8 trò chơi giúp trẻ thông minh và mạnh mẽ có thể bạn chưa biết
- Hoàng Vũ
- •
Chúng ta đều biết rằng tính cách của một đứa trẻ sẽ được định hình trong thời thơ ấu. Vì vậy, để chúng có thể lớn lên trở thành một người tốt bụng và mạnh mẽ, dạy bảo ngay từ tấm bé là điều vô cùng quan trọng.
Nuôi dạy trẻ thông minh, nên người là vô cùng quan trọng.
Sau đây là 8 trò chơi giáo dục vô cùng thú vị. Thông qua chúng, những phẩm chất tuyệt vời của trẻ em sẽ được định hình và phát triển.
1. “Tôi không đồng ý với bạn”
Trong trò chơi này, hãy đặt những câu hỏi về sở thích cá nhân của trẻ. Sẽ tốt hơn nếu con bạn không chơi cùng bạn mà là chơi với những đứa trẻ khác. Chúng nên chơi theo cặp. Ví dụ, một số trong chúng đặt câu hỏi: “Gần đây, cậu đọc sách gì vậy?”, con bạn có thể trả lời: “Vịt con xấu xí”. Và đứa trẻ kia nói, “Nó dở lắm”. Nhiệm vụ của con bạn là cố gắng bảo vệ quan điểm rằng cuốn sách rất hay và đáng đọc.
Các câu hỏi này có thể rất đa dạng. Thông qua trò chơi này, trẻ em sẽ học cách bảo vệ quan điểm của chúng và xây dựng lòng tự tin.
2. Mỗi người mỗi con đường
Trò chơi này cũng dành cho một nhóm trẻ em. Trước khi trò chơi bắt đầu, mỗi người tham gia phải đưa ra một nhiệm vụ nhất định cho nhóm trưởng: hát một bài nào đó, đi đâu đó, gọi cho ai đó… không có giới hạn nào cả. Khi tất cả bọn trẻ đã nói xong yêu cầu, quy tắc trò chơi sẽ được giải thích. Đó là, chúng nên làm những gì chúng nói với nhóm trưởng. Những đứa trẻ cố gắng chơi khó nhóm trưởng sẽ rơi vào cái bẫy của chính mình. Điều này sẽ dạy chúng đối xử với người lãnh đạo một cách nghiêm túc và có trách nhiệm.
3. Tạo nên một câu chuyện
Trò chơi này giúp trí tưởng tượng phát triển hoàn hảo. Đứa trẻ sẽ được đưa cho một danh sách các từ không liên quan đến nhau. Yêu cầu của trò chơi là hãy tạo ra một câu chuyện liên kết các từ này lại. Ví dụ: rừng, bánh, trà, xe, sóng, mặt trăng, ghen tị, lông thú, trần nhà, tuyết.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trí tưởng tượng của con trẻ thú vị như thế nào!
4. Thổi bóng bay
Bóng bay là một trò chơi tuyệt vời giúp trẻ hít thở đúng cách và thư giãn. Nó cũng giúp bạn hiểu rõ con trẻ hơn. Đưa cho con của bạn một quả bong bóng bay tươi sáng, bảo chúng thổi nó lên, sau đó thả lỏng để không khí từ từ quay trở lại miệng chúng, vẫn giữ quả bóng bay (như thể giờ đây quả bóng đang thổi phổi của chúng phồng lên). Sau đó, hãy thở ra từ từ, như thể quả bóng đang lặng lẽ xì hơi.
Qua trò chơi này, bạn có thể hỏi trẻ mô tả cảm giác của chúng, khi chúng không thể chịu đựng được một thứ gì đó, khi chúng muốn vỡ tung giống như một quả bóng bị thổi phồng. Bằng cách này, bạn cho đứa trẻ thấy cách bình tĩnh trong những khoảnh khắc khó khăn và tìm giải pháp cho những vấn đề rắc rối. Bạn cũng có thể biết răng đứa trẻ đang quan tâm tới điều gì và giúp chúng vượt qua khó khăn đó. Và tất nhiên, đây còn là một trò chơi tốt cho phổi.
>>Trẻ em Việt đã từng có một văn hóa giao thông như thế
5. Thổi tắt nến
Trò chơi này cũng nhằm mục đích dạy thở sâu. Hít vào bằng mũi, căng bụng và từ từ thổi hơi ra bằng miệng để thổi tắt một ngọn nến. Khi đứa trẻ hiểu tất cả các hướng dẫn này, hãy bảo chúng ngồi xuống cách ngọn nến đang được đặt trên bàn 2 mét.
Đứa trẻ không thể đứng lên, tiếp cận hay thậm chí nghiêng về phía ngọn nến. Chúng phải cố gắng thổi tắt ngọn nến cách đó 2m. Trò chơi không kết thúc chừng nào ngọn nến chưa được thổi tắt.
6. Khen ngợi
Đây là một trò chơi nhóm khác. Sắp xếp những đứa trẻ ngồi thành vòng tròn và bảo chúng thử khen người bạn bên cạnh trong khi nhìn vào mắt họ. Người bạn bên cạnh phải cảm hơn và khen người bạn ngồi bên cạnh tiếp theo, cứ như vậy.
Một số đứa trẻ sẽ thấy khá khó khăn trong việc khen ngợi người khác, có thể chúng cần giúp đỡ bằng câu hỏi dẫn dắt hay bằng một ví dụ khi bạn khen ai đó. Chúng có thể học hỏi được rất nhiều vì khen ngợi là cả một nghệ thuật.
7. Đoán xem chuyện gì đã xảy ra
Tìm một bức tranh hay hình chụp về một số tình huống trong cuộc sống, chẳng hạn như trao giấy chứng nhận khen thưởng cho một cá nhân. Hãy hỏi con bạn về điều gì xảy ra trước đó, và theo chúng, những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Trò chơi này giúp phát triển logic và trí tưởng tượng. Câu chuyện càng chi tiết thì càng tốt. Bạn có thể đưa ra những câu hỏi dẫn dắt để giúp đỡ.
8. Cùng nhau tạo ra một câu chuyện
Trò chơi này dành cho một nhóm trẻ em. Mỗi người ngồi trong một vòng tròn, và bạn sẽ là người hướng dẫn. Bạn có thể bắt đầu câu chuyện như thế này: “Ngày xửa ngày xưa…”. Đứa trẻ kế bên bạn sẽ tiếp tục câu chuyện và cứ thế, mỗi đứa trẻ sẽ thêm vào câu chuyện một câu. Khi đến lượt mình, bạn có thể lái cốt truyện theo một hướng hợp lý hơn. Trẻ em rất thích trò chơi này, quan trọng nhất, nó giúp trí tưởng tượng của chúng hoạt động hiệu quả.
Theo Bright Side
Hoàng Vũ
Xem thêm:
Từ khóa Dạy con Sáng tạo thông minh