độ bắn nhanh hơn, khoảng cách bắn cũng xa hơn so với đại bác cũ, khiến 20 vạn đại quân Trịnh Tráng không thể làm gì được.
Mặc dù vậy, Trịnh Tráng vẫn muốn lợi dụng quân đông, cố gắng tìm cách chọc thủng phòng tuyến quân chúa Nguyễn. Lúc này Nguyễn Hữu Dật bàn mưu cho người phao tin Trịnh Gia, Trịnh Nhạc mưu phản. Trịnh Tráng quả nhiên trúng kế nghi ngờ nên vội thu quân về.
Năm 1630, quân sư Đào Duy Từ cho đắp lũy Trường Dục để ngăn quân Trịnh. Năm 1631, Đào Duy Từ cho đắp tiếp lũy Thầy, Nguyễn Hữu Dật cũng tham gia, sau này lũy Thầy trở thành chiến lũy kiên cố khiến quân Trịnh không thể công phá.
Năm 1633, Trịnh Tráng lại khởi binh nam tiến lần thứ hai. Nguyễn Hữu Dật Nhìn thấy nguy cơ quân Trịnh có thể chiếm bãi cát rộng ở Nam cửa Nhật Lệ để bọc ra lũy Động Hải, khiến quân Nguyễn bị bao vây. Vậy nên ông liền sai đắp ngay trên bãi cát này lũy Trường Sa để bảo vệ lũy Động Hải. Giúp quân Nguyễn chủ động phòng ngự.
Trịnh Tráng không tiến được, đang tìm kế nội ứng thì bị Nguyễn Hữu Dật cho quân bất ngờ đánh úp, quân Trịnh tan vỡ phải rút về bắc.
Sau khi Đào Duy Từ và chúa Nguyễn Phúc Nguyên mất, Hữu Dật cho trùng tu lũy Dục và lũy Thầy, đồng thời cho xây thêm các chiến lũy khác tăng sức mạnh ngăn cản quân Trịnh, làm nền tảng quan trọng cho việc nam tiến của Đàng Trong.
Năm 1640, con rể của chúa Trịnh Tráng là Nguyễn Khắc Liệt cho quân đánh phá nam Bố Chánh (tức Quảng Bình ngày nay) rồi rút về. Khắc Liệt là kẻ hay thay đổi lòng dạ, trước từng có mật ước muốn hàng chúa Nguyễn, nhưng khi về với chúa Trịnh thì lại quên ngay. Trịnh Tráng biết chuyện này nhưng chưa muốn đánh vì e có biến khiến Khắc Liệt ngày càng đắc chí.
Nguyễn Hữu Dật biết Trịnh Tráng nghi ngờ Khắc Liệt, liền hiến kế để chúa Nguyễn viết mật thư cho Khắc Liệt nhưng cố ý để người của Trịnh Tráng lấy được thư này. Chúa Trịnh Tráng cho người bắt Khắc Liệt nhốt lại đến khi chết đói. Quân Trịnh sau đó vì thời tiết xấu cũng phải rút đi.
Năm 1648 Trịnh Tráng khởi binh đánh chúa Nguyễn. Tướng Nguyễn là Nguyễn Phúc Lộc thấy gió thổi ngược thì quyết định cho quân cố thủ. Tuy vậy Hữu Dật quan sát thiên thời địa lợi, quyết định ra quân đánh một trận lớn, quả nhiên quân Trịnh thua to.
Trong 7 lần giao tranh lớn, thì có 6 lần quân Trịnh tấn công xuống phía nam, lần duy nhất quân Nguyễn chủ động đánh quân Trịnh là lần thứ 5 vào năm 1655. Lần giao chiến này Hữu Dật phát kiến việc đặt đài hỏa hiệu ở cửa biển thông tin cho nhanh, lại lập kế ly gián quân Trịnh giúp quân Nguyễn có nhiều trận thắng lớn.
“Việt sử diễn nghĩa” mô tả công lao của Hữu Dật như sau:
Thái Tôn sai Dật tiến công,
Dật đem tướng sĩ qua sông đánh nhào.
Phá tan Bắc Bố Chính châu,
Tất Toàn cùng khốn tới đầu cửa dinh.
Mỗi khi được chúa Nguyễn ban thưởng, Hữu Dật thường nhường cho cấp dưới, và xét theo hoàn cảnh khó khăn của binh sĩ mà ban thưởng. Vì thế ông được lòng binh sĩ và người dân. Hơn nữa, Hữu Dật còn đối xử với tù binh rất nhân hậu.
Năm 1661, Nguyên Hữu Dật được thăng chức làm Chưởng cơ trấn thủ dinh Bố Chính, lo việc phòng thủ trước các cuộc tấn công của quân Trịnh. Ông thường dùng kế để tránh thiệt hại cho dân, sai dồn hết dân vào trong lũy, nên dân và quân ít bị tổn hại.
Năm 1672, chúa Trịnh Tạc đưa quân tấn công chiến lũy của Hữu Dật hàng thàng trời mà không sao hạ được, đành bất lực rút quân về bắc. Từ đó 2 bên đình chiến, lấy sông Gianh làm biên giới.
Nguyễn Hữu Dật là một vị tướng quân tài giỏi, lập nhiều chiến công lớn, dựa vào chiến lũy Đàng Trong đứng vững trước đại quân chúa Trịnh, từ đó mà cuộc nam tiến của người Việt vào tận điểm cực nam của đất nước ngày nay thành công.
Năm 1681 Nguyễn Hữu Dật mất, thọ 78 tuổi, người dân Quảng Bình tưởng nhớ lập đền thờ ông. Đến khi vua Gia Long lên ngôi, tôn ông làm Thượng đẳng công thần, thờ trong Thái miếu, các đời sau lại cũng liên tục vinh phong.
Trần Hưng
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…