Trong “Lễ Ký” viết: “Quân tử vô cố ngọc bất khứ thân”, nghĩa là người quân tử thường mang ngọc, nếu không có lý do gì thì họ sẽ không cởi ngọc ra. Người quân tử xưa đeo ngọc không phải chỉ để làm vật trang sức mà quan trọng hơn là ngọc còn có tác dụng chính lại tâm con người.
Ngọc có rất nhiều chủng loại, vô cùng đẹp đẽ và được người xưa dùng làm đồ trang sức mang theo bên mình. Ngoài ra, người xưa cho rằng ngọc còn có công hiệu thông linh, cho nên các bậc Đế Vương của các triều đại thường dùng ngọc làm lễ khí để cúng tế Trời. Thời cổ đại, người quân tử luôn mang ngọc bên mình là bởi vì nó còn có diệu dụng nhắc nhở người ta chú trọng tu tâm dưỡng tính.
Từ sau khi vương triều Tây Chu được thành lập, Chu Công chế định ra lễ nhạc, minh chứng rằng sức mạnh giáo hóa của lễ nhạc còn vượt xa nền cai trị hà khắc với những hình phạt tàn khốc. Vì thế một hệ thống quy phạm lễ nghi được hình thành, tỉ mỉ chi tiết đến từng lời nói và hành vi của con người trong cuộc sống thường ngày. Thậm chí từng cử chỉ “giơ tay nhấc chân” đều có lễ nghi quy định sao cho phù hợp với thân phận, địa vị. Nhờ vậy những người tiếp nhận sự giáo hóa của lễ nhạc thì toàn thân đều tỏa ra một loại khí chất, thái độ cao quý. Đặc biệt là người quân tử vốn chú trọng tu dưỡng đạo đức lại càng trở nên cao quý hơn người.
Trong những quy phạm lễ nghi chi tiết ấy, có một đoạn lý giải về công dụng của việc đeo ngọc. Cụ thể, trong “Lễ Ký – Ngọc tảo thiên” viết rằng:
Người quân tử thời cổ nhất định phải đeo ngọc bên người. Đeo ngọc bên sườn trái thì nó sẽ phát ra Cung âm và Vũ âm. Đeo ngọc bên sườn phải thì nó sẽ phát ra Chinh âm và Giốc âm. Khi đeo ngọc mà bước đi nhanh thì tiết tấu sẽ ăn khớp với khúc “Thải Tề”. Khi đeo ngọc mà bước đi chậm thì tiết tấu sẽ ăn khớp với khúc “Tứ hạ”… Khi đưa tay về phía trước hay phía sau thì ngọc cũng đều phát ra thanh âm trong trẻo. Cho nên, người quân tử khi đi trên xe có thể nghe được âm thanh giống như âm thanh của tiếng chuông, khi đi bộ cũng có thể nghe thấy âm thanh của ngọc. Như vậy, họ liên tục nghe được âm thanh chân chính của Ngũ âm. Và nhờ thế, trong đầu họ sẽ không nảy sinh ra những ý niệm, những suy nghĩ không chính đáng, không đúng đắn.
Qua đoạn ghi chép này có thể thấy được rằng cổ nhân rất nghiêm khắc trong việc ước thúc, quản lý nội tâm của chính mình, đặc biệt là người quân tử. Bên cạnh đó còn có thể thấy được tầm hiểu biết và lý giải âm nhạc của người xưa là rất cao siêu.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta rất dễ dàng bị các loại cảm xúc tiêu cực, những suy nghĩ không đúng đắn xen vào trong đầu mà nhiễu loạn nội tâm, thậm chí chi phối đến hành vi của mình. Để xử lý điều ấy, người xưa dùng đức âm nhã nhạc, với những âm thanh chân chính thanh tao để trợ giúp con người thoát khỏi tà niệm. Đồng thời, những âm thanh ấy còn dẫn dắt tâm con người theo hướng thiện lương, lạc quan, tích cực.
Như vậy, việc đeo ngọc của người xưa không đơn giản chỉ là để trang sức mà còn có tác dụng trọng đại trong việc tu tâm dưỡng tính, chính lại tâm của con người.
Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…