20 biểu hiện đặc trưng của trẻ có IQ cao và cách phát triển tiềm năng

Các bậc cha mẹ đều hy vọng con mình là người có chỉ số IQ cao. Nhưng làm sao để biết được con bạn có tài năng ở phương diện nào để có thể khai phá, phát triển tiềm năng cũng như bồi dưỡng những kỹ năng khác biệt của chúng?

Thông qua một loạt các cuộc nghiên cứu, giáo sư tâm lý học Howard Gardner của trường Đại học Harvard đã tổng kết ra được 20 biểu hiện đặc trưng của trẻ có IQ cao:

1. Trẻ biết dùng ngôn ngữ để miêu tả những âm thanh nghe được.

2. Khi đọc truyện cho trẻ nghe, nếu bạn thay đổi nội dung, thay đổi chữ nào thì trẻ sẽ sửa lại.

3. Trẻ thích kể chuyện với người khác và kể rất sống động.

(Ảnh: bigstockphoto.com)

* Phân tích: Nếu con của bạn có những biểu hiện số 1, 2, 3, trẻ có tài năng về ngôn ngữ.

* Phát triển tiềm năng: Cha mẹ cần chú ý dẫn dắt và nâng cao tài năng ngôn ngữ của trẻ. Bạn có thể thêm vào nhiều từ vựng và chi tiết hơn khi đọc truyện cho trẻ, ví dụ như miêu tả cảnh hay tâm lý của các nhân vật, các loài động vật v.v… Hãy kể những câu chuyện có cái kết mở để cả nhà cùng chơi trò “tiếp nối câu chuyện”.

Cho trẻ đến những nơi đặc biệt để quan sát, sau đó miêu tả chi tiết về nó, ví dụ như có thể thiết kế những cảnh như “ao nước nhỏ sau cơn mưa”, “khu vui chơi ngày chủ nhật” …

Khi trẻ nói với bạn mong muốn của mình, bạn phải cẩn thận lắng nghe và hỏi lại, cổ vũ trẻ miêu tả “giấc mơ đẹp” của mình một cách hợp lý hơn.

Ngoài ra bạn còn cần phải cổ vũ trẻ dùng ngôn ngữ để miêu tả những sự thay đổi trong tâm trạng của trẻ, ví dụ như niềm vui, nỗi buồn… mà trẻ gặp phải.

4. Trẻ thích đặt những câu hỏi kỳ lạ, ví dụ như vì sao con người không biết bay, sao con cá lại sống dưới nước, sao bông hoa lại có màu đỏ v.v…

5. Trẻ thích phân loại đồ chơi theo kích thước hoặc màu sắc.

(Ảnh: shutterstock.com)

* Phân tích: Nếu con bạn có biểu hiện thứ 4 và 5, điều này cho thấy trẻ có tài năng về mặt logic – toán học.

* Phát triển tiềm năng: Hãy cổ vũ và phát triển tài năng về logic số học của trẻ, có thể chơi trò “giờ trên đồng hồ” sau khi trẻ làm quen với giờ giấc để trẻ nói đúng giờ trên đồng hồ. Bạn cũng có thể đặt đồ dùng trong nhà vào chung với nhau để trẻ chơi trò “phân loại sắp xếp”. Vừa đi lên cầu thang vừa bảo trẻ đếm, sau đó hỏi những câu đại loại như: “Con leo xuống từ tầng 7 thì tổng cộng có bao nhiêu bậc thang?”, “Từ tầng 2 đến tầng 5 có bao nhiêu bậc thang?”… và quan sát khả năng ghi nhớ và tính toán nhanh của trẻ. Bạn còn có thể dùng lá bài để tính điểm, cả nhà cùng tham gia chơi.

>> 10 phương pháp giúp tăng cường IQ của trẻ

6. Trẻ thích hát theo nhạc cụ và nhịp đàn.

7. Trẻ thích nghe âm thanh phát ra từ các loại nhạc cụ và có thể đoán chính xác được là loại nhạc cụ gì dựa vào âm thanh nghe được.

8. Trẻ có thể nhớ chính xác thơ ca và những bài hát thường phát trên TV…

(Ảnh qua massviolins.org)

* Phân tích: Nếu con bạn có những biểu hiện số 6, 7, 8, điều này cho thấy trẻ có tài năng khá tốt về âm nhạc.

* Phát triển tiềm năng: Độ tuổi mầm non là thời kỳ phát triển khả năng âm nhạc tốt nhất của trẻ, vì vậy người lớn nên dạy trẻ nắm bắt những kỹ năng và kiến thức cơ bản có liên quan đến âm nhạc như nốt nhạc, khuông nhạc, cách đoán ca khúc hoặc nhịp gõ, giai điệu; những kỹ năng đơn giản để phân biệt các kiểu hát thông thường, Bel canto, dân tộc… cùng cách diễn tấu cơ bản, kỹ năng, tư thế chính xác khi chơi các loại nhạc cụ thường gặp như organ, accordion, violin, đàn nhị v.v…

Khi trẻ còn nhỏ, chỉ cần nắm được các kiến thức nhập môn là được, cố gắng tránh yêu cầu và kiến thức quá khó, quá cao đối với trẻ.

>> 8 trò chơi giúp trẻ thông minh và mạnh mẽ có thể bạn chưa biết

9. Trẻ biết phân biệt phương hướng, ít khi lạc đường.

10. Trẻ nhớ rõ những địa danh, ký hiệu trên đường và hay nhắc đến những lúc đi qua nơi đó.

11. Trẻ thích vẽ, phác thảo các vật thể như thật.

(Ảnh: shutterstock.com)

* Phân tích: Nếu con bạn có biểu hiện 9, 10, 11 có nghĩa là trẻ có khả năng tưởng tượng không gian phong phú.

* Phát triển tiềm năng: Dùng mọi cơ hội để trẻ nhận biết bản đồ, ví dụ như bản đồ chỉ đường ở trạm xe buýt. Để trẻ đoán xem hình vẽ của các bé khác có mối liên hệ xa gần, lớn nhỏ, phối hợp tỷ lệ hay không.

Khi đến sêu thị hoặc trung tâm thương mại, bạn có thể bảo trẻ tự mình đi đến chỗ thu ngân nào đó để gặp lại cha mẹ. Ban đầu, bạn có thể chọn siêu thị hình chữ nhật để giảm bớt độ khó của việc tìm thấy quầy thu ngân, dần dần có thể chọn siêu thị hình chữ L hoặc chữ U để tăng độ khó. Trước khi chơi trò chơi này, bạn nhất định phải nói với trẻ, lỡ mà “tìm người thất bại” thì phải làm thế nào để “cầu cứu” nhân viên cửa hàng, làm sao để miêu tả tên, đặc trưng của người lớn, viết số điện thoại lên tay v.v…

Bạn còn có thể chơi “trò chơi mê cung” trên giấy với trẻ, yêu cầu bé ra khỏi mê cung trong thời gian quy định.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi đường đi khi đến công viên để kiểm tra trẻ xem “liệu có phải là chúng ta đang đi đến một công viên mới hay không”.

>> 6 mặt trái bất ngờ của việc quá thông minh

12. Trẻ biết liên hệ hành vi và tình cảm, ví dụ như nói “Con vui nên mới làm như vậy”.

13. Trẻ biết phán đoán xem nên và không nên làm những gì.

* Phân tích: Nếu trẻ có biểu hiện 12 và 13 thì có nghĩa là trẻ có khả năng tự nhận thức khá tốt.

* Phát triển tiềm năng: Nói lý lẽ nhiều hơn, phân tích nhiều hơn để xây dựng quan điểm đúng đắn cho trẻ. Sau khi đã có được khả năng phân biệt đúng sai, trẻ sẽ dần dần hình thành quan điểm của chính mình, không còn mơ hồ tin tưởng và đi theo người khác nữa.

Phải dùng tình yêu và lý trí để dạy trẻ, khi trẻ làm điều sai, bạn đừng vội vàng phê bình mà phải dẫn dắt trẻ tư duy tích cực, có thể hỏi con “Sao con lại làm như vậy?”, “Con sai ở đâu?”. Bạn phải khoan dung và nhẫn nhịn với thất bại của con để con tự học được bài học từ sai lầm, bạn có thể hỏi “Lần sau con sẽ làm gì nếu như gặp chuyện giống này?” để làm tăng khả năng tự nhận thức của trẻ.

>> Đứa trẻ thông minh 5 tuổi thuyết phục được bà chủ cho thuê nhà

14. Biết phân biệt sự khác biệt dù nhỏ nhất giữa các vật thể.

15. Thích dùa nghịch với cây cỏ, những con thú nhỏ, nhưng lại không hứng thú lắm với đồ chơi.

(Ảnh: Shutterstock)

* Phân tích: Nếu có các biểu hiện 14 và 15, con bạn có thế mạnh rõ ràng về khả năng khoa học tự nhiên.

* Phát triển tiềm năng: Cố gắng bồi dưỡng năng lực tự nhiên của trẻ, cho con tiếp xúc nhiều với thiên nhiên. Ví dụ như: ngắm chim chóc, giới thiệu cho trẻ cách phân biệt đặc trưng của những loài chim khác nhau, nhận biết tập tính của chúng; cho trẻ cẩn thận quan sát cách sống của loài kiến và tìm những tài liệu có liên quan như hình ảnh, bài viết v.v… và in những kiến thức có liên quan thành sách trong lúc quan sát, thậm chí bạn có thể tìm ra được những thứ khó mà học được trong sách.

Trồng hoa cỏ, chơi với động vật đều là những cách tốt để trẻ gần gũi với thiên nhiên. Nếu không có điều kiện, bạn có thể trồng một số những loại cây đơn giản ở ban công, ví dụ như trồng giá đỗ, hoa cúc… Bạn có thể cho trẻ nuôi thú cưng, giúp trẻ học được cách tự mình chăm sóc động thực vật, từ đó để trẻ biết được rằng sinh mệnh rất quý giá. Ngoài ra, xem những quyển sách và hình ảnh có liên quan đến thiên nhiên, cả nhà cùng nhau thảo luận… đều rất có ích cho sự phát triển trí lực của trẻ.

16. Thích tự mình làm, chỉ cần học một lần là biết ngay.

17. Đặc biệt thích mô phỏng động tác và lời thoại của nhân vật trong phim.

* Phân tích: Nếu trẻ có các biểu hiện số 16 và 17, trẻ có năng lực vận động khá cao.

* Phát triển tiềm năng: Đối với những trẻ như vậy, nếu bạn cho trẻ không gian hoặc sân khấu thích hợp thì trẻ không chỉ có thể rèn luyện kỹ năng vận động cơ thể, vận động một cách khéo léo và còn có thể phát triển khả năng tưởng tượng cũng như sáng tạo của trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia những khóa học và hoạt động có liên quan như huấn luyện cảm xúc, khóa học đặc biệt, môn thể dục, vũ đạo, biểu diễn kịch v.v…

18.  Trẻ biết quan sát tâm trạng, hiểu được nỗi buồn và niềm vui của cha mẹ.

19. Trẻ tính tình rộng rãi, động tác nho nhã, hiểu lễ nghĩa.

20. Trẻ hay hói những câu như “người này giống ai đó” khi nhìn thấy những người ngoài đường.

* Phân tích: Nếu trẻ có biểu hiện 18, 19, 20 nghĩa là trẻ có năng lực khá tốt về mặt giao tiếp xã hội.

* Phát triển tiềm năng: Giới thiệu con với khách và dựa vào đặc điểm của họ để sắp xếp một số những “người bạn lớn tuổi thú vị” để trò chuyện với trẻ nhằm phát triển tài năng “hiểu tâm lý” của trẻ.

Cho trẻ tiếp xúc nhiều với người lạ, không ngừng sửa những nhận thức sai và những điều thiếu sót của trẻ khi tiếp xúc với người lạ, cổ vũ và dẫn dắt trẻ một cách đúng đắn.

Khi cha mẹ cảm nhận được việc trẻ quan tâm đến cảm xúc của mình thì cần nhanh chóng nói cảm ơn con, sau khi trẻ được cổ vũ thì sẽ trở thành một người biết “hiểu người khác, nghĩ cho người khác”.

Thật ra, mỗi đứa trẻ chỉ cần được kịp thời nhận ra và chú ý đến khả năng thiên phú của các bé thì cha mẹ đều có thể dẫn dắt trẻ phát triển tiềm năng một cách tốt nhất, giúp con thành công trong tương lai.

Thanh Trúc

Xem thêm:

Thanh Trúc

Published by
Thanh Trúc

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

35 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

54 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

60 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago